【ty le keo trực tuyến】Quảng bá, phát huy giá trị di tích
Bằng nhiều giải pháp,ảngbphthuygitrịty le keo trực tuyến tỉnh từng bước phát huy giá trị văn hóa, lịch sử hệ thống các di tích, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, học tập về lịch sử địa phương.
Các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh hiện đang thu hút nhiều đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu.
Ngày càng đông khách tham quan
Hậu Giang hiện có 17 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 1 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Năm 2023 và những tháng đầu năm nay, Hậu Giang tổ chức rất nhiều sự kiện lớn, là cơ hội để Bảo tàng tỉnh giới thiệu những điểm đến lịch sử - văn hóa. Từ đó, sự chuẩn bị để phục vụ càng chu đáo.
Hơn 230 đoàn khách với hơn 170.200 lượt khách tham quan năm qua, đạt gần 115% kế hoạch là con số cho thấy sự quan tâm của du khách. Khách tham quan tập trung nhiều ở các di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện, Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu tại thành phố Vị Thanh, Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Di tích lịch sử - văn hóa Chiến thắng Tầm Vu, Di tích lịch sử - văn hóa Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo 1974...
Để phục vụ khách tham quan tốt nhất, những người làm công tác bảo tàng nỗ lực rất nhiều để có thể hoàn thành nhiệm vụ như dọn dẹp vệ sinh, trang hoàng tại các khu di tích để đón tiếp chu đáo các đoàn khách. Bên cạnh đó là sự chuẩn bị lực lượng thuyết minh viên. Lực lượng ít, nhưng họ nghiên cứu tài liệu kỹ hơn, để cách giới thiệu ngắn gọn, thuyết phục, đảm bảo cung cấp những thông tin đầy đủ, chích xác.
Các thuyết minh viên chia sẻ, niềm vui của họ chính là được giới thiệu về các di tích lịch sử - văn hóa, một nét đẹp rất riêng ở Hậu Giang. Từ đó, bản thân mỗi người luôn phải đọc nhiều hơn, trau dồi kỹ năng để có thể diễn đạt một cách tốt nhất. Được giới thiệu về lịch sử quê hương, về những chiến công hiển hách vẫn còn ghi dấu là trách nhiệm, niềm tự hào của người con đối với thành tích hào hùng ông cha thuở trước...
Mở rộng cách phục vụ, ứng dụng công nghệ
Ngoài việc phục vụ khách tham quan trực tiếp tại các khu di tích, để đáp ứng nhu cầu du khách muốn tìm hiểu về Hậu Giang nhưng không có nhiều thời gian để đến đây, Bảo tàng tỉnh đã xây dựng trang youtube riêng, thực hiện các video giới thiệu các điểm di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh. Năm qua, đã có 5 di tích lịch sử - văn hóa được quay video clip đăng tải trên trang này, nhận khá nhiều lượt xem của những người quan tâm. Năm nay, Bảo tàng tỉnh tiếp tục phát huy thế mạnh của mạng xã hội, quay video clip các khu di tích còn lại, để người dân muốn tìm hiểu về lịch sử hào hùng của Hậu Giang có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Ông Đào Văn Nghị, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, cho biết: “Năm nay, chúng tôi tiếp tục có nhiều giải pháp thiết thực để thu hút người dân đến tham quan các khu di tích trên địa bàn. Ngoài việc nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ thuyết minh, là việc tuyên truyền, giới thiệu các điểm đến trên trang web của ngành, mạng xã hội. Chúng tôi sẽ phối hợp, liên kết với các trường phổ thông trên địa bàn để học sinh có những buổi học thật ý nghĩa, vừa có thêm nhiều kiến thức, vừa hiểu lịch sử địa phương, truyền thống hào hùng của cha ông”.
Để làm phong phú cho những chuyến trải nghiệm về nguồn thêm ý nghĩa, sôi động và hấp dẫn, Bảo tàng tỉnh đang nghiên cứu để kết hợp tổ chức những buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, trò chơi tìm hiểu kiến thức về lịch sử dành cho các cơ quan, đơn vị, trường học trong tỉnh...
Bên cạnh việc khai thác thế mạnh của hệ thống các khu di tích thu hút khách tham quan, Bảo tàng tỉnh tiếp tục tập trung sưu tầm hiện vật, để bổ sung kho hiện vật khá đa dạng với nhiều chuyên đề, hoàn thiện các bộ ảnh, tài liệu với nhiều chủ đề khác nhau, từ lịch sử, thành tựu của tỉnh trên nhiều lĩnh vực đến các bộ ảnh chuyên đề, để có thể kết hợp tổ chức triển lãm tại các sự kiện được tổ chức trong tỉnh, nhằm giáo dục truyền thống, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tự hào về quê hương Hậu Giang, để cùng góp phần xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu, đẹp.
Hậu Giang hiện có 17 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 1 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia và 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Năm qua có hơn 230 đoàn với hơn 170.200 lượt khách tham quan. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:World Cup)
- ·Kinh tế tập thể: Nỗ lực vượt khó, vươn lên
- ·Thủ tướng duyệt chủ trương đầu tư dự án hơn 4.500 tỷ đồng ở Nghệ An
- ·Gia tăng hợp tác nội
- ·Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đạt 31,15 tỷ USD
- ·Hai tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ
- ·Hội đồng thẩm định Nhà nước nói gì về Dự án vành đai 4
- ·Tìm kiếm môi trường an toàn và cạnh tranh
- ·Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu du lịch sinh thái Trà Nhiêu Xanh
- ·Chính phủ ban hành quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- ·Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường vành đai 4 Hà Nội
- ·Giá vàng SJC và vàng thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Giải Taekwondo miền Đông Nam bộ tỉnh Bình Dương mở rộng 2022: Chủ nhà quyết tâm giành hạng nhất
- ·Ba yếu tố hấp dẫn FDI của Việt Nam
- ·Làm gì để “vời” thêm được nhà đầu tư tầm cỡ?
- ·Những sản phẩm tết độc đáo
- ·Tìm kiếm môi trường an toàn và cạnh tranh
- ·Huyện Bàu Bàng: Sôi nổi giải thể dục dưỡng sinh và bóng đá 7 người
- ·Bộ Giao thông sẽ là đầu mối thực hiện cao tốc Bắc
- ·Sạch nhà, đẹp ngõ nhờ phân loại rác tại nguồn
- ·Tìm sự đồng thuận về cơ chế đầu tư cao tốc Hòa Lạc