【kết quả bóng đá u19 hôm nay 2023】Hoàn thiện quy định hướng dẫn về quản lý nợ công
Nghiệp vụ quản lý nợ công; cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; quản lý cho vay lại vốn vay ODA,ànthiệnquyđịnhhướngdẫnvềquảnlýnợcôkết quả bóng đá u19 hôm nay 2023 vay ưu đãi nước ngoài; quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
Đã hoàn thiện dự thảo các văn bản
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, Luật Quản lý nợ công đã được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2017 là một bước cải cách mạnh mẽ trong công tác quản lý nợ công.
Để đưa luật vào thực thi, đảm bảo tính liên tục, kế thừa và không có khoảng trống pháp lý trong quản lý nhà nước về quản lý nợ công, đồng thời xử lý các quy định còn chưa đủ chi tiết, đảm bảo Luật Quản lý nợ công phát huy đầy đủ hiệu lực và hiệu quả, việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật là cần thiết. Theo đó, để hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự thảo 6 nghị định, hướng dẫn chi tiết các nội dung về: Nghiệp vụ quản lý nợ công; trái phiếu chính phủ; cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ; quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ; quản lý nợ của chính quyền địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng 1 nghị định liên quan tới quản lý vốn ODA, vay ưu đãi.
Các nghị định được xây dựng trên nguyên tắc hướng dẫn chi tiết để có thể thực thi ngay, hạn chế việc hướng dẫn chi tiết dưới hình thức thông tư. Các quy định về thủ tục hành chính cũng được quy định rõ ràng về nội dung, hồ sơ cũng như trình tự thủ tục.
Thông tin tại hội thảo, ông Long cho biết, hiện Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo nội dung các nghị định, gửi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan. Dự thảo các nghị định cũng đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi.
Trong quá trình soạn thảo các nghị định, Bộ Tài chính cũng tham vấn ý kiến các chuyên gia quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), ADB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các chuyên gia độc lập trong nước về kinh nghiệm tốt đối với quản lý nợ công. Bộ Tài chính cũng đã tổ chức hội thảo về nội dung phát hành trái phiếu chính phủ và quản lý nợ của chính quyền địa phương.
Ông Long cũng cho hay, hội thảo lần này, Bộ Tài chính phối hợp với ADB tổ chức xin ý kiến đối với 4 dự thảo các nghị định liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ công; sử dụng và quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ; cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ; cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Tiến độ triển khai văn bản được đảm bảo khá tốt
Với vai trò là đối tác của cơ quan soạn thảo, ông Aaron Batten - Chuyên gia kinh tế cao cấp ADB đánh giá, sự kiện lần này là bằng chứng cho thấy sự tham gia sâu rộng của tất cả các bên vào quá trình xây dựng chính sách của Chính phủ.
Theo đại diện ADB, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp để thay đổi quá trình quản lý nợ công tại Việt Nam theo hướng tăng cường vai trò quản lý, đặc biệt là trong xây dựng các hệ thống cơ quan của Chính phủ để tăng cường sự minh bạch hơn nữa.
Rõ ràng, các địa phương cũng có vai trò ngày càng quan trọng hơn trong quá trình cho vay lại và trả nợ, đảm bảo tính bền vững của nợ cũng như tăng cường mối quan hệ với các đối tác quốc tế.
Đề cập tới Luật Quản lý nợ công, đại diện của ADB cho rằng, tiến độ triển khai các văn bản hướng dẫn đang được đảm bảo khá tốt. Tuy nhiên, để hoàn thiện vẫn còn khá nhiều thách thức cần phải giải quyết. Ví dụ như: Làm thế nào để quản lý tốt các khoản nợ, hay xem xét những vấn đề này trong chương trình quản lý nợ công trung hạn, sắp xếp thể chế để quản lý nợ công tốt hơn; hoặc xác định vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chính phủ một cách rõ ràng hơn,... Đó là những nội dung cần bàn trong giai đoạn này.
Ông Aaron Batten cũng cho rằng, quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn chính là cơ hội nâng cao năng lực cho các cơ quan tham gia triển khai luật tới đây.
Việc ban hành các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công sẽ góp phần hoàn chỉnh quy định pháp luật, thống nhất điều chỉnh hoạt động quản lý nợ công; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong công tác quản lý nợ công; giảm thiểu các nội dung cần hướng dẫn để có thể thực thi ngay, hạn chế việc hướng dẫn chi tiết dưới hình thức thông tư; tổ chức huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; tiếp cận có chọn lọc thông lệ tốt của quốc tế; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ nợ công trên cơ sở gia tăng quy định về giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia. |
Đức Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·Mã giảm giá highland coffee mới cập nhật
- ·Nhà mạng Saymee tặng 3.000 voucher Shopee cho người lần đầu đăng nhập ứng dụng
- ·Samsung Galaxy S25 Ultra sẽ mỏng gọn chưa từng thấy
- ·Các nhà mạng khắc phục sự cố sau siêu bão Yagi
- ·Năm 2023: Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước cơ bản vượt kế hoạch
- ·iPhone 16 Pro sẽ không có phiên bản 128GB
- ·Huawei ra mắt smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới, đắt gấp 3 iPhone 16
- ·Gặp khó, Samsung Electronics cắt giảm 30% nhân sự toàn cầu
- ·Danh sách những quốc gia thu thuế thấp nhất ở Đông Nam Á
- ·Cha đẻ Telegram bị bắt, tiền số TON 'bốc hơi' hàng tỷ USD
- ·Quốc hội quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ 1/7/2023
- ·Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- ·Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- ·Hiện tượng thiên văn lạ, '7 mặt trời' xuất hiện ở Trung Quốc
- ·Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- ·Cách tạo intro YouTube thu hút và ấn tượng
- ·So sánh khả năng xoá vật thể trong hình của Apple, Samsung và Google
- ·ASML hết đường quay lại Trung Quốc nếu cấm vận theo Mỹ?
- ·Nông dân thu hoạch trên 106.000ha lúa Đông Xuân 2023
- ·Huawei ra mắt smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới, đắt gấp 3 iPhone 16