【celtic đấu với st. mirren】Kỳ họp bất thường là hoạt động “bình thường” của Quốc hội
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2,ỳhọpbấtthườnglagravehoạtđộngldquobigravenhthườngrdquocủaQuốchộceltic đấu với st. mirren Quốc hội khóa XV
Việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, cần thiết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2
Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở Kết luận số 45-KL/TW ngày 17-11-2022 của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XIII) về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia, việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển quốc gia, xu thế phát triển trong nước và quốc tế, các chủ trương, định hướng phát triển lớn, các quy hoạch, kế hoạch có liên quan và các nguồn lực phát triển… Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung cho ý kiến về các vấn đề: Xác định các quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển; dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển; định hướng về phát triển không gian kinh tế - xã hội, không gian biển; định hướng sử dụng đất quốc gia, khai thác và sử dụng vùng trời, phân vùng và liên kết vùng; định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia; định hướng sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia; giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch…
Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước; Chính phủ có trách nhiệm tổ chức lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, trình Quốc hội xem xét, quyết định. Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16-6-2022 của Quốc hội về giám sát tối cao công tác lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 đã yêu cầu hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia trong năm 2022. Đề nghị Quốc hội xem xét kỹ lưỡng, nếu đủ điều kiện, quyết định thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia theo thể thức tại một kỳ họp, bảo đảm tính khoa học, khả thi. |
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ |
Về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án luật đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 2 kỳ họp trước, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã cân nhắc thận trọng, toàn diện, quyết định điều chỉnh thời điểm xem xét, thông qua dự án sang kỳ họp kế tiếp để có thêm thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp tục làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng, tính khả thi của các quy định, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo sự phát triển ổn định, lâu dài ngành y tế, không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Với sự chuẩn bị tích cực, khẩn trương của các cơ quan, đến thời điểm này, dự án đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định. Đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ thêm một số vấn đề về Hội đồng Y khoa quốc gia; thời hạn, điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh; giấy phép hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh; tiêu chí, điều kiện, các yêu cầu bảo đảm đối với từng cấp chuyên môn kỹ thuật, căn cứ để phân cấp chuyên môn kỹ thuật và chuyển đổi, phân cấp các cơ sở khám, chữa bệnh; tài chính và chế độ tự chủ tài chính, giá dịch vụ khám, chữa bệnh và hoạt động xã hội hóa, thu hút nguồn lực xã hội; phương thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục; quy định về chuyên môn kỹ thuật; bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ nhân viên y tế trong cơ sở khám, chữa bệnh; lộ trình thực hiện và điều khoản thi hành luật... |
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28-7-2021 của Quốc hội đã trao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương những quyền hạn đặc thù, đặc biệt, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Đến nay, nghị quyết đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ kép: vừa phòng chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2022 và đã chính thức hết hiệu lực thi hành từ ngày 31-12-2022.
Đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện bối cảnh ban hành, kết quả thực hiện nghị quyết, bài học kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách; đồng thời cho ý kiến làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và tác động của việc cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1-1-2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. |
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ |
Cũng tại kỳ họp, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương; việc bổ sung dự toán chi thường xuyên từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; việc điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Đây là các nội dung cần trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, nhưng do các cơ quan chưa kịp hoàn thiện hồ sơ, tài liệu theo quy định, nên cần được xem xét, quyết định tại kỳ họp này đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện từ đầu năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, góp ý kiến cụ thể từng vấn đề; hoàn thiện các nội dung trong dự thảo nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua, bảo đảm tính chính xác, hợp lý, khả thi, rõ trách nhiệm gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, điều hành sử dụng ngân sách, phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội sẽ xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số thành viên Chính phủ.
Kỳ họp bất thường lần này là hoạt động “bình thường” của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng. Đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và cơ quan liên quan tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến của đại biểu, hoàn thiện dự án luật, dự thảo nghị quyết với chất lượng cao nhất để Quốc hội xem xét, quyết định.
(责任编辑:La liga)
- ·Cuộc đời mẹ chìm nổi với…3 lần đò
- ·Bác sĩ điều trị xác nhận bị cáo Hứa Thị Phấn trong trạng thái tỉnh táo
- ·Nhập mã “ThuaThienHue” để học online miễn phí học kỳ 1 năm học 2021
- ·Khai giảng trực tuyến, ưu tiên học sinh đầu cấp
- ·Hiệu quả với nuôi heo trong chuồng khép kín
- ·Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất
- ·Video pháo tự hành Akatsiya vô hiệu hóa các mục tiêu ở Ukraine
- ·Đào tạo lao động du lịch theo chuẩn quốc tế
- ·'Có gì để chứng minh họ là cha con?'
- ·Áp lực tăng vốn của các ngân hàng thương mại lớn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/6/2024: Đồng loạt tăng
- ·Hệ thống tên lửa Iskander Nga triển khai ở Belarus đã sẵn sàng sử dụng
- ·Mở ra cơ hội cho cử nhân làm giáo viên
- ·ADB tăng thêm 350 triệu USD cho hoạt động tài trợ thương mại
- ·Mẹ ơi…đừng bỏ con đi!
- ·Khánh thành, bàn giao Nhà khăn quàng đỏ cho đội viên khó khăn
- ·Nan giải bảo hiểm y tế học sinh ở vùng cao
- ·Công bố điểm sàn nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe
- ·Long An tìm nhà đầu tư cho dự án khu dân cư hơn 7.000 tỉ đồng
- ·Video UAV của Ukraine ghi lại khoảnh khắc bị tên lửa Nga phá hủy