【zenit – dynamo moscow】Nhiều quy định chặt chẽ để tầm soát rủi ro
Tuy nhiên, cũng bởi vì lẽ đó, lại hoàn toàn mới trên thị trường Việt Nam, nên rủi ro luôn tiềm ẩn khi phát hành và giao dịch CW. Do vậy, hiện nay nhiều quy định nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức phát hành và bảo vệ nhà đầu tư đã được ban hành để CW được vận hành an toàn, hiệu quả.
Nhiều tiêu chuẩn chặt chẽ để được làm phát hành
CW là một sản phẩm ra đời ngoài việc bổ sung đa dạng danh mục các sản phẩm đầu tư, mà còn là công cụ quản lý rủi ro với chi phí hiệu quả. Do đó, việc hình thành các quy định, quy chế từ các cơ quan quản lý là điều cần thiết nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành sản phẩm mới đúng pháp luật, minh bạch, công khai và công bằng cho tổ chức phát hành, nhà đầu tư và các bên có liên quan.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, khung pháp lý hiện hành đã có những quy định thiết thực nhằm hạn chế rủi ro trong việc thanh toán của tổ chức phát hành và bảo vệ nhà đầu tư (Nghị định 60/2015/NĐ-CP, Thông tư 107/2016/TT-BTC, Quyết định 72/QĐ-UBCK, và các quyết định của HOSE).
Theo đó, Nghị định 60/2015/NĐ-CP đã quy định, để trở thành tổ chức phát hành CW, các công ty chứng khoán (CTCK) phải có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, không có lỗ lũy kế, đồng thời không bị đặt trong tình trạng cảnh báo, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản.
Các điều kiện trên được đánh giá là khá cao và theo thống kê đến ngày 30/6/2017, trong số 74 CTCK thành viên của HOSE, chỉ có khoảng 12 CTCK là đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành tổ chức phát hành.
Chưa dừng ở đó, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho người sở hữu CW, trước khi phát hành CW, tổ chức phát hành phải ký quỹ tài sản đảm bảo thanh toán (tiền, chứng chỉ tiền gửi hoặc có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký) tại ngân hàng lưu ký trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng quyền, với giá trị ký quỹ tối thiểu là 50% giá trị đợt chào bán.
Cũng theo quy định hiện hành, phòng ngừa rủi ro là nghĩa vụ bắt buộc của tổ chức phát hành CW. Trong suốt thời gian CW có hiệu lực, hàng ngày tổ chức phát hành CW phải thực hiện mua, bán cổ phiếu cơ sở theo phương án phòng ngừa rủi ro đã được trình bày trong bản cáo bạch. Việc phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho nhà đầu tư khi chứng quyền đáo hạn. Hoạt động này được giám sát chặt chẽ bởi sở giao dịch chứng khoán thông qua chế độ báo cáo hàng ngày.
Thanh lọc tối đa rủi ro thao túng giá cổ phiếu
Theo quy định, tổ chức phát hành CW bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thị trường. Việc thực hiện tạo lập thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể bán lại CW bất kỳ thời điểm nào, nếu nhà đầu tư không muốn nắm giữ CW đến ngày đáo hạn.
Trong trường hợp tổ chức phát hành xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán, Thông tư 107/2016/TT-BTC cũng đã quy định tài sản dùng để thanh toán cho người sở hữu chứng quyền bao gồm: Tài sản phòng ngừa rủi ro và các tài sản khác có trên tài khoản tự doanh; tài sản có trên tài khoản ký quỹ tại ngân hàng lưu ký hoặc bảo lãnh thanh toán (số tiền ký quỹ 50% tổng giá trị chứng quyền phát hành). Trường hợp không đủ tài sản để thanh toán thực hiện quyền, việc giải quyết quyền lợi cho người sở hữu chứng quyền thực hiện theo quy định pháp luật liên quan áp dụng đối với chủ nợ có đảm bảo một phần. Trường hợp tổ chức phát hành CW đã sử dụng hết số tài sản trên mà vẫn không đủ để thanh toán cho nhà đầu tư, người sở hữu CW sẽ trở thành chủ nợ có đảm bảo một phần đối với tổ chức phát hành.
Bên cạnh việc hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành CW, khung pháp lý hiện hành cũng đã có những quy định nhằm hạn chế rủi ro thao túng giá cổ phiếu cơ sở của CW, đặc biệt là vào gần ngày CW đáo hạn.
Cùng với đó, để làm cổ phiếu cơ sở cho CW, các cổ phiếu này phải là các cổ phiếu nằm trong rổ chỉ số VN30, HNX30 và đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về thanh khoản, mức vốn hóa cũng như tỷ lệ tự do chuyển nhượng.
Đồng thời, để hạn chế việc thao túng giá cổ phiếu cơ sở vào ngày giao dịch cuối cùng, giá cổ phiếu cơ sở để xác định việc thực hiện chứng quyền là bình quân giá đóng cửa của cổ phiếu cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn).
HOSE còn cho biết thêm, ngoài những quy định cụ thể trên, HOSE luôn chú trọng và tăng cường công tác giám sát chặt chẽ song hành giữa thị trường CW và thị trường cổ phiếu cơ sở nhằm theo dõi và phát hiện các biến động bất thường về giá, khối lượng giao dịch, xu hướng chuyển động giá chứng quyền và cổ phiếu cơ sở
Chu Duy
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·Cận cảnh nhan sắc Hoa hậu Chuyển giới Yoshi tại chung kết MIQVN 2023
- ·Á hậu Phương Anh bất ngờ bị nhắc tên vì có hành động 'chơi xấu' bạn
- ·Ngày 13/11, trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại
- ·“Dù làm 1000 cuốn sách, không được để có một sai sót nào xảy ra"
- ·Quảng Ngãi chỉ đạo giải quyết loạt kiến nghị của các doanh nghiệp
- ·Bộ trưởng nhận trách nhiệm việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông
- ·Hoa hậu Mai Phương diện đồ cắt xẻ khoe body 'hết nước chấm'
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·An Giang có tân Phó chủ tịch UBND tỉnh
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Cảm hứng hoa sen xuất hiện tràn lan tại National Costume Miss Grand VN
- ·Bị nói dùng chiêu trò để PR bản thân , Hoàng Thuỳ nói gì?
- ·Tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình của Thủ đô Hà Nội
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Hoảng hốt khi nhìn thấy quá khứ 'đen tối' của bà chủ Miss Universe
- ·Mai Ngô nhận chỉ trích vì 'hằn học' Bùi Quỳnh Hoa tại MIQVN 2023
- ·Việt Nam tiếp tục thăng hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Tân Hoa hậu Hoàn vũ Peru lộ diện cực kì ấn tượng