【lich bong da vn】Chính sách tốt nhưng thực hiện kém sẽ không có năng suất chất lượng
TS. Ngô Quý Việt – Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,ínhsáchtốtnhưngthựchiệnkémsẽkhôngcónăngsuấtchấtlượlich bong da vn Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho rằng, muốn trụ vững trên thị trường, doanh nghiệp cần sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng với giá cả chấp nhận được. Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21 tháng 5 năm 2010 bao gồm các biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu trên. Đó là xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tiên tiến, các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất hiện đại và ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ.
Tại Hội nghị Ban điều hành Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020", đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện, đại diện Bộ KH&CN cho biết, Giai đoạn 1 của Chương trình chủ yếu tập trung nghiên cứu, xây dựng bài bản hướng dẫn áp dụng các giải pháp nâng cao NSCL cho doanh nghiệp.
Qua 3 năm triển khai các nhiệm vụ của Chương trình, thông qua việc triển khai đồng bộ, phối hợp giữa dự án do Trung ương quản lý với các dự án địa phương, đã bước đầu hình thành được phong trào năng suất chất lượng ở hầu hết các địa phương.
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Ảnh minh họa
Báo cáo của các địa phương cho thấy, nhiều địa phương có dự án NSCL triển khai có hiệu quả tốt như: Cà Mau, Quảng Trị, Trà Vinh, An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế,… Một số dự án hỗ trợ doanh nghiệp đã thu được kết quả nổi bật như: hỗ trợ nuôi tôm ở dự án tỉnh Cà Mau, hỗ trợ chứng nhận Viet GAP, rau an toàn ở dự án tỉnh An Giang, Sơn La, các mô hình điểm về NSCL ở An Giang, Cà Mau,…
Trong giai đoạn 2011-2015, mục tiêu về phát triển hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp đã xây dựng mới 4.000 tiêu chuẩn quốc gia, bảo đảm đồng bộ các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực kinh tế, 45% TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, để nâng cao năng suất lao động Chương trình này tiếp tục cần được các Bộ và UBND các tỉnh/thành phố quan tâm và chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, trong đó cần tập trung vào các ngành nghề Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh để làm cơ sở cho việc chuyển biến rõ rệt về chất lượng sản phẩm hàng hóa và năng suất tại các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần thúc đẩy các hoạt động cải tiến năng suất trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa cải tiến trong các doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động trong việc xác định vấn đề và lựa chọn các giải pháp phù hợp để tăng năng suất. Cùng với đó là phải đào tạo được một đội ngũ chuyên gia có đủ năng lực giúp doanh nghiệp xác định được các nút thắt đối với vấn đề tăng năng suất. Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng các giải pháp quản lý hay đầu tư các công nghệ, thiết bị phù hợp để giải quyết các nút thắt, tạo đà cho tăng trưởng năng suất.
Hiện tại nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu thì yếu tố lao động hay quản lý không đủ để tăng năng suất cao. Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng lao động và trình độ quản lý cần phải đổi mới thiết bị, công nghệ ở các doanh nghiệp mới giải được bài toán về năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng cần thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm tới việc xây dựng một môi trường làm việc khuyến khích người lao động nỗ lực để nâng cao năng suất. Có lẽ chỉ ở những nơi người lao động được trả lương thỏa đáng, được đánh giá kết quả và đối xử một cách công bằng, họ mới có thể hết lòng vì công việc.
"Nâng cao năng suất lao động vẫn là một bài toán lâu dài đòi hỏi sự chung sức của toàn xã hội. Nếu chính sách tốt, nhưng việc triển khai thực hiện tới các cấp, các ngành không tốt thì hiệu quả không thể như mong đợi", ông Tuấn cho biết.
Một trong những mục tiêu mà Chương trình quốc gia "Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020" hướng đến là tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước... trong đó trọng tâm là xây dựng các mô hình điểm về áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, hệ thống quản lý tiên tiến và hỗ trợ nhân rộng kết quả mô hình điểm tới các doanh nghiệp. Chương trình được kỳ vọng sẽ đảm bảo cho từng doanh nghiệp có những mục tiêu và định hướng cơ bản nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và yêu cầu của thị trường xuất khẩu. |
Gia Bách
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cửa khẩu Tân Thanh: Sang năm vẫn còn cảnh ùn tắc dưa hấu
- ·Politburo issues resolution on development of HCM City
- ·Investigations into Việt Á, rescue flight cases to be completed in January
- ·Investigations into Việt Á, rescue flight cases to be completed in January
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Mỹ
- ·PM Chính and former Japanese leader Suga discuss bilateral ties
- ·Politburo resolutions give boost to regional growth
- ·NA to continue with strong reforms in mindset, working style: top legislator
- ·Khủng bố IS ‘vươn tay’ đến tận Tân Cương Trung Quốc
- ·Việt Nam successfully connecting tangible with intangible heritage: UNESCO
- ·Khủng bố IS công bố thước phim ớn lạnh hành quyết các thẩm phán Ai Cập
- ·Deputy FM highlights role of economic diplomacy in service of national development
- ·Top Chinese leader sends thank
- ·PM inspects key development projects in Cao Bằng
- ·Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Vùng cao kêu đề minh họa khó, Bộ GD phải xem xét lại
- ·Deputy PM meets with global business leaders, senior officials at WEF meeting
- ·Urban planning, management to be focus in 2023: construction minister
- ·Politburo resolutions give boost to regional growth
- ·Máy bay MH370 vẫn là bí ẩn, thân nhân hành khách phẫn nộ
- ·Party chief directs key tasks for new year