会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich da bong toi nay】Ngân hàng Nhà nước nên chủ động phá giá tiền đồng?!

【lich da bong toi nay】Ngân hàng Nhà nước nên chủ động phá giá tiền đồng?

时间:2025-01-11 09:21:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:853次

tỷ giá 2015

NHNN nên thận trọng với tín dụng ngoại tệ khi tỉ lệ tín dụng/tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên 88%. Ảnh: ST

Đây là khuyến nghị vừa được Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách,ânhàngNhànướcnênchủđộngphágiátiềnđồlich da bong toi nay trực thuộc Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR) trong Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam mới phát hành.

Nợ xấu có thể còn tăng trong năm 2015

Báo cáo này cho biết, cán cân thương mại được dự báo sẽ có thâm hụt trong năm 2015 nhưng với mức độ tương đối thấp. Nhập khẩu được kì vọng sẽ tăng nhanh để tận dụng cơ hội giá đầu vào đang giảm thấp. Xuất khẩu các mặt hàng thô và sơ chế sẽ chịu ảnh hưởng bởi biến động giá cả hàng hoá cơ bản toàn cầu và nhiều khả năng sẽ có kim ngạch giảm so với năm ngoái.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế biến chế tạo sẽ duy trì tốc độ tăng hai chữ số. Về tổng thể, cán cân thanh toán được dự báo vẫn có thặng dư lớn nhờ luồng kiều hối và đầu tư nước ngoài dồi dào. Để điều tiết tỷ giá NHNN sẽ phải tiếp tục mua vào ngoại tệ và thực hiện trung hoà tiền tệ, nếu không đồng VND sẽ có xu hướng tăng giá so với USD.

Báo cáo nhận định, nợ xấu có thể còn tăng trong năm 2015 do quy định phân loại nợ trong Thông tư 02 và 09. Do đó, xây dựng khuôn khổ cho thị trường mua bán nợ xấu và tăng vốn hoạt động cho VAMC là hai nhiệm vụ quan trọng trong chính sách xử lý nợ xấu năm 2015.

So với nhiều đồng tiền tại thị trường mới nổi khác, đồng Việt Nam tỏ ra tương đối ổn định so với đồng USD. Cơ chế neo đồng VND vào USD được đảm bảo bằng việc can thiệp chủ động trên thị trường tiền tệ, kết hợp với dự trữ ngoại hối tương đối lớn và rủi ro vĩ mô thấp cho phép Việt Nam chủ động giới hạn độ mất giá của tiền đồng.

Một bất cập của chính sách này là hậu quả tăng giá của VND so với USD và các ngoại tệ khác. Xu hướng này âm thầm diễn ra trong nhiều năm qua làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước trước hàng nhập khẩu và hàng hoá trên thị trường quốc tế, và gián tiếp trợ giá cho tiêu dùng hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước.

“Thông tư 29/2013 cho phép mở rộng tín dụng ngoại tệ sẽ hết hiệu lực vào cuối 2014. Chính sách này được NHNN gia hạn bằng Thông tư 43/2014 để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong 2015. Tăng trưởng tín dụng năm 2015 do đó có thể đạt 12-14%, trong đó tín dụng ngoại tệ có đóng góp nhỏ hơn năm 2014 nếu lãi suất cho vay tiền đồng giảm xuống mức dễ chịu hơn với DN”, Báo cáo cho biết thêm.

Với Thông tư 36 quy định giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các NH phải giảm sở hữu chéo, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% để được phép cho vay đầu tư cổ phiếu, dư nợ không quá 5% vốn điều lệ.

Quá trình điều chỉnh có thể dẫn tới nhiều thương vụ mua bán và sát nhập trong hệ thống tài chính bên cạnh các thương vụ sát nhập ngân hàng đang trong quá trình chuẩn bị. NHNN cần giám sát để đảm bảo các chuẩn mực an toàn tài chính sau khi sát nhập bởi rủi ro tín dụng được tập trung lại thay vì phân tán ra.

Nên chủ động phá giá tiền đồng từ 3-4%

Báo cáo cho rằng, trong bối cảnh lạm phát thấp, thanh khoản dồi dào, các NH sẽ tự động điều chỉnh lãi suất. NHNN có thể dỡ bỏ trần lãi suất cho huy động và cho vay vì các quy định này đã mất nhiều ý nghĩa và không còn có tính ràng buộc chặt. NHNN có thể cân nhắc giảm thêm lãi suất trên thị trường mở (5,5%) và lãi suất tái chiết khấu (4,5%) để hỗ trợ thanh khoản các NH nhỏ.

Cùng với đó, NHNN nên thận trọng với tín dụng ngoại tệ khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên 88%. Tiếp tục chính sách này có thể gây mất cân đối ngoại tệ. Một ràng buộc từ phía cung là lãi suất tiền gửi USD chịu mức trần 0,75%/năm làm giảm động lực tiền gửi. Thúc đẩy tín dụng ngoại tệ có thể giảm gánh nặng đẩy vốn ra nền kinh tế của hệ thống ngân hàng nhưng tỏ ra mâu thuẫn với mục tiêu giảm tình trạng đô la hoá của hệ thống tài chính.

Báo còn cho hay, sau nhiều năm có lạm phát cao, việc neo giá trị VND vào USD - khiến VND bị định giá cao - đã gây bất lợi cho hàng xuất khẩu và hàng hoá trong nước trước hàng nhập khẩu. Ảnh hưởng này trong nửa cuối 2014 còn nhân lên khi đồng USD tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trên thế giới, khiến VND tiếp tục mạnh lên và hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn. Điều chỉnh tỷ giá với biên độ hẹp trong nhiều năm gần đây là quá thận trọng và tiếp tục làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Do vậy, “NHNN nên chủ động phá giá tiền đồng từ 3-4% trong vòng 2-3 năm tới, thông qua một số bước với biên độ 1-1,5%, để trả lại sức cạnh tranh cho hàng hoá sản xuất nội địa”, Báo cáo khuyến nghị./.

Duy Thái

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
  • Tuần du lịch Ninh Bình 2018 ‘Sắc vàng Tam Cốc
  • Đến Suối Tiên vui Tết Dương Lịch 2025 để có cơ hội trúng iPhone 16 Pro Max
  • Hà Nội: Ráo riết triển khai hoạt động bảo vệ người tiêu dùng
  • Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
  • TPHCM: Trích ngân sách hơn 6.318 tỷ đồng chi lương tăng thêm
  • TP. Hồ Chí Minh có thêm 176 điểm bán thuốc bình ổn thị trường
  • Từ Hy Viên: Tôi từng sợ bị gọi là 'kẻ điên' khi lấy chồng lần 2
推荐内容
  • HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
  • Cận Tết, giá hoa tươi tăng chóng mặt
  • Doanh nghiệp miền Trung tiếp cận với TPP
  • HoSE sẽ nghỉ lễ 12 ngày trong năm 2019
  • Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
  • Kênh mua sắm online bán đồ chơi trẻ em đắt hàng