【lich thi đấu cúp c2】Lao động Việt Nam phải chịu chi phí xuất khẩu lao động cao
Thông tin tại hội nghị tham vấn chính sách “Vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy tuyển chọn công bằng và việc làm bền vững cho lao động di cư”,độngViệtNamphảichịuchiphíxuấtkhẩulaođộlich thi đấu cúp c2 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Quỹ châu Á đồng tổ chức, ngày 18/6.
Ông Trần Văn Lý - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN cho rằng, điều quan trọng là phải sửa đổi, bổ sung Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Từ đó, tăng cường vai trò của công đoàn với tư cách là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cũng như vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách. Luật này có hiệu lực từ năm 2007, hiện nay đang trong quá trình rà soát để sửa đổi, bổ sung.
Bàn về vấn đề này, theo ông Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam, các dòng di cư cần được quản lý thông qua sự đồng thuận ba bên bao gồm Chính phủ, công đoàn và người sử dụng lao động tại cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Ông nhấn mạnh: “Công đoàn đại diện cho tiếng nói của người lao động trong cơ cấu ba bên của ILO. Nếu không có tiếng nói mạnh mẽ này thì việc “ba bên đều thắng”, nghĩa là di cư mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động, người lao động và nhà nước, không thể thực hiện được”.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2017, hơn 134.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê-út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của lao động Việt Nam.
Một nghiên cứu gần đây của ILO cũng cho biết, 76% người lao động Việt Nam sang làm việc ở Malaysia và Thái Lan phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với các biện pháp khắc phục pháp lý trong thời gian làm việc ở đó. Rất ít người tham gia vào các tổ chức công đoàn tại nơi đến làm việc.
So với lao động di cư từ Campuchia, Myanmar và Lào, người lao động Việt Nam chịu chi phí di cư cao nhất. Họ cũng phải trả nhiều tiền hơn để đi làm việc ở nước ngoài và phải vay mượn để thanh toán cho những khoản chi phí đó làm cho người lao động dễ bị rơi vào tình trạng lệ thuộc vì nợ nần và buôn bán người.
Ông Michael R. DiGregorio - đại diện Quỹ châu Á tại Việt Nam cho rằng, để bảo vệ quyền của lao động di cư, cán bộ công đoàn cơ sở của Tổng LĐLĐVN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông tại cộng đồng và tư vấn về di cư an toàn cho người lao động di cư tiềm năng cùng thành viên trong gia đình họ. Tuy nhiên, các cán bộ này thường thiếu thông tin và kỹ năng để hỗ trợ, tư vấn hiệu quả cho người lao động ở cộng đồng trước khi xuất cảnh./.
Mai Đan
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Prudential chi trả gần 9,7 tỉ đồng cho một khách hàng tại Long An
- ·Cuộc sống càng nhiều nỗi niềm, càng viết nhiều…
- ·Góp thêm hương vị cho ngày tết
- ·Đong đầy cảm xúc
- ·Giá vàng hôm nay 29/5/2024: Tăng lên 91 triệu đồng/lượng
- ·Tổ chức cuộc thi ảnh marathon Xuân Bính Thân 2016
- ·Họp mặt kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Tây Đô – Nguyễn Việt Hồng
- ·“Thiệu Bảo Bình Nguyên”
- ·Giá vàng hôm nay 23/12: SJC tuột khỏi mức kỷ lục nhưng vẫn neo sát 77 triệu
- ·Nâng cao chất lượng từ ý thức người dân
- ·Cần giữ lời hứa, cam kết trước cử tri
- ·Công nhận Lễ hội Trò Chiềng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Phường văn minh đô thị: Nâng chất từ ý thức người dân
- ·Nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn dược liệu kết hợp phát triển du lịch
- ·Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- ·Thăm nhà hàng lâu đời nhất thế giới
- ·Tác phẩm điêu khắc từ dung nham
- ·Cung cấp kiến thức phòng tránh vô sinh hiếm muộn ở nam giới
- ·Bàn giao 2 hệ thống Giám sát sâu rầy thông minh
- ·Nỗ lực cho chiến dịch quan trọng