会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua.nét】Thị trường Carbon: Nỗi lo nhân lực chưa đủ đáp ứng thị trường!

【ket qua.nét】Thị trường Carbon: Nỗi lo nhân lực chưa đủ đáp ứng thị trường

时间:2024-12-23 22:42:32 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:851次

Đó là những trăn trở được GS. TS Hoàng Xuân Cơ,ịtrườngCarbonNỗilonhânlựcchưađủđápứngthịtrườket qua.nét Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam chia sẻ trong cuộc trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam.

Thưa GS, việc vận hành thí điểm thị trường carbon vào năm 2025, chính thức vào năm 2028 sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Thị trường carbon vốn đã ra đời từ cách đây hơn 15 năm, từ sau Nghị định thư Kyoto của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và đã được các quốc gia phát triển triển khai áp dụng từ nhiều năm nay. Do đó, việc phát triển thị trường carbon không chỉ là xu thế, mà còn là cơ hội để Việt Nam hướng tới “Net zero” vào năm 2050 và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp. 

GS. TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Về mặt vĩ mô, DN giảm phát thải, tham gia thị trường carbon là cùng Chính phủ thực hiện cam kết quốc tế trong giảm phát thải; trực tiếp đóng góp vào công cuộc bảo vệ sự sống trước tác động của biến đổi khí hậu. 

Ngoài ra, DN khi tham gia thị trường này cũng thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Rõ ràng, khi vận hành thị trường này, các DN sẽ có giải pháp mạnh mẽ, tích cực hơn trong việc giảm phát thải, xác định và bán lượng tín chỉ carbon dư thừa nhờ giảm được lượng khí thải, tạo ra thêm doanh thu cho DN. Từ đó, nguồn thu nhập mới này quay trở lại giúp các DN bù đắp chi phí triển khai công nghệ phát thải thấp. 

Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường carbon cũng sẽ giúp DN gia tăng mức nhận diện thương hiệu, có thêm nhiều lợi thế trong thị trường tiêu dùng, đàm phán, xuất khẩu sản phẩm. Đối với DN vừa và nhỏ, thị trường carbon tự nguyện là một thị trường rất tiềm năng. Hàng hóa carbon trên thị trường hình thành từ đa dạng nguồn từ các chương trình, dự án giảm phát thải KNK như trồng rừng chẳng hạn, các dự án năng lượng tái tạo… Qua đó, DN có thể bán tín chỉ carbon thông qua chương trình tạo tín chỉ được các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia công nhận.

Để chuẩn bị tốt việc vận hành thị trường carbon, theo GS chúng ta cần phải chuẩn bị những gì?

Theo tôi thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản để tiến tới vận hành tốt thị trường này. Vấn đề trước mắt cần giải quyết chính là việc hoàn thiện quy định về kiểm kê, tiêu chuẩn khí thải và các quy định về báo cáo khí thải, cung cấp thông tin về thị trường carbon đảm bảo tính phù hợp và khả năng tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định, hướng dẫn doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định - PV) cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn, hệ số phát thải đối với các lĩnh vực sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng ta cũng cần hoàn thiện quy định pháp luật về phát triển thị trường carbon. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2023, hiện có 73 công cụ định giá khác nhau được áp dụng ở các quốc gia. Ở Việt Nam, tới nay vẫn chưa áp dụng được công cụ thị trường carbon ETS hoặc thuế carbon, hai công cụ chính sách được coi là hiệu quả nhất, được nhiều quốc gia sử dụng để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân trong giảm phát thải KNK. Liên quan đến các công cụ đơn giản hơn, chúng ta mới chỉ có cơ chế CDM, áp dụng thuế BVMT đối với một số sản phẩm và thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon của rừng (CPFES).

Cho đến nay, việc công nhận và phát hành tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn phụ thuộc vào bên thứ 3 là các tổ chức hoặc cơ chế tín chỉ quốc tế. Hình ảnh của bên bán ở Việt Nam vẫn còn mờ nhạt. Để thực hiện điều này, sự hợp tác và phối hợp hiệu quả giữa DN, các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý công quốc gia là rất cần thiết. Trong mối quan hệ hợp tác này, khu vực DN sẽ là nhân tố cốt lõi vì họ là tác nhân tạo ra khí thải và là đối tượng sẽ tham gia và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường tín chỉ carbon.

 Nguồn nhân lực tại DN hiện chưa đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi xanh. (Ảnh: Nhân viên Vinamilk tham gia dự án rừng ngập mặn tại Cà Mau).

Có ý kiến cho rằng nhân lực của chúng ta hiện chưa đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu về chuyển đổi xanh - nền tảng để DN giảm phát thải, xây dựng các dự án tín chỉ carbon. GS có suy nghĩ gì về việc này?

Tôi thấy vấn đề nhân lực là điều trăn trở của rất nhiều bộ ngành và DN. Một báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) từng cho thấy, có tới 60% thanh niên Việt Nam có thể thiếu các kỹ năng xanh cần thiết để phát triển trong công cuộc chuyển đổi xanh. Trong khi đó, dưới góc độ bền vững, quản trị nguồn nhân lực xanh là yếu tố quan trọng nhất đối với DN. Mà để thực hiện được quá trình chuyển đổi xanh, cách thức nhanh nhất và tốt nhất là nâng cao ý thức của toàn thể đội ngũ nhân sự. Khi tất cả nhân viên đều chủ động thực hành chuyển đổi xanh thì các mục tiêu phát triển bền vững của DN mới nhanh chóng đạt được.

Trong lộ trình giảm phát thải hướng tới chuyển đổi xanh hay xây dựng các dự án tín chỉ carbon, rất nhiều doanh nghiệp bắt đầu bằng việc chuyển đổi năng lượng. GS có đề xuất gì cho giải pháp này?

Các thống kê cho thấy, Việt Nam là nước có nguồn năng lượng tương đối đa dạng, có nhiều tiềm năng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời nên DN hoàn toàn có đủ khả năng sử dụng trong quá trình chuyển đổi năng lượng, từng bước thay thế nhiên liệu hóa thạch, không carbon. Đây cũng là xu hướng tất yếu của tương lai khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.

Việc chuyển đổi hay thực hiện các dự án điện tái tạo cần được tính toán kỹ.

Tuy nhiên, khi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng xanh, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu điều tra nghiên cứu cơ bản, dữ liệu đã cũ, chưa sản xuất được thiết bị phát điện gió, điện mặt trời, thiết bị chuyển đổi và nối lưới làm tăng giá thành sản xuất điện. Điều này cũng sẽ dẫn đến chi phí đầu vào cho việc chuyển đổi năng lượng tái tạo tăng cao. Ngoài ra, tiềm năng chỉ ở dạng ước tính và khá nhiều vùng đất không có đủ điều kiện xây dựng trang trại điện gió lớn nên tiềm năng lắp đặt công suất điện cũng sẽ thấp hơn nhiều số liệu được đưa ra bởi các nghiên cứu đó.

Trong thực tế, những vùng có năng lượng gió lớn và điều kiện địa hình, địa chất, vị trí thuận lợi sẽ được ưu tiên khai thác trước nên khó xác định được điện gió đã phát triển tương xứng với tiềm năng đó chưa. Và cũng tương tự như vậy đối với điện năng lượng mặt trời. Vì vậy, khi chuyển sang điện xanh, các doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu kỹ để tránh gây xáo trộn lớn trong hoạt động kinh tế và sản xuất.

Xin cảm ơn GS!

Ngọc Anh (thực hiện)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Nâng cao chất lượng logistics, tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt
  • Vietnamese embassy in US moves to fight discrimination against Asian Americans
  • Việt Nam applauds positive adjustment in US Treasury Department’s report
  • Việt Nam calls for int'l efforts to prevent violence, promote dialogue in Myanmar
  • Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng
  • Perseverance, Partnership, Progress
  • Vietnamese PM Chính to attend ASEAN Leaders' Meeting on Myanmar
  • New chairs chosen for NA Committees
推荐内容
  • Hà Nội sẽ mạnh tay cúp điện, cắt nước các chung cư không chấp hành quy trình PCCC
  • Third Vietnamese military officer to work at UN headquarters
  • Chinese vessels' presence in East Sea reef violates Việt Nam's sovereignty: Spokesperson
  • Việt Nam sends condolences to UK over passing of Prince Philip
  • Clip: Vệt nước màu lạ ở Quảng Bình là do thuỷ triều đỏ
  • PM Phạm Minh Chính attends the ASEAN Leaders’ Meeting