【số liệu thống kê về leicester gặp arsenal】Thủ tướng yêu cầu có giải pháp về visa để thu hút mạnh du khách
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào sáng 6/9,ủtướngyêucầucógiảiphápvềvisađểthuhútmạnhdukhásố liệu thống kê về leicester gặp arsenal Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, thời gian tới phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tăng cường phân cấp, phân quyền, nắm tình hình, ứng phó diễn biến mới.
Cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định.
Đó là “4 ổn định" gồm: Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
“Ba tăng cường" gồm: Tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vắc xin Covid-19; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước).
“Hai đẩy mạnh": Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch.
"Một tiết giảm": Tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; và "một kiên quyết không" là không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn.
Cùng với đó là đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
“Cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ”, Thủ tướng yêu cầu.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát lại, Thanh tra Chính phủ vào cuộc ngay để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới việc bảo đảm nguyên vật liệu cho các dự án hạ tầng chiến lược theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ.
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương 6, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy
Nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng mặt trời, người đứng đầu Chính phủ lưu ý, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.
"Dầu, khí, than đều phải đi mua và giá càng cao, như than khai thác càng sâu thì càng đắt, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được, công nghệ năng lượng gió và mặt trời càng ngày càng phát triển với giá rẻ hơn”, Thủ tướng phân tích.
Vì vậy, Việt Nam có điều kiện để chuyển đổi năng lượng phù hợp xu thế toàn cầu, phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng, sản xuất các trang thiết bị năng lượng tái tạo.
Các bộ, ngành liên quan phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy bởi nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân; đối thoại thẳng thắn và tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thúc đẩy tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam; đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát, hòan thiện pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; trong tháng 9 ban hành các nghị định về tổ chức bộ máy của các bộ ngành. Cùng với đó đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, vững mạnh…
Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, có giải pháp về visa phù hợp với tình hình hiện nay để thu hút mạnh hơn du khách, thúc đẩy phục hồi du lịch quốc tế…
12 kết quả nổi bật trong 8 tháng qua Thứ nhất, tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ, chăm lo sức khỏe nhân dân dù dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Thứ hai, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thúc đẩy tăng trưởng. Thứ ba, 5 cân đối lớn được bảo đảm tốt: Thu-chi ngân; xuất–nhập, lương thực–thực phẩm; bảo đảm đủ điện, năng lượng dù sản xuất tăng cao; doanh nghiệp phát triển nhưng cung-cầu lao động bảo đảm, thị trường lao động phục hồi tốt. Thứ tư, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, khách quốc tế tháng 8 đạt trên 486.000 lượt, tăng 38% so với tháng trước. Thứ năm, vốn đầu tư toàn xã hội tiếp tục xu hướng tăng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 16,9% so với cùng kỳ; vốn tăng 10,5%, cao nhất từ năm 2018 đến nay. Thứ sáu, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực; số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động 8 tháng là gần 150.000 doanh nghiệp (gấp 1,43 lần số doanh nghiệp rời khỏi thị trường). Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng là gần 3,64 triệu tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ. Thứ bảy, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện. Thứ tám, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh; tích cực rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cương quyết bỏ khâu trung gian, nhất là giảm cấp tổng cục. Thứ chín, sau các hội nghị lớn của Chính phủ, các loại hình thị trường từng bước phục hồi, được kiểm soát, phát triển theo hướng an toàn, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật, đúng bản chất. Tỉ lệ nợ công, nợ Chính phủ tiếp tục xu hướng giảm. Tỉ lệ nợ công/GDP năm 2022 khoảng 40-41%, dưới trần Quốc hội và Nghị quyết Đại hội Đảng XIII cho phép, tạo dư địa để thực hiện chính sách tiền tệ. Thứ mười, quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, xử lý nhịp nhàng, đúng hướng, kịp thời, phù hợp các vấn đề phát sinh. Mười một, những vấn đề cấp bách được xử lý kịp thời, hiệu quả như xăng dầu, tỉ giá, giá cả các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất... Mười hai, các vấn đề khác và nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả được chỉ đạo giải quyết phù hợp, có kết quả, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bảng điểm chi tiết từng thí sinh của Trường THTH thuộc ĐH Sư phạm TP.HCM
- ·Hà Nội seeks stronger ties with Washington D.C.
- ·NA Chairman receives Iran
- ·Việt Nam, Iran have huge potential to forge cooperation: ambassador
- ·Loại quả 'chống già' giàu vitamin C hơn cam
- ·NA chairman Huệ, Indonesian House speaker Maharani hold official talks
- ·Vietnam, DPRK enhance defence cooperation
- ·Top legislator highlights Việt Nam
- ·Năng suất chất lượng: Bước chuyển hóa quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
- ·Việt Nam looks to market access and customs clearance for trade cooperation
- ·Bộ Tài chính kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ 'vòi tiền' doanh nghiệp
- ·NA Standing Committee looks into renewal of school curricula, textbooks
- ·Kazakh President’s Việt Nam visit hoped to lift bilateral ties to new height
- ·Party General Secretary receives Kazakh President
- ·Lễ phát động cuộc thi viết 'Nói không với rác thải nhựa'
- ·Việt Nam verifying China's fortification in Paracel islands: Foreign ministry
- ·NA Standing Committee convenes 25th session, discussing water resource law
- ·ASEAN's resilient spirit of solidarity, peace and development shines on
- ·Hải quan triển khai loạt giải pháp phòng chống gian lận xuất xứ
- ·NA leader meets with speaker of Thailand’s lower house in Jakarta