【kqbd giai uc】Ngành Tài chính: Nỗ lực vượt bậc, thu ngân sách đạt hơn 940 nghìn tỷ đồng
Thu từ khu vực sản xuất kinh doanh đạt khá so với dự toán
Thực hiện chỉ đạo của Đảng,ànhTàichínhNỗlựcvượtbậcthungânsáchđạthơnnghìntỷđồkqbd giai uc Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 6 tháng đầu năm, toàn ngành Tài chính đã chủ động, kịp thời đề xuất các giải pháp chính sách tài khóa, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) đã đề ra, góp phần tích cực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống người dân.
Trong tổng thu NSNN, thu nội địa đạt 747,9 nghìn tỷ đồng, bằng 63,6% dự toán, tăng 16,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 56,7% dự toán, tăng 14,8%).
Có 60/63 địa phương tiến độ dự toán thu nội địa đạt trên 50% dự toán, trong đó 47 địa phương đạt trên 58% dự toán; 45 địa phương thu cao hơn cùng kỳ; 3 địa phương tiến độ thu dự toán đạt thấp là Cao Bằng đạt 40,6%; Sơn La đạt 44,9%; Lai Châu ước đạt 47,2%.
Ngoài số thu nội địa, thu từ dầu thô đạt 35,4 nghìn tỷ đồng, bằng 125,6% dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 157,9 nghìn tỷ đồng, bằng 79,4% dự toán.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Hồng Vân |
Về chi NSNN, 6 tháng ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán; trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 28,6% dự toán, chi trả nợ lãi đạt 50,1% dự toán, chi thường xuyên đạt 45,8% dự toán, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện và dự toán được giao của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Riêng về chi đầu tư phát triển, tiến độ giải ngân 6 tháng đầu năm chậm. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 12,3% so cùng kỳ, nhưng tỷ lệ mới đạt 27,75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 29,02%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 8,61% kế hoạch.
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Trong 6 tháng đầu năm (tính đến ngày 30/6/2022), đã thực hiện phát hành 69 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ, với kỳ hạn bình quân 14,75 năm, lãi suất bình quân 2,45%/năm.
Đã miễn, giảm, gia hạn khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2022, triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thu, chi NSNN, cân đối đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Về thu NSNN, cùng với việc tổ chức thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo các văn bản đã ban hành từ cuối năm 2021 có hiệu lực thi hành trong năm 2022, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kịp thời trình Chính phủ ban hành: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022. Riêng đối với chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 năm 2022, do cần phải đánh giá cụ thể kết quả triển khai trong 2 năm 2020 và 2021, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ để quyết định phương án phù hợp.
10/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa tiến độ thu đạt trên 55% dự toánTheo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện đã có 10/12 khoản thu và nhóm khoản thu nội địa tiến độ thu đạt khá so dự toán (trên 55%), còn 2 khoản thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán là thu thuế bảo vệ môi trường (48% dự toán) và thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước (40,5% dự toán). Đáng chú ý, thu từ 3 khu vực kinh tế (chiếm 52% dự toán tổng thu nội địa) đạt 61,5% dự toán, tăng 12,4% so cùng kỳ, cao nhất là thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 67,4% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng đạt 57,3% dự toán. |
Bên cạnh đó, trước diễn biến giá xăng dầu tăng mạnh, gây áp lực lên lạm phát và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (theo trình tự, thủ tục rút gọn), áp dụng từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Kết quả 6 tháng đầu năm, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí đã được miễn, giảm, gia hạn khoảng 39,8 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (135 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách; số tiền miễn, giảm khoảng 32,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35,8% trên tổng số dự kiến miễn, giảm (90,5 nghìn tỷ đồng) khi xây dựng chính sách. Tính cả 6,1 nghìn tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chính sách ban hành từ năm 2021, tác động làm giảm thu ngân sách trong đầu năm 2022 khi quyết toán thuế năm 2021), tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn trong 6 tháng đầu năm 2022 khoảng 45,9 nghìn tỷ đồng.
Những nỗ lực ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm cho đến thời điểm này của Bộ Tài chính đã được ghi nhận bởi những kết quả khả quan, là tiền đề để toàn Ngành tiếp tục phấn đấu đạt cao nhất mục tiêu về tài chính - NSNN đề ra trong năm, góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ Tài chính rốt ráo vào cuộc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tếTrong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội, nguồn vốn cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các chính sách, như: phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 đến năm 2030; giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học dân lập, tư thục... Để đảm bảo nguồn lực thực hiện Chương trình, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm, cắt giảm và nguồn còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021, trong đó bổ sung 6.840 tỷ đồng thực hiện Chương trình. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ tại Nghị quyết số 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện chương trình. Đây là các kế hoạch được Bộ Tài chính rốt ráo triển khai theo kế hoạch, nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sốc vì biết sự thật về em...
- ·70 năm tập kết ra Bắc: Dành những gì tốt nhất cho đồng bào miền Nam
- ·Thiết thực “làm theo Bác”
- ·Khắc phục hạn chế, nâng tầm phát triển
- ·Mất đời con gái vì...say
- ·Phước Long: Dấu ấn tự hào
- ·Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức
- ·Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường làm việc với Trường Chính trị tỉnh
- ·Gái già…xin con
- ·Việt Nam's defence ministry honours Russian veterans
- ·Tập đoàn Masan xây dựng nền tảng tiêu dùng
- ·“Nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành...”
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN
- ·Dạy con qua những chuyến đi
- ·Mực nước ở các huyện đầu nguồn tăng
- ·Tổ chức hội thi nấu ăn “Ẩm thực 3 miền”
- ·Cơ thủ Việt Nam đánh bại huyền thoại 13 lần vô địch World Cup
- ·Xây dựng nông thôn mới từ các mô hình
- ·Điểm nhấn trong kinh doanh và công tác xã hội
- ·Lộc Ninh tọa đàm về định hướng phát triển giai đoạn 2025