【kq montpellier】3 chị em chết đuối thương tâm, bác sĩ cảnh báo sai lầm của người lớn
Ngày 8/9,ịemchếtđuốithươngtâmbácsĩcảnhbáosailầmcủangườilớkq montpellier BS Nguyễn Trọng Dũng, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong 1 tháng qua, khoa tiếp nhận hơn 10 trẻ bị đuối nước, nhiều trường hợp tử vong rất thương tâm.
BS Dũng dẫn chứng, câu chuyện 3 trẻ ở Bắc Giang được tìm thấy khi đã bị đuối nước 30 phút, dù được cấp cứu ép tim 40 phút, nhịp đập trở lại nhưng cả 3 sau đó đều tử vong.
BS Nguyễn Trọng Dũng
Nhân dịp nghỉ 2/9, 3 trẻ được anh Phạm Văn T. ở xã Yên Định, Sơn Động, Lục Ngạn dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi.
Trong đó bé trai Phan Văn Thái S., 7 tuổi, quê ở Hải Dương, cháu ruột anh T. tử vong ngay khi đưa đến trạm y tế xã; 1 ngày sau, cháu Phạm Hồ Như Q., 9 tuổi, con gái lớn anh T. tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Riêng cô con gái út là Phạm Hồ Thanh T., 7 tuổi được chuyển xuống Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu với hy vọng “còn nước còn tát” nhưng do tình trạng quá nặng, chiều 6/9, gia đình đã xin đưa cháu về nhà để lo hậu sự.
“Thực sự đây là câu chuyện quá thương tâm và đáng tiếc. Chúng tôi đã cố hết sức nhưng không thể cứu được cháu”, BS Dũng chia sẻ.
Trường hợp khác là bé trai 8 tuổi ở Lào Cai, được chú dẫn đi nghỉ dưỡng. Khi đến resort, chú cho cháu cùng con trai 4 tuổi xuống ô tô trước đi gửi xe. Khi quay lại, người chú không thấy cháu đâu, khi hỏi con trai, cậu bé liền chỉ tay xuống khu vực hồ bơi.
Khi chạy lại, bé trai đã chìm dưới đáy hồ, cháu bé sau đó được chuyển xuống Hà Nội điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.
May mắn hơn 4 trường hợp trên cháu K.T.T., 13 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội. Ngày 3/9 vừa qua, T. đi chơi cùng bạn bè, dù không biết bơi nhưng T. vẫn nhảy xuống hồ sen và bị đuối nước.
May mắn bé trai được phát hiện kịp thời, sau khi sơ cứu được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ứng Hoà cấp cứu rồi chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê, thở máy, đặt nội khí quản.
Bé T. may mắn được phát hiện kịp thời nên đã qua cơn nguy kịch, tuy nhiên phổi vẫn còn tổn thương, cần theo dõi tiếp
Sau 2 ngày điều trị tích cực, trẻ tỉnh táo dần, đến ngày 6/9 bắt đầu cai thở máy, rút nội khí quản. Hiện bệnh nhi đã có thể tự thở, tỉnh táo hoàn toàn nhưng phổi vẫn còn tổn thương.
Theo BS Dũng, trong 4 ca tử vong nói trên, chỉ cần người lớn sát sao, để ý đến trẻ hơn một chút, hoàn toàn có thể tránh được tai nạn đáng tiếc.
BS Dũng cho biết, với trẻ em chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, dù đã được truyền thông rộng rãi nhiều năm nay nhưng hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách.
“Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ”, BS Dũng cảnh báo.
Cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.
Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ.
Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa. Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực.
Sau 1 phút đánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực.
Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực.
Thúy Hạnh
Bé trai Hà Nội suýt chết ở bể bơi, sai lầm khi sơ cứu cần bỏ ngay
- Đuối nước tại Việt Nam gặp quanh năm nhưng không phải người dân nào cũng có kiến thức sơ cứu, làm mất cơ hội cứu sống nạn nhân.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vòng tay cha mẹ
- ·Deputy FM in contact with British official over lorry deaths
- ·PM attends ASEAN
- ·PM: positive results in 10 months create foundation for sustainable growth
- ·Kỷ luật 2 Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- ·RoK President hails relations with Việt Nam
- ·Party leader, President meets Lao counterpart
- ·PM Phúc receives US Secretary of Commerce
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc tết Công ty Cổ phần IDTT
- ·Politburo examines development of Huế, Buôn Ma Thuột cities
- ·Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
- ·Reluctance to act biggest threat to VN's development: PM
- ·Việt Nam lauds efforts in realising Women, Peace and Security Agenda
- ·Vietnamese, Kazakhstani top legislators hold talks
- ·“Môn đăng hộ đối” thì yêu nhau mới có hậu?
- ·Việt Nam active at UN discussions on human rights
- ·Reluctance to act biggest threat to VN's development: PM
- ·Việt Nam wants to expand ties with South Africa: Deputy PM
- ·Cuộc tình ngày thứ 2 đã vượt qua giới hạn…
- ·PM receives Kazakhstan’s lower house leader