【kết quả trận macarthur】Phát triển năng lượng sạch: Cần quyết liệt hơn trong hành động
Ghi nhận tại Diễn đàn phát triển năng lượng xanh,áttriểnnănglượngsạchCầnquyếtliệthơntronghànhđộkết quả trận macarthur năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam, tổ chức ngày 20/4/2021 tại Hà Nội cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể “lái” các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo để bù đắp cho cái thiếu lớn nhất trong việc phát triển các loại hình năng lượng này.
Cùng đó năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn thông qua giảm tỷ trọng năng lượng nhập khẩu và đa dạng hóa cung cấp năng lượng.
Báo cáo của Bộ Công Thương tại Diễn đàn cho thấy, giai đoạn 2021 - 2030, mức tiết kiệm năng lượng trung bình có thể giúp đạt các mục tiêu chính sách tốt với mức tăng chi phí vừa phải. Tuy nhiên ở giai đoạn sau 2030, nếu các hoạt động sử dụng năng lượng hiệu quả được đẩy mạnh hơn nữa thì hiệu quả kinh tế đối với quốc gia sẽ cao hơn nhiều.
Việt Nam cần tận dụng được những cơ hội thúc đẩy phát triển năng lượng sạch |
Tuy nhiên là cần minh định rõ Việt Nam có gì trong “cuộc chơi” năng lượng sạch, năng lượng tái tạo? Một số chuyên gia nhìn nhận sự sắp xếp lại cuộc chơi và cạnh tranh trên thế giới, nhiều quốc gia được đặt cùng một vạch xuất phát điểm tạo ra cơ hội cho Việt Nam đi nhanh hơn. Bên cạnh đó, cơ hội về đột phá trong phát triển nhờ vào cơ cấu dân số vàng và dân số trẻ, có khả năng thích nghi tốt với công nghệ hiện đại, có thể đóng góp tốt cho tăng trưởng xanh.
“Ngoài ra, nhiều FTA thế hệ mới cũng mang lợi cơ hội tăng đầu tư cho tăng trưởng xanh. Việc gia tăng tầng lớp trung lưu cũng giúp thúc đẩy tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm, dần hình thành lối sống xanh”- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nói.
Nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Việc thiếu thông tin đầy đủ về các công nghệ hiện đại và thiếu sự hợp tác để chuyển giao công nghệ này là rào cản để phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Năng lực của cấp địa phương trong quy trình lên kế hoạch và cấp phép các dự án năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo còn thiếu thông tin và tiếp cận với chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tiềm năng của dự án năng lượng sinh học; năng lực của cơ quan tài chính trong việc đánh giá dự án năng lượng sinh học; không tiếp cận được cơ chế tài chính phù hợp.
Để lái được nguồn vốn FDI chảy vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ông Đinh Thế Phúc - Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, trọng tâm là năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bao gồm: Vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại nước ngoài… Ngoài ra, định hướng chính sách năng lượng tái tạo đúng đắn cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững.
Đồng tình với quan điểm trên,TS. Nguyễn Ngọc Hưng- Viện Năng lượng Việt Nam (Bộ Công Thương) cho rằng, cần thể chế hóa các quy định pháp luật thông qua việc xây dựng Luật Năng lượng tái tạo nhằm huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển nguồn năng lượng này; xây dựng các cơ chế hỗ trợ hiệu quả cho năng lượng tái tạo và đảm bảo việc vận hành hiệu quả.
“Nguồn vốn lớn nhất của chúng ta chính là chính sách, cơ chế. Và chính ở đây cũng cần thao tác quyết liệt hơn, nhanh chóng hơn để các chính sách đó phá huy ngay tác dụng để lấp được cái thiếu, cái yếu về vốn là công nghệ”- bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh nói. Vấn đề ở đây theo vị chuyên gia này, là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo không hề lấy mất việc làm của năng lượng truyền thống.
Chia sẻ quan điểm cần hành động quyết liệt hơn, chuyên gia Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh, muốn nắm bắt kịp thời những tín hiệu rất nhanh, rất rõ ràng của thị trường năng lượng tái tạo, ta phải chơi những cuộc chơi lớn.
"Trước đây có thể đánh du kích nhưng bây giờ không thể nữa. Phải dám chơi tử tế, dám đi xa. Tư duy vươn ra biển, hội nhập sâu rộng, tư duy chơi lớn. Nếu doanh nghiệp chúng ta nhỏ mà biết liên kết tốt thì sẽ tạo ra mạng lưới để cùng nhau đi xa" - ông Bùi Quang Tuấn nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hiệu ứng tích cực từ công tác Tuyên giáo – Truyền thông ngành Dầu khí
- ·Sâu sắc một chuyến về nguồn
- ·Học tập và làm theo Bác: Phải thông suốt từ suy nghĩ đến hành động
- ·Nông trường 5
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Ký ức một thời “cô đỡ” đất Tân Ân
- ·Bàn giao website thương mại điện tử cho 3 doanh nghiệp
- ·Để tồn tại trong thời Covid
- ·Quy định mới về cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN
- ·Đáp án môn Toán mã đề 20 THPT Quốc gia 2018 nhanh nhất
- ·Đồn biên phòng Chiu Riu phối hợp hỗ trợ giống lúa mới cho người dân
- ·Để xứng đáng trường mang tên người anh hùng
- ·Cần phát huy năng lực, trí tuệ nguồn nhân lực trẻ
- ·Tạm giữ hơn 300 tấn than không rõ nguồn gốc
- ·Tiếp sức con công đoàn viên đến trường
- ·Khi đảng viên “3 cùng” với dân
- ·Không chủ quan với lạm phát
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Thi đua là để đào tạo, rèn luyện và xây dựng con người
- ·Hướng tới kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Những kỳ nữ tuyệt vời