【giải ngoại hạng thái】Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh
Phó thủ tướng Lê Minh Khái (Ảnh: Nhật Bắc) |
Trình bày dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ,ínhphủđềranhiệmvụgiảipháptiếptụccảithiệnmôitrườgiải ngoại hạng thái giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 tại Hội nghị triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022 sáng 5/1, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệpmới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động do các yếu tố chủ quan; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2025 đối với 8 bộ chỉ số, trong đó có 5 bộ chỉ số tiếp nối các Nghị quyết các năm trước (Năng lực cạnh tranh 4.0, Đổi mới sáng tạo, Chính phủ điện tử, Hiệu quả logistics, Năng lực cạnh tranh du lịch), 3 bộ chỉ số mới là: Phát triển bền vững, Quyền tài sản, An toàn an ninh mạng; đồng thời xác định một số mục tiêu cụ thể cho năm 2022, gắn với các chỉ số thành phần của Năng lực cạnh tranh 4.0, Đổi mới sáng tạo, Quyền tài sản và Phát triển bền vững.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu nâng cao vị trí của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Ảnh: Nhật Bắc) |
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất, tăng cường trách nhiệm của các Bộ đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các Bộ chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần, trong đó nêu rõ trách nhiệm cập nhật, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; hợp tác và kết nối với các tổ chức quốc tế để cung cấp thông tin phục vụ đánh giá, xếp hạng và thu hút nguồn lực cho mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh; điều chỉnh chỉ tiêu thống kê công bố để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế….
Thứ hai, giao các Bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện các yếu tố môi trường kinh doanh theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp.
Thứ ba, cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiệnvà cải cách điều kiện kinh doanh; dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác biệt của các quy định pháp luật; tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đẩy mạnh cải cách về đăng ký tài sản và đổi mới quản lý hành chính đất đai.
Thứ tư, tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; nhấn mạnh các giải pháp tăng mức độ sẵn sàng thích ứng với nền sản xuất mới trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung rà soát và nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh hơn nữa tiến độ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ năm, tăng cường cải cách, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, sơ kết mô hình trung tâm phục vụ, hành chính công các cấp để có giải pháp phát triển phù hợp trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quả phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, người dân.
Thứ sáu, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm tạo chuyển biến thực chất, vững chắc đối với các chỉ tiêu có tính chất nền tảng như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo đa chiều, thu hẹp khoảng cách số, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa,... Khuyến khích doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh hướng tới phát triển bền vững. Tăng cường thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ số giúp người dân làm giàu, kinh doanh bền vững, thu hẹp khoảng cách vùng miền.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, nhất là giai đoạn hiện nay; trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết này và các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đồng thời công khai các kết quả kiểm tra, giám sát.
"Trước ngày 10/6 và ngày 10/12/2022, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 6 tháng và 1 năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và cuối năm", Phó thủ tướng yêu cầu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Giá vàng hôm nay 12/1: Trong nước vượt xa mốc 75 triệu đồng/lượng
- ·Giá vàng hôm nay (16/12): Vàng trong nước tiếp tục tăng, thế giới quay đầu giảm mạnh
- ·Thu giữ hơn 1.000 đôi giày không rõ xuất xứ
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Ra mắt truyện tranh giáo dục tài chính “Khéo khôn với tiền”
- ·Hải quan Kiên Giang bắt giữ hàng lậu trị giá gần 1,7 tỷ đồng trong đợt cao điểm
- ·Agribank tặng quà, chúc tết quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Ghép tế bào gốc cho bệnh nhi ung thư thứ 10
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·MB khai trương Chi nhánh Ninh Thuận
- ·MB thông báo thay đổi tên gọi Phòng giao dịch Phùng Hưng trực thuộc Chi nhánh Thanh Xuân
- ·Hơn 2 triệu liều vaccine Moderna phòng COVID
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Ngân hàng cần cân nhắc đối tượng được kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ
- ·Nga bác bỏ đề xuất quan trọng của Mỹ
- ·Hương Thủy: Sẵn sàng vận hành chốt kiểm soát y tế liên ngành
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·BIDV giữ vững vị trí Ngân hàng SME và Ngân hàng Doanh nghiệp tốt nhất Đông Nam Á
- Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang: Đặt mục tiêu vượt dự toán thu ngân sách
- Việt Nam thuộc top 5 nước đạt ngưỡng giảm phát thải carbon
- Gỡ khó về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ thuế
- Quyền lực Á hậu Dương Trương Thiên Lý, bà chủ DN từ bất động sản đến giáo dục
- Cục Hải quan TP Cần Thơ dẫn đầu chỉ số DDCI TP Cần Thơ năm 2023
- Công đoàn Bộ Tài chính tổ chức giải thể thao năm 2015
- Đảng bộ Hải quan Lạng Sơn khánh thành công trình “Dân vận khéo” đầu tiên của năm 2024
- Ngành Hải quan với 10 giải pháp chống thất thu ngân sách ngay từ đầu năm
- Ngành Hải quan quyết liệt thực hiện 5 nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024
- Những khoảnh khắc đáng nhớ tại Lễ trao giải hai cuộc thi báo chí của ngành Tài chính