【lịch c3 châu âu】Ba phép lịch sự gây hại cho con bạn
VHO- Ép con chào người lạ,éplịchsựgâyhạichoconbạlịch c3 châu âu bố mẹ đang khiến con đánh mất cơ chế "tự bảo vệ".
Ảnh: thoughtco
Ứng xử lịch sự là chuẩn mực mà nhiều cha mẹ đặt ra cho con cái, xã hội cũng coi đó là thước đo sự giáo dục của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ mắc lỗi áp đặt các quy tắc lịch sự sai cách, vô tình đưa con vào những khuôn mẫu sai lầm khiến con cái bị ảnh hưởng tâm lý.
Dưới đây là ba phép lịch sự gây hại cho con:
1. Buộc con nhường nhịn trẻ bé hơn
Nhiều cha mẹ áp đặt rằng đứa lớn phải nhường nhịn trẻ bé hơn, tuy nhiên quan điểm lịch sự này sẽ có thể làm tổn thương ý thức của trẻ em về quyền sở hữu.
Ví dụ, một bé 4 tuổi đang chơi món đồ chơi của mình, em gái 2 tuổi chạy đến đòi bằng được món đồ đó. Người mẹ chạy tới dỗ dành con bé, nói với con lớn: "Em nhỏ, con phải nhường cho em. Hãy đưa nó cho em ngay".
Quan niệm "kính trên nhường dưới" này khiến trẻ hoang mang về việc phải trao sở hữu của mình cho người khác, chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Cách ứng xử này vô tình gây ra sự mất bình đẳng trong các mối quan hệ, đồng thời gieo mầm suy nghĩ cho trẻ rằng có thể ỷ lại mình bé hơn để vòi vĩnh, giằng giật, hoặc được đối xử dễ dãi hơn so với người khác.
2. Buộc trẻ nói lời chào
Bạn có thể bắt gặp tình huống này ở nhiều nơi: Người mẹ cùng con đi siêu thị thì gặp một cô bạn thân. Vui mừng, mẹ quay sang con trai, yêu cầu cậu bé "Chào cô đi con". Tuy nhiên, đứa bé không những không chào, còn quay đi chỗ khác và tỏ ra không thích. Người mẹ mất vui, nghiêm mặt yêu cầu lần nữa, và khi con không tuân thủ, cô mắng con là đứa hư, không nghe lời, khó bảo... Đứa trẻ sau đó gào khóc vì tức giận.
Chào là một nghi thức xã hội cơ bản, một kỹ năng mà mọi trẻ đều được đào tạo. Tuy nhiên, nếu bạn gượng ép con bật ra lời chào, mệnh lệnh này thường phản tác dụng, đặc biệt với trẻ cá tính, dễ nổi loạn. Việc nhắc nhở trẻ trước đám đông về việc chào hỏi vô tình biến trẻ thành thụ động, khiến đứa bé thu mình, ngại giao tiếp, xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.
Đừng quên, tâm lý không thích chào hỏi là hết sức bình thường của trẻ, xuất phát từ việc cảm thấy xa lạ, hoặc tâm lý đang không vui, hoặc đơn giản là bé đang hướng chú ý đến điều khác.
Với trẻ nhạy cảm, có sự cảnh giác nhất định với người lạ, việc trở nên gần gũi sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Đó đơn thuần là cơ chế "tự bảo vệ" của bé, bởi thông qua cơ chế này, trẻ tự học cách phân biệt những người mình "có thể tin cậy" - "không thể tin cậy", thực chất là một loại cảm xúc bản năng. Cha mẹ nên cho con cơ hội phát triển cảm xúc bản năng này, giống như một dạng "camera an ninh" của chính mình.
Dạy con chào hỏi đúng cách là biến mình thành hình mẫu cho trẻ, ví dụ mẹ có thể chủ động niềm nở, vui vẻ với khách, trong khi đứa trẻ quan sát mẹ để học theo.
Bạn cũng có thể chủ động giới thiệu con với bạn của mình, để trẻ dần tiếp cận với người đối diện. Khi trẻ không chào, cũng không nên đặt nặng việc này và mắng con trước đám đông. Bạn có thể về nhà, lựa lúc vui vẻ và hỏi con sao lại không chào, đồng thời nhắc nhở con ý thức về việc chào hỏi như một biểu hiện của sự yêu quý, tôn trọng. Dần dà, bé sẽ hiểu quy tắc đơn giản đó.
3. Bắt trẻ khiêm tốn khi được khen ngợi
Khiêm tốn là một đức tính tốt, nhưng trong một số hoàn cảnh, việc bắt buộc trẻ phải khiêm tốn sẽ khiến bé đánh mất sự tự tin.
Ví dụ, một bà mẹ cho con tập xe. Nhiều người qua lại khen cậu bé: Con đạp xe giỏi quá. Người mẹ - với tính cách khiêm tốn vốn có đã nói: "Đâu có, mấy đứa trẻ khác còn giỏi hơn con tôi nhiều".
Câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt này lại có tác động lớn đến cậu bé. Thay vì cảm thấy được động viên, khuyến khích, cậu bé sẽ nảy sinh sự hồ nghi: "Hóa ra mình chẳng giỏi giang gì, nhiều người giỏi hơn mình". Thậm chí, trẻ hiểu là mẹ không đánh giá tốt những thể hiện của mình, so sánh mình không bằng những bạn khác.
Trước mỗi lời khen, điều đầu tiên cha mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ, mà là học cách đón nhận. Bạn có thể sử dụng quy tắc giao tiếp: 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là: Bạn cảm ơn sự khen ngợi của đối phương, sau đó bạn đề cập đến sự tích cực của trẻ để đạt thành quả, và thứ ba là bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lai.
LAODONG.VN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Xây dựng môi trường xuất, nhập khẩu an toàn, minh bạch
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 34.000 tỷ đồng trong tháng 7
- ·Chi phí logistics tiếp tục là thách thức cho xuất nhập khẩu
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Tiếp tục triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí trên toàn quốc
- ·Cục Hóa chất: Nâng cao năng lực ứng phó sự cố hóa chất tại các địa phương
- ·Hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến của ngành Hải quan
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Bốc thăm xác minh tài sản, thu nhập cán bộ Tổng cục Thuế
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Doanh nghiệp ghi nhận sự tiến bộ và cải cách của cơ quan Hải quan
- ·Ngắm vườn bưởi đặc sản 9.000 quả sai lúc lỉu
- ·Bình Dương: Giải đáp thấu đáo hàng trăm câu hỏi liên quan về giảm thuế giá trị gia tăng
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Serum NNO Vite được vinh danh Top 10 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu
- ·Quảng Ngãi: Công nghiệp là “chủ công”phát triển trong thời gian tới
- ·Nuôi chim đột biến giá đến cả trăm triệu đồng/con, mỗi năm đút túi hơn 3 tỷ
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Buôn lậu kit test Covid