【southampton – nottm forest】"Nhân tố" mới trong ngành giao hàng trực tuyến: Bùng nổ start
"Nhân tố" mới trong ngành giao hàng trực tuyến: Bùng nổ start-up giao hàng siêu nhanh chỉ trong 10 phút
Giao hàng siêu nhanh đang tạo nên một cuộc cách mạng trong thị trường hàng tạp hóa trị giá 2.000 tỷ USD/năm.
Vào thời điểm tưởng chừng ngành giao hàng đang bắt đầu bão hòa,ântốmớitrongngànhgiaohàngtrựctuyếnBùngnổsouthampton – nottm forest giới đầu tư lại tìm thấy cơ hội mới trong lĩnh vực giao hàng tạp hóa. Đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy xu hướng mua sắm tạp hóa online, giúp hàng loạt start-up cung cấp dịch vụ giao hàng siêu nhanh trong 10 phút ra đời.
Các công ty này sử dụng nhà kho nhỏ được gọi là "cửa hàng tối" (dark stores) với đội ngũ nhân viên được tuyển dụng bài bản. Lãnh đạo các start-up này cho rằng, việc tuyển nhân viên full-time giúp thời gian giao hàng nhanh và dịch vụ ổn định hơn.
Điều này hoàn toàn trái ngược với các công ty giao hàng công nghệ cũ như Grab, Gojek,... - nơi nhân viên thường là các nhân viên hợp đồng và thời gian làm việc không cố định. "Cửa hàng tiện lợi là một trong những phân khúc cuối cùng của ngành bán lẻ vẫn còn tiềm năng chuyển sang hoàn toàn trực tuyến", Rytis Vitkauskas, đối tác tại Lightspeed Venture Partners nhận định.
Cuộc chiến khốc liệt giữa các ông lớn
Tuần trước, bộ phận Eats của Uber Technologies và Carrefour SA đã công bố dịch vụ giao hàng tạp hóa trong 15 phút tại Paris. Uber Eats chịu trách nhiệm giao hàng trong khi hàng hóa sẽ được dự trữ trong các kho do đối tác Cajoo của Carrefour điều hành.
Ngoài Cajoo, Uber Eats cũng đang thử nghiệm các nhà kho thuộc sở hữu của GoPuff để đẩy nhanh tốc độ giao hàng. GoPuff là một công ty được hỗ trợ bởi Softbank, sở hữu hơn 400 nhà kho lớn khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên Uber Eats gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ DoorDash - công ty dẫn đầu thị trường Mỹ về giao hàng tạp hóa. DoorDash gần đây tuyên bố họ đang mở các kho hàng riêng phục vụ cho phân khúc hàng tiện lợi.
Không chỉ riêng Mỹ, London cũng là một "chiến trường" khốc liệt với ít nhất 8 công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ giao hàng siêu nhanh. Deliveroo - một công ty giao thực phẩm truyền thống do Amazon hậu thuẫn tuyên bố sẽ sớm ra mắt dịch vụ giao hàngtạp hóa trong 10 phút trong thành phố.
Mặc dù hầu hết các chuỗi siêu thịtruyền thống lớn ở Anh đều cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày, nhưng không có chuỗi nào cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh như các công ty khởi nghiệp trên.
Amazon hiện đang dẫn đầu về thời gian giao hàng nhờ việc sở hữu nhiều cửa hàng Whole Foods và cửa hàng tạp hóa Amazon Fresh phổ biến khắp London.
Nguồn tiền đầu tư khổng lồ
Theo WSJ, các nhà đầu tư đã rót ít nhất 7 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệpgiao hàng tạp hóa nhanh trong vài năm trở lại đây. Phần lớn trong số đó diễn ra trong năm 2021.
Vào tháng 10, Gorillas thông báo đã huy động được khoảng 1 tỷ USD trong vòng tài trợ do công ty giao hàng Đức Delivery Hero SE dẫn đầu. GoPuff cũng gọi vốn số tiền tương tự vào đầu năm nay từ các nhà đầu tư bao gồm SoftBank. Trong khi đó công ty khởi nghiệp Glovo (Tây Ban Nha) huy động được 522,1 triệu USD.
Các nhà đầu tư đã bị thu hút bởi nhu cầu giao hàng tạp hóa tận nhà tăng vọt trong bối cảnh đại dịch. Chưa dừng lại ở đó, ngành giao hàng siêu nhanh cũng có tiềm năng sáp nhập lớn.
"Rõ ràng ngành giao hàng tạp hóa siêu nhanh đã được thúc đẩy nhờ đại dịch. Nhưng có lẽ chỉ một hoặc hai người chơi sẽ chiến thắng và thống trị tất cả", Paul Martin, người đứng đầu công ty tư vấn thực hành bán lẻ KPMG tại Anh cho biết.
Nhiều thương vụ sáp nhập tiềm năng
Theo Paul Martin, ngoài khả năng sáp nhập giữa các công ty, chuỗi siêu thị lớn có thể chọn mua lại hoặc hợp tác với một số công ty khởi nghiệp giao hàng siêu nhanh. Lựa chọn này cũng mang lại tiềm năng thu nhập ngắn hạn cho giới đầu tư.
Vào ngày 28/10, Tesco PLC, tập đoàn siêu thị lớn nhất Vương quốc Anh, cho biết họ đang triển khai thử nghiệm với Gorillas để bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trong 10 phút từ một số siêu thị trong hệ thống.
Dù phát triển nhanh và nhận được nguồn vốn dồi dào, nhiều chuyên gia dự đoán các công ty khởi nghiệp sẽ không đạt được lợi nhuận.
Mô hình vận hành cửa hàng, kho sản phẩm riêng vốn đã rất tốn kém. Chưa kể đến việc các start-up giao hàng siêu nhanh còn tốn tiền lương cho nhân viên cửa hàng và nhân viên giao hàng full-time, khiến chi phí vận hành tăng vọt.
- ·Nỗi mặc cảm đáng thương của cậu bé ung thư
- ·Cựu kỹ sư Google trở thành người giầu nhất Trung Quốc
- ·Cơ hội và thách thức từ FTA Việt Nam với Liên minh kinh tế Á
- ·Từ đối tác, OpenAI thành đối thủ của Microsoft
- ·Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023
- ·Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS: Áp dụng quy định cũ trong khi chờ hướng dẫn
- ·Cơ hội tăng trưởng cho ngành dệt may từ thị trường Hàn Quốc
- ·Vẫn còn bất cập trong phương thức quản lý xuất khẩu cá tra
- ·Báo VietNamNet vui trung thu cùng trẻ em vùng sâu
- ·Dấu ấn chuyển đổi số ở Hà Giang
- ·Ám ảnh vợ ngã vào vòng tay tình cũ
- ·Việt Nam còn hơn 10 triệu người dùng điện thoại 'cục gạch'
- ·MyTV ưu đãi gói K+ đón mùa bóng Ngoại hạng Anh
- ·Micron giới thiệu ổ SSD mới cải thiện 80% tốc độ đọc dữ liệu
- ·Có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự
- ·Kiểm toán chỉ rõ sai phạm trong chi tiêu vốn đầu tư công
- ·Giá gạo vẫn giảm sau tin trúng thầu
- ·Cách kiểm tra tài khoản ngân hàng, website nghi ngờ lừa đảo bằng ứng dụng nTrust
- ·Chung sức, chung lòng ủng hộ đồng bào vùng lũ
- ·Hàng hóa sản xuất trong nước được tiêu thụ khả quan