【ket qua bong truc tiep】Cần thiết xây dựng Trung tâm Quản lỷ rủi ro liên ngành tập trung
Chuyển đổi số Hải quan: 100% thủ tục kiểm tra chuyên ngành thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia | |
Rà soát loại bỏ bất cập,ầnthiếtxâydựngTrungtâmQuảnlỷrủiroliênngànhtậket qua bong truc tiep chồng chéo trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành | |
Điện tử hóa thu thập xử lý thông tin quản lý rủi ro | |
Cần áp dụng đầy đủ, thực chất nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra chuyên ngành | |
Từng bước chuyên sâu, chuyên nghiệp lĩnh vực quản lý rủi ro |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Q.H |
Mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung
Phát hiểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường nhấn mạnh, nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, đến nay 100% thủ tục hải quan cốt lõi được thực hiện tự động trên Hệ thống VNACCS/VCIS, số lượng doanh nghiệp tham gia trên 99%, thời gian thông quan luồng Xanh chỉ từ 1 đến 3 giây. Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Bộ Tài chính đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Chính phủ giao, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và một cửa ASEAN.
Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (tài trợ bởi USAID) với nội dung trọng tâm là cải thiện công tác kiểm tra chuyên ngành, tiến tới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, chủ trương của Chính phủ về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 24/5/2019, trong đó giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của Dự án.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính để triển khai dự án nêu trên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp Dự án USAID tổ chức hội thảo này nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về QLRR và mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung.
“Trong những năm qua, bằng việc áp dụng QLRR kết hợp với chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", ngành Hải quan tạo ra sự thay đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan, từ thủ công sang tự động hóa dựa trên đánh giá rủi ro; qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Đặc biệt, ngành Hải quan đã chủ động phát hiện và kiểm soát trước đối với những nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan; tạo lập môi trường tuân thủ, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại và yêu cầu quản lý nhà nước”, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh thêm.
Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, việc áp dụng QLRR trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành là cần thiết và phù hợp với yêu cầu cải cách, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, bằng sự nỗ lực của các bộ, ngành, công tác quản lý chuyên ngành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như cải cách thủ tục, chính sách chuyên ngành, cắt giảm danh mục mục kiểm tra chuyên ngành theo hướng trọng tâm trọng điểm hơn, từng bước thực hiện áp dụng QLRR trong hoạt động quản lý chuyên ngành.
Tuy nhiên, cùng với kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như thực hiện kiểm tra hải quan theo yêu cầu quản lý chuyên ngành; nội dung, phương thức kiểm tra, hiệu quả kiểm tra; thông tin, dữ liệu phân tán, chưa thống nhất, đồng bộ, chưa kịp thời cung cấp, chia sẻ đến các bên có liên quan; chưa có cơ quan đầu mối chủ trì, quản lý chung các nội dung liên quan đến QLRR trong quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành.
Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường hi vọng, hội thảo này là dịp đánh giá tổng quan về công tác QLRR hải quan, áp dụng QLRR trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như áp dụng QLRR trên cơ sở thực hiện các chính sách quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành. Đồng thời, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về các vấn đề mà các bộ, ngành đang quan tâm, nghiên cứu và xây dựng phương án tổ chức thực hiện “Mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung”.
Các bộ, ngành đồng thuận
Phát biểu tại hội thảo, ông Claudio Dordi, Giám đốc, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho biết, những năm gần đây, việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về thực hiện kiểm tra, quản lý thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hàng hóa cần phải kiểm tra chuyên ngành đã giảm từ 30% năm 2015, đến nay giảm còn 19%.
Ông Claudio Dordi nhấn mạnh, mặc dù đã có nỗ lực nhưng những thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn cần được tiếp tục cải thiện để tạo thuận lợi thương mại theo yêu cầu của Chính phủ. Mặt khác, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành và các quy định liên quan theo hướng giảm kiểm tra, áp dụng QLRR. Chính phủ cũng đã đặt những mục tiêu trong phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc xây dựng Trung tâm QLRR để quản lý thông quan trên toàn quốc một cách thống nhất.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Q.H |
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý chuyên ngành như Cục Đăng Kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý dược cổ truyền, Vụ Trang Thiết bị y tế (Bộ Y tế), Cục Khoa học và chiến lược (Bộ Công an) và một số doanh nghiệp bày tỏ sự quan tâm, cũng như đồng tình trong việc xây dựng Trung tâm QLRR liên ngành tập trung.
Theo Phó Cục trưởng Cục Khoa học và chiến lược Nguyễn Thế Hải, thực chất công tác QLRR là công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến kiểm tra chất lượng. Cơ chế kiểm tra, giám sát là cần thiết, bởi có kiểm tra mới tránh được những rủi ro về quản lý, cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.
“Hiện nay mỗi cơ quan, bộ, ban ngành khó có thể thành lập tổ chức để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Chính vì vậy, việc xây dựng Trung tâm QLRR liên ngành tập trung là cần thiết để chia sẻ, cung cấp thông tin giữa các bộ, ngành. Đơn cử như Bộ Công an chỉ có 3 cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng, mới chỉ thưc hiện quản lý trên hồ sơ, khó khăn trong việc kiểm tra thực tế, hậu kiểm”, ông Nguyễn Thế Hải chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, theo đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, VASEP nhận thấy nhiều thủ tục kiểm tra chuyên ngành chưa được áp dụng QLRR. Chính vì vậy, VASEP đánh giá cao ý tưởng về việc xây dựng mô hình Trung tâm QLRR liên ngành tập trung do Tổng cục Hải quan đưa ra.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lật tàu chở 400 hành khách ở Thanh Hóa: Nguyên nhân do đâu?
- ·Kiên Giang đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư
- ·Giải quần vợt Vtf Master 500: Lý Hoàng Nam góp mặt ở vòng bán kết
- ·Quảng Ninh đấu thầu chọn chủ đầu tư Dự án KĐT hơn 2.200 tỷ
- ·Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nghiêm trọng liên quan virus corona ở trẻ em
- ·Khánh thành Nhà máy tuyển đồng số 2 tại mỏ Sin Quyền (Lào Cai)
- ·Tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan bằng bàn thắng ở phút bù giờ
- ·Thu hút đầu tư vào Hậu Giang nhiều khởi sắc
- ·Sự thật vụ hỗn chiến vì mâu thuẫn kinh doanh trên sàn tiền Daycoin
- ·TX.Thuận An: Tổ chức giải võ karate mở rộng
- ·TP HCM: Xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi xưởng gỗ giữa trưa
- ·Quý I, Bà Rịa
- ·Giải Davis Cup Nhóm III Khu vực châu Á
- ·Hà Nội điều chỉnh vốn đầu tư công trung hạn từ nguồn ngân sách lên 119.224 tỷ đồng
- ·Đề xuất thuế GTGT lên 5%
- ·Chính quyền Assad sụp đổ, nước cờ quân sự Nga ở Syria xoay chuyển ra sao?
- ·Hãy nên thông cảm với thủ môn
- ·Bộ GTVT yêu cầu siết chặt công tác quản lý chất lượng Dự án đường vành đai 3 trên cao
- ·Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT từ việc cải cách thủ tục hành chính
- ·Tập đoàn Gulf (Thái Lan) “nhắm” dự án điện khí Cà Ná 7,8 tỷ USD