【soi kèo uc】Quy tắc xuất xứ: Rào cản lớn nhất của xuất khẩu dệt may vào EU
Nhận định về tình hình XK hàng dệt may vào thị trường EU trong thời gian qua,ắcxuấtxứRàocảnlớnnhấtcủaxuấtkhẩudệtmayvàsoi kèo uc bà Đặng Phương Dung, Phó trưởng Ban cố vấn Vitas, Chuyên gia dự án EU-MUTRAP cho biết, mặc dù EU là thị trường nhập khẩu (NK) hàng dệt may lớn nhất thế giới nhưng lại là thị trường XK lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam (sau Mỹ). Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch XK hàng dệt may vào EU cũng như tỉ trọng hàng dệt may NK vào EU cũng còn rất nhỏ, điều này thể hiện năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn có vấn đề. Việc đàm phán và ký kết EVFTA là nhằm tạo thêm điều kiện giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh vào thị trường này.
Theo bà Đặng Phương Dung, việc XK hàng dệt may vào EU trong thời gian qua còn khó khăn do thị trường EU là thị trường khó tính, số lượng đơn hàng nhỏ, không lớn như Mỹ. Bên cạnh đó, các nhà NK có xu hướng mua sản phẩm trọn gói thay vì đặt gia công nên phần lớn các DN còn chưa có sức cạnh tranh như Việt Nam còn khó tiếp cận.
EVFTA sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho DN mở rộng thị trường nhờ các chính sách ưu đãi về thuế, tuy nhiên theo bà Đặng Phương Dung, quy tắc xuất xứ đang là trở ngại lớn nhất cho hàng dệt may vào thị trường này khi có EVFTA có hiệu lực vì Việt Nam đang phải NK vải chủ yếu từ Trung Quốc. Thời gian qua Việt Nam đã kí kết nhiều FTA với ASEAN, Hàn Quốc, Nhận Bản với quy tắc xuất xứ từ vải trở đi, tuy nhiên khả năng sử dụng quy tắc xuất xứ của Việt Nam còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, EVFTA cho áp dụng quy định cộng gộp xuất xứ, cho phép các nhà XK của Việt Nam được sử dụng vải từ một nước thứ 3 có kí kết FTA với Việt Nam và EU (điển hình là Hàn Quốc) đang là một lối mở cho Việt Nam vì trong tương lai, việc các nước ASEAN gia tăng kí FTA với EU sẽ mở rộng nguồn nguyên liệu được hưởng ưu đãi thuế cho Việt Nam.
Bà Vũ Thị Phương, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong hai tháng đầu năm kim ngạch XK dệt may sang thị trường EU đạt 480 triệu USD, tăng gần 7% so với cùng kì năm 2016, đây được coi là một tín hiệu tích cực cho hoạt động XK hàng dệt may vào thị trường này. Mặc dù tỉ trọng XK hàng dệt may sang EU còn thấp (tính đến năm 2015 mới chỉ chiếm 1,9% tổng kim ngạch NK hàng dệt may của EU) do hàng dệt may vào EU còn phải chịu thuế suất cao từ 8-12%, nhưng với EVFTA, EU là thị trường tiềm năng của ngành dệt may XK. Vì khi hiệp định này có hiệu lực nhiều mặt hàng sẽ được giảm thuế về 0% và sau 7 năm tất cả các mặt hàng XK vào EU sẽ được giảm thuế về 0%.
Theo ông Stefan Moser, chuyên gia Dự án EU-MUTRAP, để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ theo EVFTA, các sản phẩm XK từ EU phải đáp ứng yêu cầu vải sản xuất tại Việt Nam hoặc từ EU, hoặc từ một nước thứ 3 có đã có FTA với Việt Nam và EU. Tuy nhiên, tỉ lệ tận dụng quy tắc xuất xứ cộng gộp song phương (NK vải từ EU về sản xuất rồi XK thành phẩm sang EU) rất ít vì vải của EU rất đắt và chi phí vận chuyển cao.
Cũng theo ông Stefan Moser các hoạt động chế biến không đủ như bảo quản sản phẩm, tháo và lắp ráp các gói hàng, đánh bóng...) không đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ nên nếu DN vẫn khai báo và xuất đi EU có thể bị phát hiện trong hậu kiểm của cơ quan chức năng châu Âu và sẽ bị truy thu và phạt.
Theo các chuyên gia, cơ hội từ EVFTA là rất lớn nhưng để tận dụng được các DN phải đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Trong khi đó theo bà Vũ Thị Phương, thực tế tận dụng ưu đãi từ các FTA đã kí kết còn khá thấp. Hiện nay mới chỉ có 35% hàng XK của Việt Nam tận dụng được các cơ hội từ các FTA, 65% còn lại vẫn phải chiụ thuế suất cao. Nhằm hỗ trợ các DN, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tích cực tuyên truyền cung cấp thông tin về thị trường để các DN chuẩn bị. “Các quy định của FTA ngày càng ngặt nghèo và DN phải chuẩn bị kĩ càng mới có thể tận dụng được các cơ hội từ hội nhập”, bà Phương nhấn mạnh.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá heo hơi hôm nay 25/11: Dịch bệnh gia tăng, giá heo đi xuống
- ·Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm cựu chiến binh Việt Nam
- ·Hàng miễn thuế được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm
- ·Bí ẩn phía sau App Apec Finance huy động vốn vượt gấp đôi trần lãi suất ngân hàng
- ·Miễn phí ký dịch vụ công cho khách hàng đăng ký lần đầu chữ ký số MySign
- ·Kết đắng cho hai kẻ kinh doanh “cái chết trắng”
- ·Nâng cao nghiệp vụ về thủ tục hải quan đối với xăng dầu XK, NK, quá cảnh
- ·Kể chuyện Mỹ Thủy anh hùng
- ·Giữ 'hồn cốt' những công trình kiến trúc có giá trị trong phát triển đô thị
- ·Người y tá hết lòng vì đồng đội
- ·Thu hồi 3.313 sản phẩm và đình chỉ lưu hành 519 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm chất lượng
- ·Man City tuyên bố nóng trước nguy cơ bị loại khỏi Premier League
- ·Cơn điên tăng giá cổ phiếu trên UpCOM: Lòng tham đang lên đỉnh điểm?
- ·Nhận định Thanh Hóa
- ·Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA
- ·Phát huy giá trị truyền thống để sản phẩm làng nghề đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng
- ·Lập hội đồng thẩm định quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng
- ·Trái phiếu chính phủ: Kỳ hạn kéo dài, lãi suất thấp nhất lịch sử
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·Tham vấn DN phía Nam về dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK