【ket qua bd phap】Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất bỏ thi thăng hạng viên chức
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (giữ xét thăng hạng) và tiếp tục phân cấp thẩm quyền về thi nâng ngạch công chức,ìsaoBộNộivụđềxuấtbỏthithănghạngviênchứket qua bd phap xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Giảm gánh nặng thi cử
Theo lý giải của Bộ Nội vụ, việc này nhằm tiếp tục thực hiện cải cách công vụ, đổi mới phương thức quản lý đội ngũ, cải cách thủ tục hành chính theo đúng chủ trương bảo đảm “phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm” và giảm “gánh nặng thi cử” đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Trong quá trình tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, đây là những nội dung nhận được sự quan tâm, đồng tình cao của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương.
Đồng thời cũng là nội dung có phạm vi tác động lớn, liên quan đến đổi mới về phương thức quản lý và thẩm quyền của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Bộ Nội vụ cho biết, theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 115/2020 (quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức), việc tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền của các bộ quản lý chuyên ngành (đối với chức danh nghề nghiệp hạng I) và cơ quan quản lý viên chức (đối với chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống).
Quy định về tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian vừa qua gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, các bộ quản lý các chức danh nghề nghiệp chuyên ngành chậm ban hành các thông tư quy định về nội dung, hình thức thi và xét thăng hạng dẫn đến không kịp thời trong việc tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của đội ngũ viên chức.
Từ năm 2012 - 2018, đối với khối bộ quản lý chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, chỉ có Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thi hoặc xét thăng hạng cho đội ngũ viên chức chuyên ngành.
Đối với khối địa phương, chủ yếu đề nghị cử viên chức tham gia các kỳ thi do các bộ quản lý chuyên ngành để tổ chức ghép thi (chỉ có thành phố Hà Nội tổ chức thi thăng hạng cho đội ngũ viên chức chuyên ngành y tế).
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp.
Trong khi đó, nhiều chức danh nghề nghiệp không xây dựng được chương trình bồi dưỡng, không tổ chức được các khóa bồi dưỡng nên không tổ chức được các kỳ thi thăng hạng cho viên chức chuyên ngành, đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đội ngũ viên chức.
Có những chức danh nghề nghiệp còn chưa tổ chức thi lần nào như: kiến trúc sư, thẩm kế viên, đo đạc, địa chính, đạo diễn…
Thăng hạng chủ yếu để giải quyết chế độ tiền lương và thu nhập
Bộ Nội vụ nhận định, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng.
Ngoài ra, hệ thống vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bản mô tả và khung năng lực vị trí việc làm của viên chức chưa được hoàn thiện đã dẫn đến thực trạng là viên chức trước và sau khi được thăng hạng không có sự thay đổi về công việc và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc thăng hạng hiện nay chủ yếu để giải quyết chế độ tiền lương và thu nhập.
Bộ Nội vụ nêu rõ, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi.
Do đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi quy định tại Nghị định số 115/2020 theo hướng bỏ quy định hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chỉ giữ hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp không ảnh hưởng đến quy định của Luật Viên chức 2010 do “hạng chức danh nghề nghiệp” không quy định tại Luật Viên chức mà chỉ được quy định tại các nghị định và thông tư hướng dẫn chuyên ngành.
Khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về cán bộ, công chức, viên chức sẽ có đủ căn cứ pháp lý để thay thế các nghị định và thông tư có quy định về nội dung này.
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Bộ Nội vụ đề xuất, viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của hạng cao hơn liền kề sẽ được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà không phải thi thăng hạng.(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội ra công điện khẩn ngăn chặn lây lan Covid
- ·Triển lãm hơn 50 bức ảnh chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam
- ·“Bao giờ cho đến tháng 10”: Truyện hay hơn phim
- ·Điểm công bố thông tin và minh bạch năm 2016 cao hơn năm 2015
- ·73 học sinh ngộ độc nghi uống sữa: Tạm dừng đề án 'Sữa học đường' của Nutifood
- ·Israel ném bom thành phố Lebanon sau khi yêu cầu toàn bộ dân rời đi
- ·Iran lên kế hoạch trả đũa nếu bị Israel tấn công, có thể sử dụng 1.000 tên lửa
- ·Năm 2014: ngành Hải quan "Đoàn kết
- ·Dự báo thời tiết: Hà Nội hửng nắng nhưng vẫn rét tê tái
- ·Iran tuyên bố sẽ không ngần ngại trả đũa Israel
- ·Giả khách Tây sẽ bị 'chém đẹp' như thế nào trên phố cổ Hà Nội?
- ·Quy định mới về áp dụng QLRR trong nghiệp vụ hải quan
- ·Hải quan Đồng Nai
- ·Video UAV tự sát Nga thiêu cháy pháo tự hành Krab Ukraine ở Kharkiv
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Đồng Nai năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Phát hiện hàng trăm máy móc, thiết bị cấm nhập khẩu
- ·Rộ tin quân đội Nga dùng ma nơ canh đánh lừa UAV Ukraine
- ·Cơ chế mới sẽ làm ‘nóng’ cổ phần hóa
- ·Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 11.800 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp
- ·XPH lỗ tiếp 2,9 tỷ đồng