【giải argentina primera nacional】Cần khắc phục cơ cấu khép kín của địa phương
Có thể thấy rõ nhất hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách cấp vùng nổi lên mà từng địa phương không thể giải quyết được một cách hiệu quả như: biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long; khô hạn và quản lý nguồn nước ở Tây nguyên; quản lý rừng và sinh thái vùng miền núi phía Bắc...
Chưa nhận thức đầy đủ về phát triển kinh tế vùng
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rất sớm về vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, văn kiện đã nêu rõ về vấn đề này. Qua các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI đều tiếp tục xác định rõ định hướng chiến lược phát triển vùng. Bộ Chính trị cũng đã ban hành nhiều nghị quyết và kết luận về phát triển vùng.
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII, đã nhấn mạnh, “Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác...”
Đại hội Đảng bộ 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, nội dung kinh tế vùng, liên kết vùng đã được đưa vào văn kiện. Cụ thể hóa các Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, vấn đề vùng đã được chú trọng, lồng ghép vào các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
Trong khi đó, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai. Chúng ta chưa nhận thức đầy đủ phát triển kinh tế vùng như một quy luật tự thân của kinh tế thị trường theo không gian kinh tế; là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách và thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế để phát huy lợi thế so sánh từng vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng như hiện nay chưa thực sự là công cụ hữu hiệu trong định hướng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút đầu tư, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò ràng buộc liên kết nội vùng.
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, có tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tư chưa thực sự vượt trội; các vùng khó khăn phát triển thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chưa được thu hẹp; liên kết vùng còn rất yếu giữa các tỉnh/thành phố; thiếu các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng.
Chưa quan tâm đến chức năng từng vùng gắn với điều kiện kinh tế - xã hội vùng và với tổng thể quốc gia, nên có xu thế tất cả các vùng đều vận động sự phát triển gần như theo cùng một hướng về cơ cấu kinh tế. Áp lực "đạt được mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa" bị chi phối khá mạnh trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở từng tỉnh mà còn ở cả các vùng. Chiến lược phát triển các tỉnh thành và các vùng đều sao chép chiến lược quốc gia và thu nhỏ lại, chứ chưa đậm tính đặc thù địa phương.
Thiếu thể chế quản trị, điều phối vùng hiệu quả, do đó thiếu cơ chế ra quyết định và cơ chế điều phối tập thể liên kết giữa các địa phương để thúc đẩy quá trình ra quyết định kinh tế vùng. Chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng hiện còn hạn chế, tình trạng quá nhiều quy hoạch, ở cấp địa phương, nhiều quy hoạch không cần thiết đã gây ra lãng phí và phức tạp trong thực hiện.
9 câu hỏi cần giải đáp?
Để các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về liên kết vùng được triển khai mạnh mẽ, thực chất hơn trong thời gian tới, trước hết, phải trả lời được 9 câu hỏi về liên kết vùng.
Một là, quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo vùng có cần được xác định như: một bộ phận của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng quốc gia; là cách thức để tạo ra các mũi nhọn, các “cực tăng trưởng” đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, địa phương; là biện pháp khắc phục cơ cấu kinh tế “khép kín” của địa phương và khai thác tối đa nguồn lực của xã hội?
Hai là, mô hình thể chế điều phối, quản trị vùng, cơ chế chính sách phát triển vùng ở Việt Nam, có nên tính đến sự phù hợp với: lịch sử và trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, đảm bảo tính công bằng giữa các cộng đồng, tầng lớp dân cư, dân tộc và cơ hội phát triển, chia sẻ lợi ích trong quá trình phát triển giữa các vùng, giữa các tầng lớp xã hội?
Ba là, chúng ta có nên xác lập rõ ràng, cụ thể hơn chiến lược phát triển kinh tế vùng trong chiến lược phát triển quốc gia từ quy hoạch, chương trình phát triển, đầu tư, quản trị, dịch vụ công, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ?
Bốn là, nghiên cứu tiếp thu các đề xuất nhiều nhà khoa học, chuyên gia thế nào về việc rà soát phân vùng hợp lý, khoa học và thực tiễn, phù hợp với giai đoạn mới phát triển đất nước các vùng kinh tế - xã hội và vùng kinh tế trọng điểm. Loại bỏ sự chồng lấn trong phân vùng, ban hành rõ thẩm quyền, quyền hạn trong phân vùng và quản trị vùng, hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Trên cơ sở các quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt, tập trung các nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị và nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; đồng thời cần tạo lập thể chế, cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hình thành và phát triển kinh tế vùng.
Năm là, chúng ta cần nghiên cứu, cân nhắc để tạo lập cơ chế chính sách thế nào cho thích hợp, thúc đẩy liên kết, tăng cường đầu tư theo vùng, phù hợp với chức năng kinh tế, xã hội, bảo tồn sinh thái, để tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung, vùng bãi ngang.
Sáu là, trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới, cần làm thế nào nhấn mạnh được sự cần thiết trong xây dựng và ban hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình, thúc đẩy liên kết vùng, tránh hiện tượng các cấp chính quyền địa phương đều mong muốn “duy trì cơ cấu sản xuất khép kín” hay “phát triển kinh tế khép kín”.
Với các vùng kinh tế trọng điểm, cần cân nhắc để ban hành chính sách cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực ASEAN, châu Á và trên thế giới; quy định rõ vùng này theo hướng kinh tế tri thức, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, thúc đẩy sự năng động của các khu công nghiệp theo chiến lược tăng trưởng mới, như là địa bàn đột phá trong phát triển kinh tế; xây dựng quỹ, vườn ươm phát triển doanh nghiệp trong nước gắn với đầu tư sáng tạo công nghệ của các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp; phát triển dịch vụ chất lượng cao và hiện đại kết nối và cạnh tranh quốc tế; tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại, nghiên cứu và phát triển ứng dụng quốc tế.
Đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, cần có chính sách nhằm hướng việc thu hút đầu tư vào các ngành khai thác lợi thế so sánh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội; làm rõ chức năng bảo tồn sinh thái, giữ rừng, gìn giữ văn hóa, bảo đảm an ninh chính trị, để từ đó có những chính sách tích hợp tổng thể đặc thù cho vùng đảm bảo các chức năng trên thu bù từ các địa bàn kinh tế khác.
Bảy là, cần phân tích thế nào về sự cần thiết nghiên cứu xây dựng đa dạng các mô hình thể chế quản trị, điều phối vùng trên cơ sở lợi ích, các yếu tố liên kết, từ thực tiễn. Ở các vùng kinh tế thị trường phát triển, thì thể chế Nhà nước sẽ đóng vai trò ít hơn ở các vùng khó khăn.
Tám là, cần làm thế nào để rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng và quá trình phân cấp, để đề xuất hoàn thiện thể chế phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa đảm bảo tập trung thống nhất của nền kinh tế, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Đổi mới hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương, chú trọng nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng?
Chín là, Nếu cần thiết thành lập quỹ phát triển vùng để triển khai đồng bộ các dự án mang tính liên tỉnh, liên vùng, thì Quỹ cần được hình thành từ các nguồn nào, đóng góp từ ngân sách Trung ương, đóng góp từ ngân sách của các địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn vay, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…?./.
GS.TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bỏ tình yêu 4 năm, chân thật với tình yêu 3 tháng?
- ·Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 40
- ·Thủ tướng gặp mặt các nữ doanh nhân tiêu biểu
- ·Thủ tướng: Không chủ quan nhưng không bi quan, hoang mang
- ·Về nhà thôi
- ·2018 số người thương vong vì TNGT tương đương dân số 1 huyện
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tặng quà Tết cho các hộ nghèo ở Nghệ An
- ·Công an Hà Nội lên kế hoạch bảo vệ hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- ·Cuộc sống bây giờ…quá bất an
- ·Công điện của Thủ tướng về bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- ·Khi xa em, anh trót quan hệ cùng người khác!
- ·Xử lý kỷ luật Đảng đúng mức, không 'rút kinh nghiệm' chung chung
- ·6 tỉnh, TP bổ nhiệm nhân sự
- ·Bí thư Nhân nói người dân Thủ Thiêm không thể về khu 4,3ha
- ·Vầng trăng khuyết
- ·Bộ Giáo dục công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021
- ·Trình phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành
- ·Bộ, ngành, địa phương tập trung phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công
- ·Bóng bay ngày Tết
- ·Quy mô GDP tăng, thận trọng với những hiệu ứng