【bảng xếp hạng giải ngoại hạng ý】Thua thiệt do không có thương hiệu
Dễ bị làm giả,ệtdokhôngcóthươnghiệbảng xếp hạng giải ngoại hạng ý làm nhái
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, giảng viên bộ môn Quản trị thương hiệu (Đại học Thương mại), trong hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt, thương hiệu là yếu tố sống còn của một ngành, doanh nghiệp hay địa phương. Nhiều doanh nghiệp và địa phương có ý thức bảo hộ và phát triển uy tín cho thương hiệu và có kết quả đáng khích lệ.
Nhưng thực tế, là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới, gạo Việt Nam vẫn không có được tiếng tăm như gạo Thái Lan. Phần lớn, thương hiệu Việt Nam không hề tồn tại ở nước ngoài. Không có thương hiệu nên lương thực, trái cây Việt Nam chịu nhiều thua thiệt trên thương trường quốc tế như bị ép giá, xuất khẩu nhiều nhưng giá trị gia tăng thấp... Chưa kể, hầu như các sản phẩm nổi tiếng liên quan đến nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chỉ dẫn địa lý đều dễ bị làm giả, làm nhái.
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ nhìn nhận, dù các mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, trái cây, thủy sản, đặc biệt là cá tra và tôm luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước, nhưng vẫn chưa có những thương hiệu mạnh mang tầm cỡ cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản này gắn với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, gắn với các doanh nghiệp đủ mạnh, uy tín, yêu cầu liên kết vùng, liên kết bốn nhà... đã được đặt ra thời gian qua, nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn.
“Một chiến lược thương hiệu cho hạt gạo đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các sản phẩm cá tra, tôm, các loại cây ăn trái đặc sản trong vùng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế đang trở thành đòi hỏi bức bách”, ông Xuân nói.
Xuất phát từ doanh nghiệp
Ông Xuân cho rằng, để xây dựng thương hiệu vùng đồng bằng sông Cửu Long các mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, trái cây, thủy sản… điều đầu tiên phải bắt đầu từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp là “mắt xích” cuối cùng trong chuỗi đầu ra của xuất khẩu gạo, hơn ai hết, họ “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên trường quốc tế.
Sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn. Bên cạnh đó, cần giải quyết đồng bộ từ khâu giống, canh tác, công nghệ sau thu hoạch, tồn trữ và tăng cường liên kết giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân.
Cũng theo ông Xuân, cần định danh rõ ràng từng thương hiệu gạo, trái cây, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long vào Chương trình thương hiệu quốc gia của Chính phủ để quảng bá hình ảnh đất nước. Việc xây dựng một nhãn hiệu chung các mặt hàng nông sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long sẽ là cách tiếp cận hiệu quả với thị trường xuất khẩu, kể cả trong nước.
Còn theo ông Thịnh, chúng ta có rất nhiều tiềm năng, có thế mạnh riêng về nhóm sản phẩm, cơ hội thu hút đầu tư và cơ hội phát triển kinh tế. Do vậy, Chương trình Thương hiệu Quốc gia cần định hướng phát triển thương hiệu vùng miền. Tuy nhiên, thương hiệu vùng miền mới chỉ được đề cập đến ở một khía cạnh xây dựng thương hiệu tập thể mang tên địa danh hoặc gắn với chỉ dẫn địa lý cho nông sản, thủy sản.
Về vấn đề này, ông Đỗ Thắng Hải, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Tổng thư ký Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho biết, việc xây dựng thương hiệu vùng miền được nhận thức là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia. Việc phát triển thương hiệu vùng miền sẽ giúp cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của địa phương, qua đó, giúp nâng cao mức sống của địa phương.
Phan Thu
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cty Supe hỗ trợ 55 triệu đồng cho gia đình công nhân bị hỏa hoạn
- ·Giải quyết 1 trường hợp yêu cầu bồi thường oan sai
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư và chào từ biệt
- ·Trả giá vì ma túy
- ·Bỏ tình yêu 4 năm, chân thật với tình yêu 3 tháng?
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang
- ·Tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong hoạt động trợ giúp pháp lý
- ·Tổng Bí thư cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự khai mạc kỳ họp Quốc hội bất thường
- ·Cần giữ lời hứa, cam kết trước cử tri
- ·Đánh người trong quán nhậu, lãnh 3 năm tù
- ·Cưới vội giờ muốn bỏ cho xong...
- ·Bộ TN&MT trình 4 phương pháp cụ thể để định giá đất
- ·Thủ tướng nói về chuyến thăm của Bác Hồ tới Romania và mối lương duyên hai nước
- ·Bà Tô Thị Bích Châu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
- ·Tình đầu dại khờ dành chàng trai ngoại
- ·Vắng mặt bị cáo, tòa hoãn xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả
- ·Chữ “không”: dễ học, liệu có khó làm ?
- ·Truy tố 2 đối tượng giết người
- ·Chung sức vì đồng bào Miền Trung
- ·Thủ tướng đề nghị Nhật cho vay ODA thế hệ mới làm đường sắt tốc độ cao Bắc