【lịch thi la liga】Cơ cấu nguồn nhân lực, cải cách bộ máy để tăng trưởng bền vững
PV: Trong nhiều giải pháp được đặt ra để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,ơcấunguồnnhânlựccảicáchbộmáyđểtăngtrưởngbềnvữlịch thi la liga7% của năm 2017, có một số ý kiến đại biểu Quốc hội băn khoăn về giải pháp tăng khai thác thêm dầu thô. Quan điểm về phía ông như thế nào?
Đại biểu Lê Thanh Vân:Trước hết, tôi đánh giá cao quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc đặt ra nhiều giải pháp kết hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng cao là 6,7% của năm nay. Đây không chỉ là quyết tâm chính trị mà cũng là quyết tâm cao trong lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng giải pháp khai thác thêm dầu là giải pháp tình thế. Về lâu dài, chúng ta không nên dựa vào khai thác tài nguyên.
Một trong 4 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng là vốn, tài nguyên, nhân lực và công nghệ. Tôi cho rằng việc đầu tư thêm vốn, khai thác thêm tài nguyên khoáng sản để cho tăng trưởng, tăng thu ngân sách không còn là giải pháp phù hợp. Các nước phát triển đã không còn dựa vào các nhân tố này, họ dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, chính là nền kinh tế tri thức. Và đặc biệt, các nước phát triển tạo đột phá dựa vào công nghệ cao.
Tôi rất chia sẻ với khó khăn của Chính phủ khi tìm ra các giải pháp cán đích bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7%. Tuy nhiên, về chiến lược, bên cạnh những giải pháp tình thế, vẫn cần phải có những giải pháp căn bản, căn cơ hơn.
PV: Đại biểu trông chờ những giải pháp căn bản, căn cơ và dài hơi. Những giải pháp này cũng đã được nêu ra nhưng dường như chưa cụ thể, trong khi các giải pháp đã được xác định là tình thế, không bền vững như là khai thác thêm dầu, tiếp tục đầu tư thêm vốn... Ông đánh giá thế nào về điều này?
Đại biểu Lê Thanh Vân:Cũng phải nhìn lại bức tranh phát triển của Việt Nam để chia sẻ với Chính phủ. Những khó khăn mà hiện nay chúng ta đang đối mặt chính là những khó khăn tích tụ từ thời gian trước. Đó không chỉ là về thể chế, nguồn lực, mà cả việc khắc phục lại mô hình đầu tư, từ chiều rộng sang chiều sâu.
Vừa qua, Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm thực chất là để khắc phục lại toàn bộ những hạn chế, sai sót của thời kỳ trước đây. Với nguồn lực có hạn, thực tế là lượng vốn cả từ vay và phát hành trái phiếu cũng chưa chắc bù đắp hết những dự án dang dở, thua lỗ trước đây để lại. Như vậy, làm sao còn vốn để tập trung cho những mục tiêu lớn, những đột phá chiến lược đi theo chiều sâu. Đây là điều mà chúng ta phải chia sẻ với Chính phủ.
Với Chính phủ hiện nay, vừa phải khắc phục những khó khăn từ trước để lại, vừa phải kiến tạo ra những cái mới trong khi nguồn lực có hạn, nên tôi rất chia sẻ. Tuy vậy, chúng ta phải tìm ra những lối đi mới, động lực mới để đảm bảo tăng trưởng cho tương lai.
PV: Như vậy, theo đại biểu, đâu là những chiến lược căn bản, dài hơi cần tập trung để có sự phát triển bền vững?
Đại biểu Lê Thanh Vân:Theo tôi, thứ nhất là áp dụng khoa học công nghệ cao. Trong báo cáo của Chính phủ có đề cập đến, nhưng không nhiều, về việc tranh thủ thời cơ trong cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, chưa có những giải pháp cụ thể để triển khai định hướng này. Đây là cuộc cách mạng đem lại sự thay đổi toàn diện về phương thức sản xuất với nhân loại. Việt Nam không thể tách rời cuộc chuyển biến này.
Thứ hai là cơ cấu lại nguồn lực, trọng dụng nhân tài, điều lâu nay tôi vẫn đề nghị nhưng chưa trở thành chính sách, pháp luật. Trọng dụng nhân tài sẽ tạo ra đột phá nguồn lực để khai thác được lợi thế của đất nước, khai thác được cơ hội trong cuộc cách mạng KHCN lần thứ 4.
Thứ ba là cải cách mạnh mẽ hơn bộ máy nhà nước, theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn. Lấy phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực làm trọng, giảm thiểu phối hợp. Yếu tố phối hợp chính là yếu tố tạo ra độ chây ì trong các cơ quan nhà nước, tạo ra sự đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra vấn đề, trách nhiệm cá nhân trong tập thể không rõ. Bộ máy hành chính vốn dĩ phải điều hành theo hệ thống từ trên xuống dưới, xuyên suốt, mạch lạc, theo vị trí chức năng để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là những yếu tố tác động đến tăng trưởng phi kinh tế như năng lực của bộ máy, năng lực thể chế mà tựu chung chính là con người. Con người nằm trong bộ máy, con người ban hành thể chế chính sách thì phải có chất lượng cao, phải có tư duy quản lý hiện đại để thích hợp với tình hình mới.
Đây là những điều căn bản mà chúng ta phải có chiến lược để triển khai ngay, không thể chậm trễ. Có như vậy, GDP mới có thể tăng trưởng bền vững trong những năm tới.
PV: Xin cảm ơn ông./.
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chịu trách nhiệm với “cái ngàn vàng” đẩy tôi vào bi kịch
- ·Nga quan sát kỹ chuyến đi Mỹ của ông Zelensky, Ukraine có bước tiến tại Avdiivka
- ·Hải quan Thanh Hóa phối hợp bắt giữ 14kg ma túy tổng hợp
- ·Giá vàng hôm nay (16/3): Thế giới giảm, SJC vẫn neo cao
- ·Chồng ngoại tình tôi phải làm sao?
- ·Israel không kích Syria và Lebanon, Houthi tấn công tàu Na Uy ở Biển Đỏ
- ·Lượng công dân từ vùng dịch về vẫn tăng mạnh
- ·Ghi nhận thêm 7 ca bệnh COVID
- ·Đổi tiền lẻ qua mạng hoạt động rầm rộ
- ·Tỷ giá hôm nay (29/2): Đồng USD thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Cảnh sát cơ động có được bắt người vi phạm?
- ·Mỹ chặn nghị quyết về ngừng bắn tức thời ở Gaza, Israel đẩy mạnh tấn công
- ·Tình báo Israel đăng video giám đốc bệnh viện Gaza nhận là chỉ huy Hamas
- ·Hình ảnh Bắc Kinh hứng chịu đợt lạnh kỷ lục trong 7 thập kỷ
- ·Xót lòng bé mồ côi học giỏi nhất nhì khối
- ·Tỷ giá USD hôm nay 15/7/2024: Đồng USD diễn biến ra sao trong tuần này?
- ·Việt Nam ghi nhận 2.301 ca mắc mới COVID
- ·Trích lập dự phòng rủi ro là nguyên nhân chính khiến OCB giảm lợi nhuận sau kiểm toán
- ·Lạ kì bãi rác 'bảo vệ môi trường'
- ·Đồn cảnh sát Iran bị tấn công, hàng chục người thương vong