【tlbd tt】Chi ngân sách chỉ đáp ứng 55% nhu cầu bảo vệ môi trường
Một số địa phương không đảm bảo mức chi cho BVMT
Năm 2017,ânsáchchỉđápứngnhucầubảovệmôitrườtlbd tt ngân sách sự nghiệp môi trường của cả nước là 13.880 tỷ đồng, trong đó, kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ cho các địa phương là 12.000 tỷ đồng; của trung ương là 1.880 tỷ đồng (trong đó: vốn trong nước 1.351,5 tỷ đồng; vốn ngoài nước 528,5 tỷ đồng).
Theo tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), năm 2017 nhu cầu triển khai các hoạt động BVMT của các bộ, ngành rất lớn, với tổng kinh phí đề xuất là gần 853 tỷ đồng. Tuy vậy, do điều kiện ngân sách có hạn, sau khi thẩm định, cân đối, Bộ TNMT và Bộ Tài chính đã thống nhất phân bổ khoảng 469 tỷ đồng cho các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường của các bộ, ngành (chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu đề xuất).
Mặc dù, Bộ Tài chính dự kiến, giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn tiếp tục đảm bảo bố trí 1% tổng chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ chi NSNN. Tuy vậy, mức chi này chưa tương xứng với mức tăng trưởng của nền kinh tế cũng như với mức tăng huy động vào NSNN.
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ chi cho mục đích BVMT so với nguồn thu tương ứng ngày càng giảm trong vòng 5 năm qua. Cụ thể, thu từ thuế BVMT đã tăng hơn 3 lần trong vòng 5 năm qua, lên khoảng 38.000 tỷ đồng trong năm 2016. Trong khi đó, số chi tăng không đáng kể, từ 9.000 tỷ lên 12.290 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách phân bổ cho sự nghiệp môi trường hiện nay còn dàn trải, vì thế không tập trung được nguồn lực để giải quyết những vấn đề lớn, vấn đề môi trường trọng điểm của quốc gia.
Qua số liệu báo cáo của các địa phương, kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2017 được HĐND các tỉnh thông qua là hơn 16.796 tỷ đồng (lớn hơn 4.796 tỷ đồng so với số giao của Bộ Tài chính). Một số địa phương không đảm bảo được mức chi không dưới 1% ngân sách của địa phương chi cho sự nghiệp BVMT.
Nguyên nhân chủ yếu là do trước các áp lực về phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội các ngành, các tỉnh, thành phố đã tập trung vốn nhiều hơn vào các công trình tác động trực tiếp cho sự phát triển về kinh tế - xã hội, như xây dựng các dự án về giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, xây dựng trụ sở…, ít chú trọng dành vốn cho đầu tư trong lĩnh vực BVMT.
Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này được xem như phần còn lại, sau khi đã bố trí cho các việc khác. Như vậy có thể thấy, kinh phí sự nghiệp môi trường là một nguồn lực tài chính quan trọng cho BVMT. Nhưng hiện nay, nguồn kinh phí này chưa đủ để giải quyết các vấn đề môi trường.
Khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa BVMT
Theo nhận định của Chính phủ, kinh phí đầu tư phát triển cho công tác BVMT cũng đã được quan tâm bố trí hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, song vẫn còn rất hạn chế và chưa được tách thành một nguồn riêng như chi sự nghiệp môi trường. Nhìn chung, việc bố trí nguồn chi này chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là đối với nhu cầu triển khai một số dự án có vốn đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường; khắc phục, cải tạo ô nhiễm tại các lưu vực sông, khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Trong năm 2017, kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và một số đề án lớn về BVMT chưa được quan tâm, bố trí dẫn đến chưa đáp ứng các mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt.
Cụ thể năm 2017, ngân sách sự nghiệp môi trường trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho 12 địa phương để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích ở các địa phương là hơn 215,5 tỷ đồng cho 33 dự án, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được rất nhỏ nhu cầu của địa phương.
Theo ước tính của Bộ TNMT, dựa trên đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, tổng số kinh phí đề nghị hỗ trợ từ NSNN để thực hiện xử lý ô nhiễm triệt để đối với các đối tượng thuộc khu vực công ích là khoảng 6.320 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến sẽ giải quyết được gần 50% tổng số bãi rác đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để, theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg. Nhưng cho đến nay, chương trình chưa được phê duyệt do không cân đối được nguồn kinh phí thực hiện.
Trong năm 2017, việc huy động vốn hỗ trợ, vốn vay của các quốc gia, tổ chức quốc tế cho công tác BVMT ở Việt Nam tiếp tục có bước tiến đáng kể. Các nguồn vốn huy động được đã đóng góp một phần quan trọng cho đầu tư các công trình xử lý môi trường tập trung ở các địa phương (bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải y tế,...).
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy nguồn vốn xã hội hóa cho công tác BVMT; bước đầu hình thành hệ thống dịch vụ môi trường ngoài công ích, thu hút được một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Trong các giải pháp đề xuất khắc phục tồn tại, Chính phủ kiến nghị xây dựng cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa BVMT, thực hiện đúng nguyên tắc: “Người được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho công tác BVMT. Người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải bồi thường, chi trả chi phí xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường”.
Nhà nước có chính sách sử dụng nguồn thu từ môi trường được đầu tư trở lại cho môi trường; cơ chế thuế, phí, giá về môi trường phù hợp, thúc đẩy hoạt động BVMT./.
"Đến nay, trên phạm vi cả nước vẫn còn 39 cơ sở trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (giảm 5 cơ sở so với năm 2016); 226 cơ sở trong tổng số 435 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để (giảm 42 cơ sở so với năm 2016). Vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, xả trộm nước thải chưa qua xử lý hoặc đáp ứng quy chuẩn ra môi trường” (Trích Báo cáo của Chính phủ về công tác BVMT năm 2017). |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ Y tế hướng dẫn khai báo y tế bằng QR CODE
- ·Giá thép hôm nay ngày 8/1/2024: Thị trường trong nước tiếp tục ổn định
- ·DATC: Tổng doanh số mua nợ và tài sản đạt gần 900 tỷ đồng
- ·Giá vàng hôm nay 4/1/2024: Vàng trong nước tiếp tục tăng, vàng thế giới giảm mạnh
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA
- ·Tỷ giá EUR/VND ở mức cao nhất trong gần 3 năm
- ·Nhật thông qua chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ Thế chiến hai
- ·Nhật Bản thay đổi luật về quyền làm cha sau ly hôn
- ·Bảo hiểm y tế
- ·Moscow tăng sản xuất vũ khí, Mỹ bác tin khuyến khích Ukraine tấn công đất Nga
- ·Doanh nghiệp đồng hành cùng quyền lợi người tiêu dùng khi diễn biến phức tạp của dịch Covid
- ·Phát hiện 2 cơ sở kinh doanh sản phẩm có nghi vấn chế tác từ ngà voi
- ·Tuyển sinh 2021: Thận trọng với ngành học… hot
- ·Đảm bảo an toàn khi học sinh đi học trở lại vào ngày 17/2
- ·Hà Nội phấn đấu tiết kiệm 450 triệu kWh điện năm 2022
- ·Mỹ tiêu diệt 2 chỉ huy IS ở Syria bằng trực thăng
- ·Nâng chuẩn trường nghề
- ·Thông báo về việc bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Đại học Huế
- ·Thủ tướng chỉ thị: Cách ly toàn xã hội từ 0 giờ 1/4 trên phạm vi toàn quốc
- ·Khởi động tuyển sinh cao học năm 2021