【ket qua bong da a】Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm
Kết quả phỏng vấn gần 13.000 giáo viên có 25,ứgiáoviênthìngườidạythêket qua bong da a4% dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường, số giờ dạy thêm nhiều nhất là bậc THPT mức 14,91 giờ/tuần.
Viện Phát triển chính sách - Đại học Quốc gia TPH.CM vừa công bố nghiên cứu về đời sống giáo viên tại tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh và Hậu Giang. Để thực hiện nghiên cứu này, Viện đã phỏng vấn gần 13.000 giáo viên, nhà quản lý giáo dục trong các tháng 9 và 10 vừa qua.
Lương giáo viên chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu cuộc sống
Kết quả phỏng vấn cho thấy kể từ khi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng (áp dụng từ ngày 1/7/2024), thu nhập của giáo viên được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 51,87% nhu cầu chi tiêu hàng tháng của gia đình đối với nhóm không có làm thêm các nghề phụ. Đối với nhóm giáo viên có làm thêm nghề phụ, thu nhập đáp ứng khoảng 62,55%. Riêng giáo viên có thâm niên dưới 10 năm đánh giá thu nhập của nghề giáo chỉ đáp ứng trung bình 45,7% nhu cầu chi tiêu hàng tháng.
Đánh giá mức độ áp lực tài chính (thu nhập từ nghề giáo không trang trải đủ cuộc sống) của giáo viên có mức điểm bình quân khá cao là 3,61/5 (điểm 5 là rất áp lực). Trong đó, 44% giáo viên cho biết họ đang chịu áp lực đến rất áp lực. Chỉ có 19% giáo viên cho rằng họ đang thoải mái và rất thoải mái, không bị áp lực tài chính.
Ngoài ra, giáo viên còn gặp áp lực bởi các hoạt động chuyên môn như chuẩn bị bài giảng, họp bộ môn, các công việc hành chính, xã hội khác; áp lực liên quan các quy định về chuẩn mực nhà giáo, thái độ với học sinh…
Tuy nhiên hiện nay, giáo viên bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh, với 70,21% cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực. Đồng thời, 40,63% giáo viên cho biết từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.
Kết quả khảo sát cũng thấy 71,83% giáo viên bị quá tải trong công việc, tỷ lệ này ở giáo viên mầm non là 87,65%. Gần 70% giáo viên mầm non không có thời gian hoạt động thể dục thể thao, giải trí và 46% giáo viên ở các cấp khác dành dưới 10% thời gian trong ngày cho hoạt động này. Giáo viên chỉ có 15,81% quỹ thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình...
Cứ 10 người thì 3 người dạy thêm
Cũng theo khảo sát, 25,4% giáo viên cho biết đã dạy thêm trong trường và 8,2% có dạy thêm ngoài trường. Việc dạy thêm chủ yếu tập trung vào các môn học như Toán, Văn, Anh Văn, Lý, Hóa. Theo đó, giáo viên dạy thêm ở cấp tiểu học là 8,6 giờ/tuần, cấp trung học cơ sở là 13,75 giờ/tuần và cấp phổ thông trung học là 14,91 giờ/tuần.
Các loại hình dạy thêm của giáo viên cũng rất đa dạng, từ dạy thêm tại trường, tại nhà, trung tâm, online và trên các kho dữ liệu học tập mở. Dạy thêm tại trung tâm thường là nhóm giáo viên phụ trách môn ngoại ngữ.
Mặc dù việc dạy thêm tại nhà đang bị cấm nhưng các giáo viên vẫn tham gia bằng hình thức trực tiếp hoặc online. Kết quả khảo sát cho thấy 63,57% giáo viên bày tỏ nguyện vọng được hợp pháp hóa việc dạy thêm, bao gồm cả dạy thêm ở nhà và dạy thêm online, để tăng thu nhập từ chính năng lực của mình.
Dù thu nhập vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như gặp nhiều áp lực trong công việc, nhưng có tới 94,23% cho biết họ tiếp tục theo đuổi nghề giáo vì lòng yêu nghề, yêu trò. Gần 50% cho rằng họ gắn bó với nghề vì mức thu nhập hợp lý và vì các chính sách đãi ngộ tốt.
Chính sách quan trọng nhất được 89,18% giáo viên mong muốn là ưu đãi về tài chính, kế tiếp là việc giảm tuổi nghỉ hưu (83,91%), tăng thu nhập (83,57%) cũng như giảm các rào cản trong thăng hạng giáo viên (82,.96%)…
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, Đại học Quốc gia TP.HCM mong muốn các cơ quan soạn thảo Luật Nhà giáo quan tâm đến chính sách tiền lương và phụ cấp, tạo hành lang pháp lý vững chắc và toàn diện nhằm bảo vệ nhà giáo khỏi các áp lực; giảm tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non đồng thời kéo dài tuổi công tác cho các giáo viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư.
Ngoài ra, về quy định dạy thêm - học thêm, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế công khai minh bạch, đảm bảo hài hòa với chính sách tiền lương giáo viên...
(Nguồn: Vietnamnet)Link: https://vietnamnet.vn/cu-10-giao-vien-thi-3-nguoi-day-them-2343186.html
(责任编辑:World Cup)
- ·Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn mới
- ·TTCK 31/10: Rủi ro tiềm ẩn vẫn còn
- ·Các doanh nghiệp lữ hành tung nhiều khuyến mại dịp cuối năm
- ·Ngọc Sơn hát sung, tặng tiền cho show từ thiện
- ·Hướng đến xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt
- ·Bốn bước lập kế hoạch tài chính cho việc mua nhà
- ·Italia và Việt Nam: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
- ·TTCK 19/10: Khó đoán xu hướng của VN
- ·Khai trương gian hàng các doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Long An
- ·Kết nối chuỗi sản xuất
- ·Giá vàng trong nước đứng yên, vàng thế giới tiếp tục lao dốc
- ·Đà Nẵng khai trương tuyến buýt TMF, miễn phí vé trong 1 năm
- ·“Hỗ trợ hộ chăn nuôi
- ·Trấn Thành, Tóc Tiên vỡ òa khi xem Lương Bích Hữu hát bẻ giọng
- ·Bộ Y tế công bố thêm 7 ca nhiễm Covid
- ·Cần giải pháp phù hợp để tận dụng lợi thế TPP
- ·Chương trình nghệ thuật ‘Nắng Ba Đình’: Vang vọng khúc ca độc lập
- ·Lần đầu tiên ra mắt sữa bột có MFGM
- ·Cách nhận biết thực phẩm hỏng đề phòng ngộ độc vào ngày hè
- ·Vietnam Airlines tăng nhiều chuyến bay, bán vé giá rẻ dịp 2/9