【soi keo hà lan】Diễn biến hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng của Việt Nam
Doanh nghiệp FDI thặng dư hơn 28 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa thông tin chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 11 và 11 tháng của năm 2018.
Theo đó, trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 43,34 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng 10 năm 2018. Xuất khẩu đạt 21,75 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng 10 (tương ứng giảm 0,78 triệu USD); nhập khẩu đạt 21,59 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% (tương ứng giảm 0,17 triệu USD).
Tính đến hết tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 440,04 tỷ USD, tăng 13,3% (tương ứng tăng 51,76 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5% và nhập khẩu đạt 216,31 tỷ USD, tăng 12,1%.
Cán cân thương mại trong tháng 11 thặng dư 0,15 tỷ USD. Kết quả này đưa mức xuất siêu của Việt Nam trong 11 tháng lên con số kỷ lục 7,41 tỷ USD, cao hơn 3,5 lần so với 2,11 tỷ USD thặng dư thương mại của cả năm 2017.
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 11 đạt 28,76 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp này trong 11 tháng đạt 288,51 tỷ USD, tăng 13,2%, tương ứng tăng 33,75 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 15,67 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu trong 11 tháng lên 158,45 tỷ USD, tăng 14,1%.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11 đạt 13,08 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu trong 11 tháng đạt 130,06 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ 2017.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 11 thặng dư 2,59 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại 11 tháng lên mức 28,39 tỷ USD.
Gần 67% kim ngạch từ châu Á
Về thị trường xuất nhập khẩu, kết thúc tháng 11, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là châu Đại dương (tăng 18%) tiếp theo là châu Mỹ (tăng 14,8%).
Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng đạt 294,27 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là các nước thuộc châu Mỹ đạt kim ngạch 71,7 tỷ USD, tăng 14,8%; với châu Âu đạt 59,07 tỷ USD, tăng 11,6%; châu Đại Dương đạt 8,45 tỷ USD, tăng 18%; châu Phi đạt 6,55 tỷ USD, tăng 4,2%.
Thêm hàng tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại, dệt may
Về trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 11, Tổng cục Hải quan ghi nhận con số 21,75 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước, tương ứng giảm 784 triệu USD về số tuyệt đối.
Một số mặt hàng có biến động giảm nhiều so với tháng 10 là: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 300 triệu USD, tương ứng giảm 10,6%; hàng dệt may giảm 193 triệu USD, tương ứng giảm 7,1%; hàng thủy sản giảm 80 triệu USD, tương ứng giảm 9,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 76 triệu USD, tương ứng giảm 10,2%...
Hết tháng 11, trị giá xuất khẩu đạt 223,72 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 28,33 tỷ USD.
Trong đó, 8 nhóm hàng tăng trưởng mạnh là: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,83 tỷ USD; hàng dệt may tăng 4,05 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 3,37 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,23 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,47 tỷ USD; giày dép các loại tăng 1,44 tỷ USD; sắt thép các loại tăng 1,4 tỷ USD; gỗ và sản phâm gỗ tăng 1,11 tỷ USD.
Về nhập khẩu, trong tháng 11 tổng kim ngạch đạt 21,59 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8%, tương đương giảm 167 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng 10 trước đó.
Trong tháng 11, có tới 31/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm so với tháng trước. Trong đó, giảm mạnh ở các nhóm hàng như: Lúa mì giảm 114 triệu USD, sắt thép các loại giảm 112 triệu USD, dầu thô giảm 74 triệu USD, than các loại giảm 54 triệu USD…
Hết tháng 11, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 216,31 tỷ USD, tăng 12,1%.
Các mặt hàng tăng chủ yếu là: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,53 tỷ USD; nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày tăng 2,8 tỷ USD; dầu thô tăng 1,95 tỷ USD; kim loại thường tăng 1,46 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 1,42 tỷ USD; hóa chất tăng 1,01 tỷ USD… so với cùng kỳ 2017.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Quyết tâm cao nhất giải ngân 100% vốn đầu tư công
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Công chúa kế vị Thụy Điển
- ·Vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong: Mẹ ruột yêu cầu khởi tố hình sự “dì ghẻ” và cha ruột
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Nghệ sĩ Quyền Linh làm Đại sứ chương trình giáo dục giới tính cho trẻ
- ·Đỏ mắt chờ giúp việc
- ·Bộ Công an điều tra nhiều vụ án nghiêm trọng bảo vệ Đảng, chế độ
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Đẩy mạnh ứng dụng Cổng dịch vụ công quốc gia
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Ứng cử viên hứa vượt quá thẩm quyền sẽ bị điều chỉnh
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
- ·Sớm hoàn thiện Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Các địa phương phải xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid
- ·Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng
- ·Bộ Nội vụ, Y tế bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Năm 2024, cả nước tiếp nhận được hơn 1,7 triệu đơn vị máu