【thứ hạng của istanbulspor】Nhập siêu quay trở lại
Nhập tăng,ậpsiêuquaytrởlạthứ hạng của istanbulspor xuất giảm
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, chỉ trong nửa đầu tháng 2/2017, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 8,334 tỷ USD, tăng tới 43% so với nửa cuối tháng 1 trước đó, tương đương con số tuyệt đối hơn 2,5 tỷ USD.
Các nhóm hàng nhập khẩu có mức tăng mạnh liên quan đến nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hoặc máy móc thiết bị hay đồ điện tử. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có trị giá kim ngạch nhập khẩu lớn nhất, đạt 1,389 tỷ USD, tăng tới 38,6% so với 15 ngày cuối tháng 1. Mặt hàng lớn khác là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng cũng có kim ngạch nhập khẩu lên đến 1,355 tỷ USD, tăng gần 35%.
Bên cạnh hai mặt hàng nêu trên, còn phải kể đến các nhóm hàng nhập khẩu quan trọng khác như: Vải đạt 401 triệu USD, tăng gần 52%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 222,6 triệu USD, tăng gần 69,3%; sắt thép đạt 841.438 tấn, trị giá kim ngạch 453 triệu USD, tăng gần 43,4% về sản lượng và gần 45% về trị giá…
Với sự tăng trưởng mạnh về trị giá kim ngạch trong nửa đầu tháng 2, kéo theo tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu cả nước tính từ đầu năm đến 15/2 đạt 21,426 tỷ USD, tăng tới 31,7% so với cùng kỳ 2016, tương đương con số tăng thêm tới 5,152 tỷ USD. Kết quả trên cũng cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng nhập khẩu của cả năm 2016 khi năm ngoái chỉ đạt 5,2%.
Việc tăng mạnh về trị giá kim ngạch nhập khẩu cũng giúp cho số lượng nhóm hàng “tỷ USD” tính đến trung tuần tháng 2/2017 tăng thêm 2 nhóm so với cùng kỳ 2016. Hai nhóm mới gia nhập là sắt thép và vải.
Trong đó, sắt thép vọt từ con số 703 triệu USD của năm 2016 đã lên đến 1,116 tỷ USD trong 1,5 tháng đầu năm nay, tương đương mức tăng tới gần 59%, và con số tuyệt đối tăng thêm 413 triệu USD, nghĩa là bình quân mỗi ngày mặt hàng này tăng thêm gần 10 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với mặt hàng vải, tốc độ tăng trưởng khá, đạt khoảng 9,8%, từ mức 969 triệu USD của năm 2016 lên 1,063 tỷ USD trong năm nay.
Trong khi đó, 3 nhóm hàng nhập khẩu tiếp tục giữ vị trí là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại và linh kiện cũng có sự tăng trưởng mạnh. Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng tới 1,048 tỷ USD và là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 714 triệu USD; điện thoại và linh kiện tăng 258 triệu USD.
Đáng chú ý, trái ngược với sự vươn lên mạnh mẽ trong hoạt động nhập khẩu, lĩnh vực xuất khẩu sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán có dấu hiệu đi xuống.
Cụ thể, nửa đầu tháng 2 vừa qua, cả nước chỉ xuất khẩu được lượng hàng hóa đạt trị giá kim ngạch 5,888 tỷ USD, giảm tới 1,114 tỷ USD so với nửa cuối tháng 1 trước đó.
Trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may có sự sụt giảm mạnh nhất, khi trị giá kim ngạch nửa đầu tháng 2 chỉ đạt 545 triệu USD, giảm tới 625 triệu USD so với nửa cuối tháng 1. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là giày dép cũng giảm tới 159,4 triệu USD…
Việc nhập khẩu tăng mạnh trong khi xuất khẩu giảm khiến cho cán cân thương mại của nước ta tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 2/2017 tiếp tục rơi vào cảnh nhập siêu với con số thâm hụt thương mại 1,21 tỷ USD.
Nhập siêu có đáng lo?
Việc nhập siêu trong gần 2 tháng đầu năm có phải chỉ mang đến màu sắc ảm đạm đối với với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta? Qua phân tích số liệu trên ở một khía cạnh nào đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực lại mang đến sự lạc quan đối với nền kinh tế.
Bởi sự tăng trưởng rơi vào những nhóm hàng phục vụ sản xuất như máy móc thiết bị, vải, sắt thép, cho thấy các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị lớn ngay sau thời điểm nghỉ tết Nguyên đán để bắt tay vào phục vụ hoạt động sản xuất hoặc đầu tư xây dựng (dựa vào nguồn sắt thép nhập khẩu).
Bên cạnh đó, các mặt hàng như linh kiện điện thoại; linh kiện máy vi tính ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng còn là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho chính hoạt động sản xuất xuất khẩu của hai ngành hàng quan trọng hàng đầu này.
Một điểm đáng quan tâm nữa là những nhóm hàng nhập khẩu chủ lực, nhất là máy móc thiết bị cũng sẽ đóng góp thêm nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước.
Đây là những lợi ích nổi bật có thể thấy được từ việc tăng trưởng nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh các nguồn hàng chủ lực, quan trọng của nền kinh tế như nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất; máy móc thiết bị… vẫn phụ thuộc lớn vào hoạt động nhập khẩu.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Viên chức muốn được chuyển sang công chức
- ·Kết quả bóng đá World Cup 2022 hôm nay 18/12
- ·Messi đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2022
- ·Điểm sáng về tăng gia sản xuất
- ·Em Mai Thị Phương được bạn đọc ủng hộ hơn 25 triệu đồng
- ·Thủ tục hải quan đã đơn giản hay chưa?
- ·Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021
- ·Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chúc tết Tỉnh ủy
- ·Cậu bé có số phận éo le có thêm tiền chữa bệnh
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 17/12
- ·Thiên tai kết nối Nhật
- ·Công an thu giữ ô tô Tina Duong, Anna Bắc Giang thuê, xuất hiện hacker “giải cứu”
- ·Nợ nần chồng chất, CII chứng khoán hóa dòng tiền dự án BOT
- ·Thanh Hóa: Sẽ xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến chi sai gần 100 tỷ đồng
- ·Cha con tôi mừng rơi nước mắt
- ·Vi phạm công bố thông tin, quỹ ngoại America LLC bị xử phạt
- ·Nhận diện lợi dụng mạng xã hội để chống phá
- ·SHB được chấp thuận nâng vốn điều lệ lên hơn 19.260 tỷ đồng
- ·Công ty phá sản, lao động nữ sợ mất trợ cấp
- ·Vụ cô giáo dùng gai bưởi đâm 9 bé 4 tuổi: Nước mắt uất ức của các bậc phụ huynh