【tỷ số bóng đá đang diễn ra】Doanh nghiệp làm gì để trở thành “đầu tàu”?
Cầu nối giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp | |
Doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp sáng tạo | |
Doanh nghiệp tiết kiệm 3 triệu USD/năm khi triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái | |
Hải quan bắt tay doanh nghiệp cảng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp |
Cần khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Ảnh: Bùi Nụ. |
Khả năng thích ứng còn hạn chế
Đánh giá về tình hình phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cho biết, theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2019, cả nước có gần 54.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 669,7 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% về số doanh nghiệp và tăng 29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể cũng lên tới 44.825 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp ngừng hoạt động gần bằng số doanh nghiệp thành lập mới.
Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa dù đã có hiệu lực nhưng nhiều ưu đãi chưa đi vào thực tiễn. 5 năm gần đây, nói tới doanh nghiệp Việt Nam, đều đề cập đến việc chúng ta có một lực lượng đông đảo doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể nhưng "sức khỏe" yếu, dẫn tới thị trường bị chi phối bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đặc biệt, chúng ta vẫn chưa tìm ra giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó, rào cản thì vẫn còn rất nhiều.
Theo PGS.TS Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp quy. Nếu có các quy định thực sự chất lượng, hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí và tham gia thị trường một cách công bằng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc cắt giảm 6.776/9.956 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành và 3.346/6.191 điều kiện kinh doanh đã cho thấy một môi trường kinh doanh đã được cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp trong nước còn có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu còn hạn chế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khu vực doanh nghiệp này cũng đang gặp khó khăn khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế số do những phiền toái, trở ngại về truy cập internet. Một trong những rào cản lớn là sự thiếu am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, việc giải quyết các vấn đề tấn công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn chế…
“Những điều này là vấn đề lớn cản trở công cuộc đổi mới và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số là hai vấn đề cần được ưu tiên để giúp doanh nghiệp tự chủ và vươn lên trong hội nhập. Nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Khi đã có phương pháp chủ động tiếp cận nền kinh tế số, các doanh nghiệp với nhiều tiềm lực và lợi thế sẽ trở thành "đầu tàu" dẫn dắt công cuộc số hóa trong nền kinh tế quốc gia”, PGS.TS Hồ Sỹ Hùng phân tích.
Cải cách hành chính để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân
Để đẩy mạnh đổi mới và phát triển doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, chủ trương và hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, hoạt động cải cách chính sách để thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước cần phải xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn. Bên cạnh việc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cần điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng. Cùng với đó là đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, vốn, công nghệ… cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo đột phá trong thúc đẩy hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp. Ban hành Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, trong đó khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên. Thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng; tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp công nghệ, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.
Đồng thời, cần tập trung vào việc áp dụng thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị cho doanh nghiệp nhà nước; tăng cường cổ phần hoá và thoái vốn. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, tập trung đầu tư công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, cần khai thác hiệu quả hơn mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước để góp phần giúp khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Bùi Nguyên Anh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xuất nhập khẩu Á Châu cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp trong nước còn có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu còn hạn chế, do vậy, nền kinh tế số đang tạo ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp. Đầu tiên là thách thức về thị trường do nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn và thách thức như hành lang pháp lý cho doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp vẫn còn khá rườm rà và chưa thực sự có sự hỗ trợ, đồng thời việc các doanh nghiệp chưa nhạy bén, chưa hòa mình vào xu thế kinh doanh mới của thời đại cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay và cũng là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp Việt thua ngay trên sân nhà.
(责任编辑:La liga)
- ·Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết
- ·Phát động chiến dịch ‘Phụ khoa đúng cách
- ·Nam thanh niên 29 tuổi mắc bệnh thủy đậu nguy kịch
- ·“Diện mạo” mới nhất của 12 đại dự án “đắp chiếu” của ngành Công Thương
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Áp lực thi cử nam sinh lớp 9 phải cấp cứu bụng đau cứng như gỗ
- ·Người đàn ông đi cấp cứu với thanh xà beng gần 1m đâm xuyên cổ
- ·Kinh tế Việt Nam cần đường đi riêng, khai thác động lực tăng trưởng mới
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Ung thư gan nguy hiểm, mỗi năm có hơn 26.000 người Việt mắc phải
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Căn bệnh khiến trái tim gánh 4 bất thường, phẫu thuật xong vẫn sợ biến chứng
- ·Giá xăng giảm nhẹ, RON95
- ·Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Trượt cát khi đi xe máy với bố mẹ, bé 2,5 tháng tuổi ngã lún sọ
- ·Bộ Công Thương kiến nghị loạt giải pháp gỡ khó xuất khẩu nông sản
- ·Một phụ nữ 50 tuổi gặp tai biến khi hút mỡ bụng
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Kiến nghị Thủ tướng gỡ khó tiêu thụ tro, xỉ của nhà máy nhiệt điện