【ngoại hạng ý】Mối quan hệ Nga
Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp ở Tehran,ốiquanhệngoại hạng ý Iran, ngày 19/7/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Iran cùng hội nghị thượng đỉnh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran diễn ra ngày 19/7 được coi là cơ hội giúp Moskva tạo lập thế cân bằng chiến lược trong quan hệ với phương Tây, cũng như để Ankara và Tehran khẳng định tiếng nói, vai trò trong các vấn đề khu vực và thế giới, từ đó gia tăng ảnh hưởng quốc tế.
Đây là cuộc gặp ba bên đầu tiên do Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chủ trì sau khi ông nhậm chức vào năm ngoái và cũng là chuyến công du nước ngoài thứ hai của ông Putin kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng Hai vừa qua.
Hội nghị cũng đánh dấu lần gặp đầu tiên giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan với người đồng cấp Nga kể từ khi xảy ra xung đột tại Ukraine.
Diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công du Israel và Saudi Arabia, dư luận đánh giá chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Iran là “lời đáp” của Mosvka trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại Trung Đông.
Về mặt chính thức, hội nghị nằm trong khuôn khổ "Tiến trình hòa bình Astana” được khởi động năm 2017 nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Syria.
Tại hội nghị, lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã thông qua một tuyên bố chung, cam kết củng cố hợp tác theo lợi ích của việc "bình thường hóa" tình hình ở Syria.
Lãnh đạo ba nước cũng chia sẻ quan điểm rằng khủng hoảng Syria có thể hoàn toàn được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao.
Trên thực tế, Nga và Iran ủng hộ chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn nhóm Quân đội Syria tự do (FSA), một trong các nhóm đối lập chính.
Mới tháng trước, Ankara đã tuyên bố kế hoạch triển khai chiến dịch quân sựmới ở miền Bắc Syria với lý do trấn áp các tay súng thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK), trong khi Moskva và Tehran đều cho rằng cần thận trọng.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đã tạo cơ hội để các bên dàn xếp những khác biệt, phối hợp hành động để không chỉ tránh căng thẳng mà còn đi đến đồng thuận vì an ninh lâu dài của khu vực.
Các cuộc gặp song phương diễn ra tại Tehran và hội nghị thượng đỉnh ba bên cũng đề cập đến một loạt vấn đề nóng hiện nay, từ xung đột Ukraine đến cuộc khủng hoảng năng lượng, lương thực.
Trong khi cuộc gặp giữa ông Putin và người đồng cấp Iran nhấn mạnh vào hợp tác chính trị-kinh tế song phương, thì cuộc gặp giữa lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đề cập đến việc xuất khẩu ngũ cốccủa Ukraine và Nga, cũng như vấn đề an ninh lương thực.
Ankara hiện đang tích cực tham gia cuộc đàm phán với Moskva, Kiev và đại diện Liên hợp quốc bàn về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thựctoàn cầu.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (giữa) trong cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin (trái) và Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Tehran, ngày 19/7/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)
Trong phát biểu họp báo sau hội nghị, Tổng thống Putin đã đánh giá hội nghị ba bên “thực sự hữu ích và thực chất,” đồng thời hoan nghênh các cuộc gặp song phương với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Trong bối cảnh Moskva đang bị phương Tây cô lập, việc Tổng thống Putin nêu lại vấn đề Syria và lựa chọn Iran làm điểm đến trong chuyến công du này phần nào thể hiện nước Nga vẫn có tiếng nói quan trọng trong các hồ sơ “nóng” của thế giới.
Bên cạnh đó, Moskva đã khẳng định được quan hệ truyền thống vững chắc với Tehran, củng cố quan hệ dựa trên lợi ích với Ankara, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chất xúc tác cho mối quan hệ này, ngoài hòa bình và ổn định ở khu vực Trung Đông, còn là mâu thuẫn riêng của từng nước đối với Mỹ. Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang bị Washington áp đặt các lệnh trừng phạt, trong đó mức độ nhằm vào Ankara là thấp nhất.
Đối với Iran, việc xây dựng quan hệ với Nga là cách để Tehran tăng cường vị thế và sức mạnh, đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ và các đồng minh của Washington ở Trung Đông như Israel, Saudi Arabia.
Trong bối cảnh giá dầu đang tăng cao, sự hỗ trợ của Nga có thể giúp Iran gây áp lực buộc Washington phải nhượng bộ trong khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đến Tehran cũng được coi là “bước ngoặt” trong quan hệ song phương, như Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã nhấn mạnh, đóng vai trò như một sự bảo đảm về an ninh đối với Tehran.
Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO, hội nghị thượng đỉnh tại Tehran cho thấy Ankara thể hiện "thiện chí" với Nga và Iran đúng lúc phương Tây đang gia tăng sức ép với hai quốc gia này.
Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cũng không ngần ngại đứng một mình một chiến tuyến trong NATO khi phản đối việc kết nạp các thành viên mới là Phần Lan, Thụy Điển, hay phản đối các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.
Thực tế từ lâu Ankara đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và thương mại...
Trong bối cảnh kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào khủng hoảng sâu sắc và lạm phát cao, việc thắt chặt hợp tác với Nga hay Iran đều nằm trong lợi ích của Ankara.
Thông qua đó, Thổ Nhĩ cũng tăng cường sức mạnh ở trong và ngoài nước. Tư cách thành viên NATO khiến Thổ Nhĩ Kỳ có thêm sức nặng trong quan hệ với các nước như Nga và Iran, trong khi Ankara lại có thể "sử dụng" những mối quan hệ này để làm đòn bẩy trong NATO.
Đây là những yếu tố tích cực đối với Tổng thống Tayyip Recep Erdogan trước thềm cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm tới.
Có thể coi hội nghị thượng đỉnh Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ này là một cuộc "tập hợp lực lượng" trên cơ sở sự trùng hợp về lợi ích. Với những tính toán của từng bên, những cam kết đạt được tại hội nghị mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.
Trong khi đó, chuyên gia Giorgio Cafiero, Giám đốc Công ty tư vấn rủi ro địa chính trị Gulf State Analytics có trụ sở tại Washington, nhận định: “Có một thông điệp mạnh mẽ được gửi tới Washington về việc Moskva, Tehran và Ankara mong muốn hợp tác cùng nhau mà không chịu sự áp đặt của các chính sách, quan điểm và chương trình nghị sự của Mỹ.”
Kết luận nổi bật nhất có thể rút ra về hội nghị và chuyến thăm của Tổng thống Nga tới Iran chính là khu vực Trung Đông lại “nóng” trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc, trong khi cục diện phức tạp và tương quan giữa các nước trong khu vực sẽ khiến không bên nào có thể dễ dàng chi phối địa bàn mang tính chiến lược này./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Tối đa hóa cơ hội từ EVFTA
- ·Tìm giải pháp ứng phó với rủi ro tài chính toàn cầu
- ·Hà Nội: Ứng dụng công nghệ để khai báo, hỗ trợ và quản lý F0
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Hà Tĩnh thành lập 3 tổ công tác đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Đề xuất giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu
- ·Google, Disney đạt thỏa thuận về cung cấp nội dung thể thao, giải trí
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·TP. Hồ Chí Minh: Kinh tế tăng trưởng tích cực, phục hồi nhanh hơn kỳ vọng
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Việt Nam suspends foreign entry, starting March 22
- ·Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự kiến tăng trưởng 8
- ·Đà Nẵng hỗ trợ F0 qua ứng dụng công nghệ
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Lượt tải Bluezone tăng mạnh thêm 1 triệu lượt trong vòng 3 ngày
- ·Xuất nhập khẩu khởi sắc, thặng dư thương mại đạt gần 12 tỷ USD
- ·Cá tra Việt Nam đang được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc
- ·Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- ·Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019: Vai trò của DN trong phát triển nhanh và bền vững