【hôm nay có đá banh không】Tìm lối ra cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
90% nhà cung cấp linh kiện ô tô là doanh nghiệp FDI
Hiện nay,ìmlốirachocôngnghiệphỗtrợngànhôtôhôm nay có đá banh không cả nước mới có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phục vụ cho sản xuất ô tô, trên tổng số 12.000 doanh nghiệp CNHT của cả nước.
Trong đó, có đến 90% các nhà cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ có rất ít doanh nghiệp CNHT trong nước tham gia mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô.
Theo các chuyên gia kinh tế, dù đã có quy mô sản xuất khá lớn, nhưng hiện nay ngành CNHT trong nước vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô; chất lượng sản phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô cung cấp trên thị trường còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, giá thành xuất xưởng của các sản phẩm phụ tùng, linh kiện ô tô còn cao vì thế làm giảm sức cạnh tranh.
Ông Lương Đức Toàn, Phòng Công nghiệp chế biến chế tạo - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, DN CNHT ngành sản xuất ô tô phát triển chủ yếu theo ngành dọc, bó hẹp trong quan hệ liên kết đầu tư và cung ứng sản phẩm. DN CNHT phần lớn chỉ phục vụ các công ty lắp ráp tại thị trường nội địa, xuất khẩu sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn do chênh lệch chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu, tiêu chuẩn của các công ty nước ngoài còn khá cao.
“Quy mô sản xuất của DN CNHT ngành sản xuất ô tô còn hạn chế. Việt Nam rất thiếu DN CNHT sản xuất phụ tùng linh kiện và DN sản xuất vật liệu hỗ trợ cơ bản như sắt, thép, nhựa, cao su, hóa chất… Khả năng gia nhập thị trường của các DN CNHT trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm cung ứng linh kiện cho sản xuất ô tô”, ông Lương Đức Toàn nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký Hiệp hội CNHT Việt Nam (VASI) cho rằng, trong khi chi phí sản xuất linh kiện ô tô của Việt Nam còn cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, năng lực khoa học - công nghệ của các DN Việt yếu kém; quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp phụ tùng linh kiện còn thiếu liên kết.
Đổi mới công nghệ -chủ động kết nối
Theo Cục công nghiệp, cần nghiên cứu, tiến tới xây dựng Luật CNHT nhằm phát triển ngành CNHT nói chung và CNHT cho sản xuất ô tô nói riêng |
Theo Cục Công nghiệp, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành CNHT trong nước nói chung và công nghiệp ô tô nói riêng. Đặc biệt là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT với mục tiêu đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành CNHT cho sản xuất ô tô. Phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Hiện nay, một tín hiệu đáng mừng là một số DN đã chủ động đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ để sản xuất sản phẩm phụ tùng linh kiện, chi tiết về ô tô. Đã có những DN CNHT đầu tư công nghệ tiên tiến nên đã tạo ra một số sản phẩm đã có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của các DN sản xuất lắp ráp ô tô ở nước ta và đã xuất khẩu.
Là DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ô tô, đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, để chủ động linh kiện cho sản xuất, hiên tại công ty đã có khu phức hợp sản xuất, lắp ráp xe ô tô; có 13 nhà máy CNHT, ngoài cung cấp cho Thaco, còn có thể cung cấp cho các DN trong nước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, muốn tồn tại và phát triển, các DN CNHT trong nước cần chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, hướng tới tự động hóa; tăng cường liên kết với nhau để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo đó, các DN phải chủ động: Kết nối người mua, kết nối công nghệ; tối ưu hóa chi phí bằng cách liên tục cải tiến, đổi mới và giá thành phải cạnh tranh.
Ông Toàn cũng khuyến nghị ngoài việc kiểm soát các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNHT; cần tăng cường đầu tư, liên doanh, liên kết nhằm mở rộng quy mô cho các nhà cung cấp trong nước có thể đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng, chi phí, dịch vụ logistic để bảo sản phẩm có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo sự đột phá về hoàn thiện thể chế cho CNHT ngành sản xuất ô tô.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin tức mới nhất vụ sập giàn giáo khiến 11 người nhập viện ở Huế
- ·Đảng bộ thị xã Bình Long phát huy vai trò hạt nhân tổ chức đảng
- ·Mỗi tổ đại biểu phải có 2 nội dung chất vấn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa X
- ·Năm 2022, Bình Phước kết nạp 1.233 đảng viên
- ·Váy áo hè tạo cảm giác thon gọn hơn
- ·Tổng Bí thư: Quyết liệt điều chỉnh lực lượng quân đội tinh, gọn, mạnh
- ·Bù Đốp: Trao huy hiệu cho các đảng viên cao tuổi Đảng
- ·Hội LHPN tỉnh: Giải ngân nguồn vốn GIZ hỗ trợ hơn 30 hội viên phát triển kinh tế
- ·Dự báo thời tiết: Ngày mai miền Bắc xuất hiện sương mù, Hà Nội có mưa vài nơi
- ·Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Bình Phước khóa X: Thông qua 22 nghị quyết quan trọng
- ·Thí sinh có 3 ngày 'thử' điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trực tuyến 2018
- ·Ngày 25
- ·Huyện Đông Hải: Hơn 16,5 tỷ đồng thực hiện Năm Dân vận khéo tại xã An Trạch A
- ·ASEAN cần nhất quán về lập trường nguyên tắc trong vấn đề Biển Đông
- ·Apple rò rỉ bằng sáng chế màn hình điện thoại gập
- ·Phú Riềng: Thường trực Huyện ủy giao ban với Thường trực Đảng ủy các xã
- ·Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cộng đồng phòng, chống thiên tai vùng ĐBSCL
- ·Mỹ: Tay súng gốc Việt sát hại 4 thành viên gia đình
- ·Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Cho ý kiến ba dự án Luật
- ·Ký kết Thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo Việt Nam