会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá hồng kông】Xuân ở Mùa Xuân!

【bóng đá hồng kông】Xuân ở Mùa Xuân

时间:2024-12-23 18:45:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:574次

Đầu năm,bóng đá hồng kông tôi trở lại vùng đất chỉ nghe tên đã gợi lên mùi tết - ấp Mùa Xuân (xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp). Về đây để nghe câu chuyện một thời bàn tay người dân phủ xanh rừng tràm giữa vùng đất bạt ngàn lau sậy và chính cây tràm đã phủ lại cuộc sống sung túc cho vùng này...

Ông Sáu Chiến (người chỉ tay) thấy vui vì đất này thay đổi sau mấy mươi năm gian khó.

Dẫn tôi đi trên con đường rộng thênh thang nối thành phố Ngã Bảy với ấp Mùa Xuân, ông Sáu Chiến (Đào Công Chiến) năm nay đã bước sang tuổi 72, nhưng thân thể còn cường tráng lắm, cười nói: Chắc nhờ những năm đó cật lực trồng tràm, làm lúa mà cơ thể “đúng chuẩn” anh tá điền xưa… Mấy mươi năm trước, Lâm trường Mùa Xuân (nay là Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân), từng được xem như “túi chứa dân” tứ xứ về đây lập nghiệp. Người đến đây đều có điểm chung, cuộc sống khó khăn, cần việc, đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, từ Bắc - Trung - Nam đều có.

Có người đặt câu hỏi vì sao chọn tên ấp là Mùa Xuân, ông Sáu Chiến kể lại: “Đất này khi xưa buồn, đất rộng cò bay thẳng cánh mà ít thấy bóng người, cho nên đặt tên Mùa Xuân chắc là cầu mong sung túc, đầy đủ, vui vẻ và bây giờ cái tên đó đã đúng với hiện thực rồi”.

Cách nay hơn 40 năm, cả một vùng rộng lớn hàng ngàn mẫu đất chỉ có lau sậy chập chùng, cao tít tắp đến mấy thước tây. Vậy mà giờ đây, nơi đây cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp) đã trở thành “lá phổi xanh” của Hậu Giang.

Kể về những ngày đầu tiên giúp cây tràm nước bám rễ đất này, ông Sáu Chiến cho biết những năm đó có chủ trương từ tỉnh (Hậu Giang lớn), nơi đây được quy hoạch trồng tràm. Ông cùng nhiều cán bộ được đưa đi tham quan ở Kiên Giang, Minh Hải (Cà Mau ngày nay) về cách trồng tràm. “Đâu có ai nghĩ đất này trồng được tràm đâu, cứ nói tràm nước chỉ miệt Cà Mau, Kiên Giang mới có, những ngày đầu đưa hạt tràm xuống sạ kiểu như sạ lúa, tràm sống không nổi, vì hạt bị rong rêu bám lên chồi không nổi, thử nghiệm lần đầu thất bại. Thế là tiếp tục đi học lại kinh nghiệm, lần thứ hai trồng tràm giống con mua từ dưới đó về, lần này thành công, cây tràm đã dần bén rễ”, ông Sáu Chiến nhớ lại.

Những năm đó, rừng cây bạt ngàn, nơi nào cũng um tùm, xe cộ ít, không khí vì thế ít ô nhiễm, bởi vậy nói trồng tràm để chống biến đổi khí hậu là hơi xa vời, trồng tràm có ý nghĩa đặc biệt hơn: phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng… Bên cạnh diện tích trồng rừng, một phần đất được khai phá cho người dân ăn ở, làm nông nghiệp.

Cây tràm được trồng càng nhiều thì người dân đến đây sống đông đúc. Tràm là loại cây lâu lớn, nó lớn lên tỷ lệ thuận với sự phát triển đất này. Tràm cứ sống tốt lên xanh thì cuộc sống người dân ở đây cũng tốt lên. Mảnh đất nặng nghĩa tình này đã nuôi sống biết bao nhiêu lớp người. Sống ở vùng đất khó nên cha mẹ dạy con cái phải cố vươn lên, ráng học cái chữ, bồi đắp kiến thức để có cơ hội đổi đời và về xây dựng quê hương Mùa Xuân này. Ấp này được gọi là ấp trí thức của xã Tân Phước Hưng cũng như huyện Phụng Hiệp, vì phong trào hiếu học được nhân rộng, khi cuộc sống dần thay đổi, mọi người lo chuyện học hành của con em mình. Thời đó đi học khổ lắm, một buổi học một buổi nuôi heo làm ruộng, khổ không kể hết, đi học lặn lội cũng xa chứ dễ gì được như bây giờ. Vươn lên từ vùng đất khó đã có những nhà 3-4 người con đều có trình độ thạc sĩ, đại học, như gia đình ông Nguyễn Xuân Trung, ông Lâm Kim Hênh, ông Lăng Khắc Khôi… đều có con đỗ đạt.

Ông Lăng Khắc Khôi, năm nay cận kề tuổi 70, quê quán ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, đến đây từ những năm 1980, nhớ lại: Đất này khi xưa trù phú, vì lau sậy mọc đầy cho nên đất có phần cằn cỗi do không được cày xới, nhưng cá tôm thì bao la, đầy đồng, ngồi trước cửa nhà đưa cần câu xuống chút là đem cá to đi bán chứ ăn không hết. Đất lau sậy sau khi khai phá, các tuyến kênh bắt đầu được xáng múc, cộng sức dân đào đã sổ phèn, bồi đắp phù sa, màu mỡ dần lên, thời đó chỉ làm lúa một vụ, trúng nhưng vì đất đai hoang sơ nên chim chóc nhiều, có vụ làm xong chim ăn lúa gần hết. Những tuyến kênh hiện nay: kênh Tổ 1, kênh Tổ 2, kênh Đội 2, kênh Giữa, kênh 7 Phước… là minh chứng cho một thời khai khẩn vùng đất Mùa Xuân này.

Cuộc sống người dân không đói nhưng nghèo. Nghèo vì sự giao thương, đi lại, điện, đường, trường trạm đều không. Ông Mai Văn Được, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Mùa Xuân, chia sẻ: “Mấy chú về đây đầu tiên hay kể lại, nếu lúc đó mà xét chuẩn đa chiều như bây giờ chắc không phải chuẩn nghèo nữa mà thành mạt luôn. Đi lại rất khó khăn, chỉ đi theo đường mòn, cả người bị nuốt trọn trong lau sậy. Có những người khai khẩn ngày đó nay đã về với đất nhưng thành quả để lại vẫn được người dân ở đây vẫn nhớ công”.

Khoảng những năm 1978-1980, các tuyến đường quanh ấp bắt đầu được định hình, đầu tiên là những con lộ đất được dọn sạch cỏ, lau sậy cho dễ đi, rồi dần dần được đổ đá xô bồ, làm đường xi măng kiểu lộ làng, sau đó được đầu tư theo chuẩn nông thôn mới. Kể nghe nhanh nhưng đó là hành trình mấy mươi năm. Mọi người vẫn còn nhớ người đầu tiên mua được xe máy ở ấp này khi có lộ là ông Lăng Khắc Khôi, ông mua chiếc Dream II mới cáu, tính ra mười mấy cây vàng lúc đó. Thời đó, mua được chiếc xe chạy vi vu coi như giàu có lắm, dân ngoài chợ còn ngưỡng mộ huống gì trong ấp Mùa Xuân này.

Cả một vùng đất rộng lớn giờ đây được phủ xanh và được doanh nghiệp bắt tay vào hỗ trợ, cùng xây dựng những mô hình mới, giúp người dân ổn định cuộc sống hơn. Bây giờ Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân chuẩn bị cổ phần hóa, có tên mới, vùng đất này ngày xưa nuôi sống bao nhiêu người dân tứ xứ, còn bây giờ đã tạo ra nhiều triệu phú miệt vườn, làm giàu ngay trên chính vùng đất Mùa Xuân. Trong đó, có thể kể đến Hợp tác xã Nông nghiệp Hiệp Phước, với mô hình là trồng chanh không hạt; Hợp tác xã Nhất Tâm sản xuất chế biến cá da trơn; Công ty hữu cơ rau sạch Nhất Thống… những doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho cả trăm người dân nơi đây.

Ngày xưa đất rộng người thưa, bây giờ đất còn rộng nhưng người ngày thêm đông đúc. Chị Nguyễn Thị Hoa, đang làm công nhân hái và chăm sóc vườn chanh không hạt tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hiệp Phước, chia sẻ: Chuyện xưa ở Mùa Xuân này người ta hay nói chuyện vươn lên, vượt khó lo cho con ăn học, lúc đó chỉ mong có điện, có đường lộ đi đã là mong ước mỏi mòn, còn bây giờ nơi đây người ta bàn cách thức làm sao để làm giàu, làm thế nào để thành triệu phú.

Nghe ông Mai Văn Được, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Mùa Xuân kể về hộ nghèo ở đây cũng mừng, vì sau mấy mươi năm cuộc sống ở đây đã thực sự sung túc. Cả ấp có 280 hộ nhưng chỉ còn 14 hộ nghèo, tỷ lệ hơn 5%, so với mặt bằng chung của huyện Phụng Hiệp là không cao.

Cuộc sống mấy mươi năm trước trôi qua như một giấc mơ dài, từ những bàn tay cày bừa, đốn sậy, trồng rừng ngày đó, đã tạo một vùng đất trù phú, giàu có, xanh mướt cây tràm như hôm nay…

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Xe nâng điện ngồi lái giá rẻ chính hãng
  • Nhiều người “lậm” đồ nhựa dùng một lần, rồi sao bảo vệ môi trường ?
  • Hậu Giang nâng dự báo cháy rừng lên cấp nguy hiểm từ ngày 5
  • Đỉnh triều cường sẽ xuất hiện từ ngày 15
  • Dịch bệnh bùng phát, nguồn cung thịt heo có bị ảnh hưởng?
  • Đa dạng cách làm để bảo vệ môi trường
  • Đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Thành phố Ngã Bảy xảy ra 2 điểm sạt lở đất
推荐内容
  • Giá vàng hôm nay 19/10: Vàng nhẫn tăng sốc hướng đến 86 triệu đồng
  • Đừng để tai nạn lao động thành nỗi đau dai dẳng...
  • Đóng góp dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
  • Nỗ lực vận động người dân tham gia bảo hiểm
  • Giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đạt 28,6% kế hoạch của năm 2023
  • “Cháy không còn cái chén để ăn cơm”