【bảng xh fifa】Đầu tư hơn 300 tỷ xây cầu Nghĩa Tự; hơn 97.000 tỷ đồng cho dân sinh Hà Nội
Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Đề nghị công bố đưa đoạn cao tốc 2 làn xe La Sơn - Hòa Liên dài 66 km vào khai thác
TheĐầutưhơntỷxâycầuNghĩaTựhơntỷđồngchodânsinhHàNộbảng xh fifao thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị Bộ GTVT công bố đưa đoạn La Sơn – Hòa Liên (Km0 – Km66) thuộc Dự ánphân kỳ đầu tư giai đoạn 1 - Xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BT vào khai thác kể từ ngày 12/4/2022.
Đoạn tuyến La Sơn – Hòa Liên dài 66 km, có điểm đầu (Km0), giao với ĐT14B tại Km4+500 (ĐT14B), thuộc thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế; điểm cuối tạo nút giao Hòa Liên (Km66), giao với tuyến Nam Hải Vân – Túy Loan, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Tuyến đường có nền đường theo quy mô cao tốc 4 làn xe, rộng 22m; mặt đường phân kỳ 2 làn xe, trong đó, đoạn La Sơn – đèo La Hy có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường có vận tốc thiết kế 80 km/h. mặt đường thực hiện phân kỳ đầu tư với quy mô 2 làn xe; đoạn đèo La Hy – nút giao Hòa Liên có bình diện và trắc dọc đạt tiêu chuẩn đường cao tốc có vận tốc thiết kế cấp 60 km/h, mặt cắt ngang thực hiện phân kỳ đầu tư với quy mô 2 làn xe.
Dự án do nhà đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư BT Cam Lộ - Túy Loan là chủ đầu tư với tổng nguồn vốn khoảng 10.369 tỷ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay có bảo lãnh Chính phủ. Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và không trả lãi vay trong thời gian xây dựng. Công trình được khởi công từ tháng 2/2015 và hoàn thành vào ngày 7/7/2021.
Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, hiện Cục Quản lý đường bộ II, III đã ký tiếp nhận 31/31 gói thầu xây lắp trên đoạn La Sơn – Hòa Liên, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết, đảm bảo ATGT trước khi thông xe, trong đó có vị trí sạt trượt mái taluy dương do ảnh hưởng của mưa bão tại đoạn Km25+ 300 – Km25+700.
Hiện các nhà thầu đang triển khai thi công mặc dù với quyết tâm cao và thực hiện rất quyết liệt từ Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát, nhà thầuthi công như: tăng cường xe máy, thiết bị thi công; tăng ca kíp; nhân lực thi công do vậy đã có chuyển biến rõ rệt nhưng do thời tiết khu vực thi công diễn biến khó lường, từ ngày 21/3/2022 đến ngày 1/4/2022 phạm vi Dự án trên địa bàn huyện Nam Đông đã xuất hiện mưa từ chiều, tối đã ảnh hưởng đến công tác thi công đào và vận chuyển đất, do đó hạng mục trên vẫn chưa hoàn thành theo đúng yêu cầu của Bộ GTVT.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện khi đưa công trình vào khai thác, Đoàn liên ngành gồm: Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Quản lý đường bộ II, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND các huyện Phú Lộc, Nam Đông đã kiến nghị lùi thời gian đưa vào khai thác sử dụng đến khi thi công vị trí xử lý kỹ thuật mái taluy dương Km25+300 hoàn thành.
Đối với khối lượng còn lại không nhiều (15.000m3 đào) trên cơ sở cam kết của nhà thầu, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh sẽ đôn đốc, chỉ đạo Tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hoàn thành trước 12/4/2022.
Quảng Nam đầu tư hơn 300 tỷ xây cầu Nghĩa Tự qua sông Cổ Cò
Ngày 4/4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố kết luận của ông Nguyễn Hồng Quang – Phó chủ tịch Tỉnh về giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò.
Trong kết luận này, ông Nguyễn Hồng Quang yêu cầu Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các địa phương là thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án.
Dự án nạo vét sông Cổ Cò đang chậm tiến độ. |
Đối với hạng mục các cầu qua sông Cổ Cò, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai xây dựng cẩu Nghĩa Tự và cầu Thôn 3.
Trong đó, với cầu Nghĩa Tự, ông Nguyễn Hồng Quang yêu cầu khẩn trương lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 09 hộ dân bị ảnh hưởng thi công mố, trụ cầu để bàn giao mặt bằng thi công phần cầu trong tháng 4/2022 theo đúng cam kết với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hồ sơ, thủ tục để đầu tư xây dựng các khu dân cư phục vụ tái định cư đã được UBND tỉnh thống nhất chủ trương, tập trung thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các khu dân cư phục vụ tái định cư; trong đó lưu ý đến 5 hộ dân còn vướng mắc, chưa giải phóng mặt bằng tại Khu A2, A3 thuộc dự án Khu dân cư Thống Nhất giai đoạn 2.
Ngoài ra rà soát quỹ đất, nghiên cứu, đề xuất đầu tư thêm các khu dân cư phục vụ tái định cư để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng cầu Nghĩa Tự giai đoạn 1, giai đoạn 2 và các dự án đầu tư khác trên địa bàn.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Nghĩa Tự (phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn); tổng mức đầu tư 315 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 131 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư dự án từ ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2025. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh.
Đối với cầu Thôn 3, tỉnh Quảng Nam yêu cầu sớm di dời đường dây điện trung thế để đảm bảo mỹ quan, kiến trúc chung của tuyến sông Cổ Cò và các đô thị ven sông; thống nhất chủ trương di dời đường dây trung thế tại vị trí thi công cầu Thôn 3, phường Điện Ngọc.
Về phần đường dẫn 2 đầu cầu, xem xét đảm bảo hạn chế thấp nhất đối với lô đất bị ảnh hưởng, xem xét lập phương án bồi thường, hỗ trợ ảnh hưởng (nếu có) cho các nhà dân khi xây dựng hoàn thành công trình…
Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Dự án Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò là dự án quan trọng, được Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam rất quan tâm chỉ đạo, cùng thống nhất hợp tác triển khai để tạo động lực phát triển liên vùng, khôi phục lại giá trị của dòng sông trước đây. Dự án sau khi nạo vét khơi thông sẽ kết nối hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam tạo động lực phát triển du lịch đường sông.
Vì vậy yêu cầu thị xã Điện Bàn, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị liên quan tích cực phối hợp triển khai thực hiện Dự án.
Tỉnh Quảng Nam, giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông phối hợp chặt chẽ với UBND thị xã Điện Bàn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tập trung chỉ đạo triển khai thi công ngay khi có mặt bằng, hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải để kiểm tra các công trình cầu qua sông Cổ Cò để có phương án tháo dỡ, bổ sung gia cố đảm bảo an toàn khi thực hiện việc nạo vét luồng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Bắc Ninh dự kiến lập thêm 8 khu công nghiệp
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, tỉnh này dự kiến thành lập mới 8 khu công nghiệp, tổng diện tích hơn 1.700 ha.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn ở miền Bắc. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong kế hoạch thu hút đầu hạ tầng khu công nghiệp, tỉnh dự kiến thành lập các khu công nghiệp sau: Thuận Thành 1 quy mô 250 ha; Thuận Thành 3 - Phân khu C 200 ha; Yên Phong 2 - A 151,27 ha; Quế Võ 2 (giai đoạn 2) 277,52 ha; Quế Võ 3 (giai đoạn 2) 208,54 ha; An Việt – Quế Võ 6 quy mô 78,67 ha; Gia Bình 2 diện tích 249,75 ha; khu công nghệ thông tin tập trung tỉnh 250 ha tại phường Khắc Niệm, TP. Bắc Ninh và xã Liên Bão, huyện Tiên Du.
Bắc Ninh cũng khuyến khích đầu tư vào 14 Dự án công nghiệp, trong đó có các khu công nghiệp đã thành lập: Thuận Thành 1 quy mô 250 ha; Gia Bình 2 diện tích 249,75 ha; Yên Phong 2 - A 151,27 ha; Quế Võ 2 (giai đoạn 2) 277,52 ha; Quế Võ 3 (giai đoạn 2) 208,54 ha…
Các dự án sẽ thu hút đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 là Lương Tài 1 diện tích 245 ha; CN Lương Tài 2 diện tích 495 ha; Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ Lương Tài 665 ha; khu công nghiệp tại huyện Quế Võ 150 ha; Gia Bình 1 quy mô 250 ha; bổ sung 100 ha vào Thuận Thành 3 - Phân khu C và bổ sung khoảng 55,29 ha liền kề Khu công nghiệp Gia Bình 2.
Hiện tại, Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp đã thành lập, với tổng diện tích gần 6.400 ha.
Bố trí vốn xây nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay Sân bay Côn Đảo
Đây là các hạng mục thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách” và “Mở rộng sân đỗ tàu bay cảng hàng không Côn Đảo” do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư.
Cảng hàng không Côn Đảo. |
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có công văn gửi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về việc bố trí vốn cho Dự án xây dựng nhà ga hành khách - Cảng hàng không Côn Đảo và Dự án mở rộng sân đỗ tàu bay - cảng hàng không Côn Đảo.
Cụ thể, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệpxem xét, ưu tiên bố trí nguồn vốn theo đề nghị của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam để thực hiện hoàn thành 2 dự án: “Xây dựng nhà ga hành khách” và “Mở rộng sân đỗ tàu bay” trong năm 2023 cùng với Dự án “Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn; hệ thống đèn hiệu đường cất hạ cánh”.
Theo ông Trần Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Dự án mở rộng cảng hàng không Côn Đảo được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định là 1 trong 42 Dự án trọng điểm của tỉnh cần sớm triển khai thực hiện hoàn thành trong giai đoạn 2020 - 2023.
Hiện nay Dự án mở rộng và nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch điều chỉnh tại Quyết định số 1533/QĐ-BGTVT ngày 17/8/2021.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn; Hệ thống đèn hiệu đường cất hạ cánh” tại Quyết định số 1795/QĐ-BGTVT ngày 14/10/2021 và giao cho Cục Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện. Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn; Hệ thống đèn hiệu đường cất hạ cánh” đã được bố trí kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 1.590 tỷ đồng.
Ngày 17/2/2022, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ GTVT về các nội dung tham gia phối hợp, hỗ trợ của tỉnh trong quá trình triển khai dự án.
Tại buổi làm việc, Cục Hàng không Việt Nam đã thống nhất với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về tiến độ thực hiện “Cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn; Hệ thống đèn hiệu đường cất hạ cánh” sẽ khởi công khoảng đầu tháng 3/2023 và hoàn thành vào tháng 12/2023, thời gian ngừng bay dự kiến từ tháng 3/2023 đến trước Tết Nguyên đán 2024.
Cũng tại buổi làm việc, Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam báo cáo là đã tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 cho Cảng hàng không Côn Đảo với 2 dự án trọng điểm là “Xây dựng nhà ga hành khách” và “Mở rộng sân đỗ tàu bay”, đang trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét phê duyệt nhưng đến nay chưa có kế hoạch bố trí vốn trung hạn đến năm 2025.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận thấy việc triển khai các dự án thành phần cần phải được thực hiện song song và hoàn thành công trình cùng thời điểm (trước Tết Nguyên đán năm 2024) để bảo đảm toàn bộ Dự án cải tạo, nâng cấp cảng hàng không Côn Đảo đưa vào khai thác đồng bộ, mới phát huy được hiệu quả và theo đúng kế hoạch.
Cảng hàng không Côn Đảo được quy hoạch là cảng hàng không nội địa cấp 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II, có thể khai thác máy bay code C và tương đương (có thể đón được máy bay cỡ lớn như A320, A321), có 8 vị trí đỗ máy bay.
Sân bay này cũng được quy hoạch công suất 2 triệu hành khách/năm và 4.400 tấn hàng hóa/năm.
Sân bay hiện khai thác các chặng đi đến từ TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ, tần suất 20-22 chuyến một ngày; công suất phục vụ 400.000 khách mỗi năm. Lượng khách những năm qua tăng cao, trung bình 15% mỗi năm, song hạ tầng chưa đáp ứng nên sân bay chỉ khai thác máy bay nhỏ, không thể bay đêm.
Hà Nội: Tổng vốn đầu tư phát triển quý I/2022 đạt 76.260 tỷ đồng
Văn phòng UBND TP. Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022. Chánh Văn phòng UBND TP Trương Việt Dũng và Phó Giám đốc Phụ trách Sở TT&TT Nguyễn Việt Hùng đồng chủ trì buổi họp báo. Cùng tham dự còn có lãnh đạo các sở, ngành, một số quận, huyện liên quan.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, qua 3 tháng đầu năm 2022, kinh tếThành phố phục hồi rõ nét, toàn diện, đồng bộ và quan trọng là đã theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.
Tình hình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh khởi sắc. So với cùng kỳ, các chỉ số tăng mạnh, các ngành tăng tốc trở lại cho thấy Thành phố đang thực hiện hiệu quả Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế.
Cụ thể, về công tác phòng, chống dịch Covid-19, quý I/2022, ghi nhận tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với số mắc cao trong cộng đồng, đặc biệt sau Tết nguyên đán, với sự xuất hiện của biến chủng Omicron là chủng lây nhiễm chính tại cả 30/30 quận, huyện, thị xã.
Thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ, ngay từ đầu năm, cả hệ thống chính trị Thành phố đã chủ động, quyết liệt thực hiện hiệu quả các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trên các ngành, lĩnh vực, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa tập trung công tác phòng, chống dịch. Với sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của các cấp ủy đảng, các ngành, địa phương, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Trung ương, Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, đến thời điểm này có thể đánh giá, khẳng định Thành phố đã bước qua đỉnh dịch Covid-19.
Số ca mắc trong kỳ cuối tháng 3 trở lại đây giảm mạnh (giảm khoảng 45% so với kỳ báo cáo trước). Thành phố từng bước kiểm soát hiệu quả tình hình; quan trọng đã thực hiện tốt các mục tiêu cốt lõi trong công tác phòng chống dịch; tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong giảm; đẩy mạnh bao phủ tiêm chủng mũi 2,3; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết cơ bản thủ tục hành chính cho người dân.
Công tác truyền thông nâng cao ý thức chấp hành quy định phòng dịch của người dân được chú trọng. Bắt đầu từ sáng ngày 6/4/2022, các cháu học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đã được đi học trực tiếp trở lại tại cả 30 quận, huyện, thị xã, trên cơ sở kiểm soát dịch và sự tự nguyện, đồng thuận của các bậc phụ huynh học sinh.
Cũng theo ông Trương Việt Dũng, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ rệt, các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế Thành phố những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu khởi sắc, tích cực, thể hiện sức bật của các ngành kinh tế trọng yếu đang dần phục hồi, phát triển sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tổng sản phẩm trên địa bàn quý I tăng 5,83%, gấp 1,16 lần cả nước (5,03%), gấp 3,1 lần TP.HCM (1,88%), đúng với kịch bản tăng trưởng đề ra (từ 5,7-6,2%). Trong đó, dịch vụ tăng 6,15%, công nghiệp - xây dựng tăng 5,61%; nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,39%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,92%. Đây là mức tăng rất quan trọng với xu hướng phục hồi đà tăng trưởng ở nhiều ngành, lĩnh vực.
Cùng với đó, các cân đối lớn được đảm bảo, thu đảm bảo chi. Cụ thể, tổng thu NSNN trên địa bàn thực hiện quý I là 102.402 tỷ đồng, đạt 32,9% dự toán, tăng 19,6% so với cùng kỳ.
Về giải ngân xây dựng cơ bản, tính đến hết ngày 31/3, toàn Thành phố giải ngân được 4.111 tỷ đồng, đạt 8% kế hoạch (tăng 26,7% so với cùng kỳ), đến hết ngày 5/4 đạt 8,62 kế hoạch.
Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tổng vốn đầu tư phát triển quý I đạt 76,26 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ, cao hơn TP.HCM (7,3%), có 6.250 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 95 nghìn tỷ đồng (tăng 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 4%; có 4.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 2%).
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Thành phố đều tăng như: Chỉ số sản xuất công nghiệp; Kim ngạch xuất, nhập khẩu; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Đa số các ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngành thương mại, dịch vụ phục hồi do Thành phố mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng trong trạng thái bình thường mới.
Trong tháng 3, tăng trưởng khách du lịch đến Hà Nội đạt trên 2 con số (45%) so với cùng kỳ do chính sách mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm hoạt động trở lại được nhân dân tích cực hưởng ứng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, giữ vững. Thành phố tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Quan tâm chăm lo chu đáo các đối tượng chính sách, người nghèo trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.
Về hoạt động chỉ đạo, điều hành, trong quý I, Thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực như: Báo cáo Bộ Chính trị Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, được Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thành phố Hà Nội đã trình và được Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phố đã phê duyệt án Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; Phê duyệt thêm 09 nhiệm vụ quy hoạch phân khu thuộc đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc... Đã khởi công nhà máy điện rác Seraphin khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Sơn Tây. Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 về Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội.
Phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 21/3/2022 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi, phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Hoàn thiện các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết chuẩn bị trình Kỳ họp chuyên đề tháng 4 HĐND Thành phố.
Cũng tại Họp báo, ông Trương Việt Dũng cho biết, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chỉ đạo, tháng 4 và quý II, các sở, ban, ngành Thành phố tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong quý I, thực hiện các nhiệm vụ đề ra từ đầu năm, đồng thời bám sát diễn biến thị trường thế giới và xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraina để dự báo tình hình và kịp thời có giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng 7-7,5%, đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách và kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Các cấp, ngành, địa phương, đứng đầu là cấp trưởng các đơn vị cần quyết tâm, nỗ lực hơn, tập trung triển khai công việc một cách trọng tâm, trọng điểm, chọn việc và giải quyết dứt điểm các công việc có tác động lan tỏa ngay đến phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong điều hành chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, tập trung bám sát triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, KT-XH quan trọng đặt ra với địa bàn Thủ đô; các quyết định, quy định mới của UBND Thành phố.
Thứ hai, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19; triển khai các nhiệm vụ trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Thứ ba, tổ chức thành công Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 31.
Thứ tư, tăng tốc phát triển kinh tế; tập trung quyết liệt giải ngân đầu tư công. Coi công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là cơ sở, là thước đo đánh giá để mỗi đơn vị, quận, huyện gắn với trách nhiệm người đứng đầu tập trung bứt tốc, đảm bảo hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế của ngành, địa phương năm 2022.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tại cơ sở.
Giao đầu mối thẩm định Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương trị giá 12.532 tỷ đồng
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 2135/VPCP – CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Một đoạn cao tốc Liên Khương - Prenn. |
Cụ thể, Phó thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng được giao chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, đầu tư công.
Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức PPP.
Đây là công trình do liên danh Tập đoàn T&T và Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Phương Trang là đơn vị đề xuất dự án với tổng chiều dài tuyến là 73,64 km. Dự án có điểm đầu tại Km 126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (điểm cuối của Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc); điểm cuối tại Km 200, giao với đường cao tốc Liên Khương – Prenn tại Km 208+650, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Theo quy hoạch, Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, nền đường rộng 24,75m, tốc độ khai thác 100 km/h, có làn dừng khẩn cấp. Tuy nhiên, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (2022 – 2025) sẽ xây dựng theo quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h; khoảng 8 km bố trí một vị trí dừng xe khẩn cấp rộng 24,75 m; giai đoạn 2 (sau năm 2030) sẽ đầu tư xây dựng theo quy mô hoàn chỉnh cùng hệ thống đường song hành đồng bộ.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 1 là 12.532 tỷ đồng; tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 2 là 5.420 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, vốn Nhà nước tham gia vào Dự án khoảng 4.000 tỷ đồng, nhà đầu tư huy động 8,532 tỷ đồng (chiếm 68,1% tổng mức đầu tư giai đoạn 1). Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2 sẽ do nhà đầu tư huy động toàn bộ.
Với mức thu phí khởi điểm là 1.700 đồng/xe tiêu chuẩn/km, giai đoạn 1 dự kiến hoàn vốn trong vòng 17 năm 7 tháng; giai đoạn 2 hoàn vốn trong vòng 10 năm 7 tháng.
Ngoài các cơ chế ưu đãi theo Luật PPP, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Dự án được áp dụng cơ chế đặc thù, ưu đãi đầu tư theo Đề án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được chi tiết các nội dung trong bước thực hiện Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Bình Định cần thu hồi gần 1.300 ha đất phục vụ cao tốc Bắc - Nam
Sở Giao thông - Vận tải Bình Định vừa có báo cáo về giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, tổng diện tích cần thu hồi tại Bình Định là gần 1.300 ha, trong đó đất lúa là 331,488 ha, đất rừng là 513,94 ha. Số hộ dân bị ảnh hưởng là 1.439 hộ. Tổng nhu cầu vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình đối với đất san lấp 13,66 triệu m3, cát xây dựng 1,74 triệu m3, đá xây dựng 2,948 triệu m3.
Hiện nay, đã có 8/8 địa phương có dự án đi qua đã thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, các địa phương đã lựa chọn đơn vị đo vẽ bản đồ địa chính để phối hợp với chủ đầu tư, Sở Giao thông - Vận tải tiếp nhận cọc giải phóng mặt bằng tại hiện trường. Sơ bộ xác định số hộ bị ảnh hưởng và dự kiến các khu tái định cư. Đối với các địa phương đã nhận giao cọc mốc giải phóng mặt bằng đã tiến hành kiểm đếm ước đạt 50%, dự kiến đến ngày 10/4/2022 sẽ hoàn thành.
Để công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt tiến độ, các sở, ngành Bình Định đã kiến nghị UBND tỉnh đề xuất Bộ Giao thông - Vận tải sớm bàn giao cột mốc để làm cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo về bồi thường, thu hồi đất, đảm bảo sớm hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng thi công dự án theo các mốc thời gian đề ra.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tự Công Hoàng, Bình Định thống nhất sẽ phối hợp với Ban Quản lý dự án 85 trình Chính phủ cho phép tỉnh làm chủ đầu tư tiểu dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua Bình Định.
Đồng thời yêu cầu các địa phương, sở, ngành phải quyết tâm thực hiện tốt các phần việc của mình, đưa Bình Định trở thành địa phương điển hình trong 12 tỉnh, thành phố mà dự án đường cao tốc này đi qua, không để bị Trung ương phê bình vì chậm trễ.
Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 – 2025 qua địa bàn tỉnh Bình Định thuộc 3 dự án thành phần với tổng chiều dài khoảng 118,8 km, gồm: Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (27,7km); Dự án thành phần đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn đi qua thị xã Hoài Nhơn (1,57 km), các huyện Hoài Ân (19,4 km), Phù Mỹ (19,3 km), Phù Cát (9,1 km), Tây Sơn (10,1 km) và Thị xã An Nhơn (8,7 km); Dự án thành phần đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh đi qua Thị xã An Nhơn (2,9 km), huyện Tuy Phước (10,2 km) và thành phố Quy Nhơn (9,0 km).
TP.HCM đầu tư 94 tỷ đồng làm các công trình hạ tầng kết nối xe buýt với các nhà ga Metro số 1
Giai đoạn 2022 – 2024, TP.HCM sẽ đầu tư 94 tỷ đồng để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các tuyến xe buýt nhằm kết nối với các nhà ga tuyến Metro 1.
Nội dung này đã được HĐND TP.HCM thông qua tại kỳ họp thứ 5, HĐND TP.HCM khóa X, theo tờ trình về quyết định chủ trương đầu tư Dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro 1, tuyến Bến Thành – Suối Tiên).
TP.HCM sẽ chi 94 tỷ đồng làm dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1. Ảnh: Lê Toàn |
Như vậy, TP.HCM sẽ chi gần 94 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố để thực hiện dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2024.
Dự án có quy mô đầu tư là các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các tuyến xe buýt nhằm kết nối với các nhà ga tuyến Metro 1 và các trạm dừng đỗ xe buýt xung quanh nhà ga để trung chuyển hành khách, bao gồm: Ga Văn Thánh, ga Tân Cảng, ga Thảo Điền, ga An Phú, ga Rạch Chiếc, ga Phước Long, ga Bình Thái, ga Thủ Đức, ga Khu Công nghệ cao, ga Đại học Quốc gia, ga Bến xe Suối Tiên (Bến xe miền Đông mới).
Đồng thời, cải tạo vỉa hè song hành và Xa lộ Hà Nội, tăng cường khả năng tiếp cận cho hành khách đi bộ đến các nhà ga.
Dự án cũng tổ chức mạng lưới xe buýt kết nối với tuyến Metro 1 trên cơ sở tái cấu trúc tuyến xe buýt hiện hữu và mở các tuyến buýt mới dọc hành lang Xa lộ Hà Nội để kêu gọi đầu tư phương tiện từ các đơn vị vận tải để khai thác, vận hành.
UBND Thành phố cũng dự báo nhu cầu vận tải hành khách của tuyến Metro 1, lượng hành khách lên xuống tại các nhà ga rất lớn. Bên cạnh đó, mức độ phân bố và phát triển dân cư như hiện nay của Thành phố sẽ không phát huy hết khả năng vận hành của tuyến Metro 1.
Do vậy, cần có sự hỗ trợ của phương thức vận tải xe buýt nhằm thu gom và giải tỏa hành khách từ các nhà ga của tuyến Metro 1 tới các khu vực lân cận và ngược lại.
Việc kết nối các nhà ga của tuyến Metro 1 với tuyến buýt trục chính, tuyết buýt nhánh và tuyến buýt gom tạo thành một hệ thống giao thông công cộng hợp nhất đa phương thức, kết hợp việc khai thác riêng lẻ của mỗi phương thức vận tải tạo thành mạng lưới liên kết phát triển đồng bộ, thống nhất.
Trong đó, tăng tính cơ động, khả năng tiếp cận và khối lượng vận chuyển cho trục hành lang Xa lộ Hà Nội (tuyến Metro 1) bằng hệ thống xe buýt. Điều này cho phép thu hút hành khách đến từ các khu vực khác trong Thành phố đến với tuyến Metro 1 và phát huy hết khả năng vận tải hành khách của tuyến này.
Dự án cũng góp phần hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Cần 141 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành điện giai đoạn 2021 - 2030
Tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam theo tính toán là 141,59 tỷ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỷ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỷ USD. Bình quân vốn đầu tư mỗi năm cho giai đoạn này khoảng 14,16 tỷUSD/năm (trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỷ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỷ USD/năm).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương): Việt Nam cần 141,59 tỷ USD vốn đầu tư vào ngành điện giai đoạn 2021-2030. |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công thương) cho biết tại Hội thảo "Khơi thông dòng vốn đầu tư vào ngành điện" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 8/4.
Cụ thể, khối lượng đầu tư đến 2030 gồm: Khối lượng lưới điện truyền tải 500 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 15.000 km (xây mớikhoảng 13.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 500 kV cải tạo và xây mới: khoảng 86.000 km (xây dựng mới khoảng 48.500 km); Lưới điện truyền tải 220 kV cải tạo và xây dựng mới: gần 23.000 km (xây mới khoảng16.000 km); Tổng dung lượng trạm biến áp 220 kV cải tạo và xây mới: khoảng 110.000 km (xây dựngmới khoảng 74.000 km).
Nói thêm về định hướng phát triển nguồn điện, ông Tuấn Anh cho biết, mục tiêu là xây dựng, phát triển ngành điện độc lập, tự chủ và hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào các nước ngoài, đặc biệt là các nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Tăng cường nhập khẩu và liên kết lưới điện với các nước láng giềng. Từng bước loại bỏ một cách mạnh mẽ các nguồn điện không thân thiện với môi trường và thay thế bằng các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Việc đầu tư các nguồn điện năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới cần cụ thể hóa nhanh nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COP26 về việc trung hòa Carbon vào năm 2050.
Phát triển nguồn và phụ tải một cách cân bằng, hạn chế tối đa truyền tải liên miền và xây dựng mới các đường dây truyền tải liên miền giai đoạntới năm 2030. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển lưới điện truyền tải để đấu nối các nguồn điện, nhằm giảm gánh nặng đầu tư cho ngành điện.
Chỉ đạo đảm bảo tiến độ các Dự án nguồn đang trong quá trình xây dựng nhưthủy điện Hòa Bình mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I; Đẩy mạnh nhập khẩu điện từ Lào; tiếp tục đàm phán nhập khẩu điện Trung Quốc; Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là khu vực miền Bắc; Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các đường dây 500 kV để tăng cường năng lựctruyền tải liên miền Bắc - Trung, tăng cường cải tạo, nâng cấp lưới điện tạicác khu vực tập trung nhiều nguồn năng lượng tái tạo để khai thác tối đa cácnguồn hiện có.
Theo ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ năm 2020 đến nay, chúng ta hầu như không có dự phòng do tăng trưởng phụ tải hầu như không có. Do đó, mỗi quốc gia cần cân đối tỷ trọng các nguồn điện cần hợp lý, cùng chính sách đủ hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào ngành điện.
"Với 14 tỷ USD/năm đã tăng hơn nhiều mức 9 tỷ USD/năm của giai đoạn trước. EVN chỉ là một phần, chúng tôi không đủ khả năng chịu đựng nguồn vốn lớn như vậy, cần kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế ", ông Tài Anh nói.
Thực tế, các nhà đầu tư tư nhân tính toán nhiều đến lợi nhuận tại mỗi dự án, việc thu xếp vốn từ các tổ chức tín dụng cũng đánh giá kỹ về triển vọng lợi nhuận của dự án, nên về dài hạn, chi phí điện còn gia tăng, ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước vào các dự án điện.
Giải pháp được các chuyên gia nhấn mạnh, cần hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh (giá điện minh bạch), tạo môi trường khuyến khích đầu tư có hiệu quả, cùng cơ hội thuận lợi cho việc phát triển năng lượng sạch, hoàn thiện cơ chế dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện cạnh tranh; điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện để phù hợp với hệ thống tích hợp năng lượng tái tạo...
"Những năm sau phải giải được bài toán làm thế nào để đáp ứng cung cầu điện cấp bách cho miền Bắc", ông Nguyễn Quốc Trung, Phó giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia lưu ý.
Ông Phạm Minh Hùng, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhìn nhận, quá trình làm Quy hoạch điện VIII đang tập trung tính toán nhu cầu phát triển, từ đó đưa ra quy mô vốn đầu tư. Vấn đề này cần bàn thêm nhiều, ngay cả khi Quy hoạch 8 được thông qua. Nhà đầu tư quan tâm chi phí có được tính toán vào giá điện hay không, nên phải đẩy mạnh thị trường, tìm được nhà đầu tư thực hiện dự án với chi phí thấp nhất để tăng tính hiệu quả.
Quan trọng là nhìn ra được nhà đầu tư dài hạn, cần loại bỏ những nhà đầu tư có tư tưởng "lướt sóng".
TP.HCM chuyển đổi 16,8 ha đất rừng trồng để làm đường vành đai 3
Ngày 7/4, HĐND TP.HCM tổ chức kỳ họp thứ 5 để thảo luận, xem xét và thông qua nhiều tờ trình quan trọng.
Một trong những nội dung đáng chú ý là thông qua Nghị quyết triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP.HCM. Dự án được thực hiện bằng hình thức đầu tư công kết hợp vốn ngân sách Trung ương và địa phương. Tổng mức đầu tư hơn 75.377 tỷ đồng, trong đó, từ ngân sách TP.HCM hơn 24.000 tỷ đồng.
Dự án vành đai 3 có tổng mức mức đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, trong đó, từ ngân sách TP.HCM hơn 24.000 tỷ đồng đã được HĐND TP.HCM thông qua. Ảnh: Trọng Tín |
Công trình có tổng chiều dài hơn 91,6 km, riêng chiều dài đầu tư giai đoạn 1 là hơn 76,3 km (với 4 làn xe, đường song hành mỗi bên từ 2-3 làn xe). Trong đó, chiều dài qua TP.HCM là 47,5 km, Đồng Nai là 11,2 km, Bình Dương là 10,7 km và Long An là 6,8 km.
Do thời gian cấp bách, HĐND TP.HCM cũng thông qua Nghị quyết áp dụng các cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ. Theo đó, để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, HĐND Thành phố thông qua chủ trương thực hiện dự án, cam kết cân đối, bố trí vốn ngân sách Thành phố (bao gồm cả phần vốn tăng thêm nếu có) đầu tư các dự án thành phần đi qua địa bàn.
Ngoài ra, HĐND Thành phố cũng thông qua chủ trương chuyển mục đích đất rừng để thực hiện dự án vành đai 3, dự án đi qua địa bàn Thành phố sẽ cần phải giải tỏa 408,81 ha đất tại TP. Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn và Bình Chánh.
Trong số đất giải tỏa, sẽ có 16,82 ha đất rừng ở địa bàn xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đây là loại rừng sản xuất, có nguồn gốc hình thành từ rừng trồng. HĐND Thành phố giao UBND Thành phố đảm bảo việc thực hiện quy định trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng.
Theo UBND Thành phố, việc khép kín vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.
Bên cạnh đó, vành đai 3 cũng mở ra hướng mới về phát triển đô thị cho các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch (Đồng Nai); khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi, TP.HCM); khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (Long An)... Từ đó, tuyến đường chia sẻ áp lực với khu vực nội đô của 4 địa phương, tác động tích cực không gian đô thị và phát triển đô thị bền vững.
Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, các xe vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, đông dân cư, tiết kiệm thời gian hành trình, chi phí vận tải, tạo thêm hướng kết nối giữa TP.HCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TP.HCM - Long Thành.
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành hơn 50% khối lượng
Đúng 8h sáng ngày 7/4, chỉ mất khoảng 30 phút giao ca, trên khúc sông Hồng nơi thi công các trụ giữa sông thuộc Gói thầu xây lắp số 1 đã rộn tiếng máy. Những chiếc cano chở công nhân và vật tư từ bờ Bắc sông Hồng ra các vị trí trụ giữa sông đang ken dày sắt thép đã lượn như mắc cửi.
Vinaconex thi công thân trụ T23HL cầu Vĩnh Tuy (phía Long Biên). Ảnh: Thành Vũ. |
Hiếm có công trường xây dựng công trình cầu vượt sông nào lại huy động nhiều thiết bị máy móc như tại Gói thầu xây lắp số 1 – Thi công cầu chính vượt dòng chủ. Chỉ khoảng 2 km công địa thuộc gói thầu này, Liên danh Vinaconex – Trung Chính đang huy động tới 10 sà lan 1.000 tấn, 2 tàu kéo, 10 cẩu cỡ lớn, 1 trạm trộn bê tông trên sông; 3 trạm trộn bê tông trên cạn… cùng 200 công nhân, thợ kỹ thuật làm liên tục 3 ca suốt từ ngoài Tết Nhâm Dần đến nay.
“Mục tiêu của chúng tôi là hoàn thành toàn bộ 6 bệ và thân trụ dưới nước trước khi lũ tiểu mãn về (khoảng tháng 6). Thời gian không còn nhiều nên chúng tôi đang huy động tối đa nhân lực, thiết bị hiện đại để hoàn thành đường găng tiến độ này”, ông Bùi Huy Thái, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án 1 (Vinaconex) cho biết.
Đây là mục tiêu đang nằm trong tầm tay của liên danh Vinaconex – Trung Chính, 2 nhà thầu thi công cầu mạnh bậc nhất Việt Nam hiện nay. Đối với phần việc của Vinaconex, tính đến ngày 7/4/2022, nhà thầu này đã hoàn thành 99,5% khối lượng thi công trụ T24HL, vượt tiến độ 20 ngày; hoàn thành 90% khối lượng thi công trụ T23HL, vượt tiến độ 15 ngày; trụ T22HL đã thi công xong cọc khoan nhồi và bê tông bịt đáy, đang tiếp tục thi công bệ trụ, tiến độ thi công đạt yêu cầu.
Tính chung, Gói thầu trị giá 1.083 tỷ đồng hiện đã đạt hơn 50% khối lượng hợp đồng.
Cần phải nói thêm rằng, hạng mục phức tạp nhất, quyết định đến tiến độ của toàn bộ Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 là Gói thầu số 1 với các trụ giữa sông vượt dòng chủ.
Do địa chất lòng sông Hồng phức tạp, có nhiều biến đổi hình thái, thủy triều lên xuống chênh nhau gần 3 mét. Công tác thi công cọc khoan nhồi đường kính 2m trên sông, làm hố móng sâu dưới nước gặp rất nhiều khó khăn; kết cấu công trình phức tạp, đòi hỏi độ an toàn và kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 4/2021, tức là chỉ sau 8 tháng thi công, liên danh Vinaconex – Trung Chính đã hoàn thành công việc khó khăn nhất tại Dự án gồm thi công an toàn, đạt chất lượng 140/140 cọc khoan nhồi đường kính 2m, sâu hơn 50m.
“Toàn bộ hạng mục cọc khoan nhồi đã thi công xong. Đến tháng 4/2022 sẽ hoàn thành xong bệ trụ và một phần thân trụ nổi trên mặt nước để không bị ảnh hưởng khi bước vào mùa mưa lũ. Khi thi công xong thân trụ, chúng tôi sẽ huy động 14 bộ xe đúc trị giá khoảng 10 tỷ đồng/xe để tiến hành thi công các dầm theo công nghệ đúc hẫng cân bằng để có thể hoàn thành hợp long các nhịp chính vượt sông có khẩu độ lên tới 135 m trước 30/4/2023”, ông Thái cho biết.
Đại diện Vinaconex cho biết, tiến độ thi công Gói thầu số 1 lẽ ra còn nhanh hơn nếu các đơn vị thi công không phải gặp khó khăn do các đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội trong năm 2021 khiến việc tổ chức thi công, cung ứng vật tư, vật liệu có lúc bị gián đoạn.
Một gói thầu xây lắp khác tại Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy có sự góp mặt của Vinaconex là Gói thầu số 5 đường dẫn phía Long Biên. Gói thầu số 5 hiện đã đạt 90% khối lượng, vượt xa tiến độ so với tiến độ chủ đầu tư đề ra.
Hiện khó khăn lớn nhất đối với các nhà thầu thi công Dự án là tình trạng tăng giá vật tư, vật liệu, đặc biệt là xăng dầu, thép. Giá hai loại vật liệu này hiện đã tăng từ 30% - 50% so với giá dự toán trong khi bù giá theo chỉ số chung của chủ đầu tư chỉ đáp 3- 7%. Tuy nhiên, trong khi chờ chủ đầu tư có giải pháp hỗ trợ, các nhà thầu cam kết sẽ bố trí đủ tài chính để triển khai thi công, đáp ứng đúng tiến độ của chủ đầu tư.
Theo ông Phạm Văn Duân, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội, toàn bộ các đường găng tiến độ tại Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy đã và đang được kiểm soát tốt. Khối lượng thi công toàn công trường đạt hơn 50%, lũy kế giải ngân đến cuối tháng 3/2022 đạt 1.008 tỷ đồng/2.068 tỷ đồng tổng giá trị hợp đồng.
“Dự án sẽ cơ bản hoàn thành các nhịp cầu dẫn phía Long Biên trong năm 2022, hoàn thành hợp long các nhịp chính trước tháng 4/2023. Nếu giữ vững tiến độ thi công, Dự án có thể hoàn thành trước tháng 6/2023, vượt kế hoạch đề ra”, ông Duân cho biết.
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 có tổng mức đầu tư 2.538 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách TP. Hà Nội, được khởi công tháng 1/2021, riêng Gói thầu số 1 khởi công tháng 6/2021. Cầu dài 3,5 km, rộng 19,25 m, với bốn làn xe (hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn tổng hợp và dải đi bộ). Điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Cầu Vĩnh Tuy 2 sau khi hoàn thành, khớp nối với đường Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Chậm tiến độ nâng cấp, Quốc lộ 25 qua Phú Yên gia hạn lần 2
Theo kế hoạch ngày 31/3/2022 sẽ hoàn thành cả hai dự án thành phần 1 và thành phần 2 dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 25 đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên nhưng đã chậm tiến độ
Ban Quản lý Dự án 6 cho hay, do khó khăn về giải phóng mặt bằng khoảng 300m (km30+530+km30+886, Quốc lộ 25) nên dự án thành phần 2 nâng cấp QL25 do Ban làm chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành và xin gia hạn lần 2 đến 31/5/2022. Dự án thành phần 2 có 3 gói thầu xây lắp. Đến nay, hai gói thầu xây lắp đã hoàn thành (XL2.7; XL2.8). Còn lại, một gói thầu (2.16) bổ sung dài 9,4km mới được giao từ tháng 3/2021 nên quỹ thời gian chỉ có 6 tháng để vừa làm các thủ tục giải phóng mặt bằng và chọn nhà thầu.
Không những vậy, theo Ban quản lý dự án 6, vì đây là tuyến quốc lộ, vừa thi công vừa khai thác, lưu lượng phương tiện qua lại với mật độ dày nên thi công bị động. Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã yêu cầu các nhà thầu phải vừa đảm bảo an toàn công trình, vừa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.
Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên Quốc lộ 25 qua địa phận hai tỉnh Phú Yên và Gia Lai gồm 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 25 được triển khai trên địa bàn huyện Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên. Công trình có phần đường dài khoảng 5,4km và xây dựng mới cầu Trần Hưng Đạo. Dự án thành phần 1 do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Yên làm chủ đầu tư, hiện dự án đã hoàn thành.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 850 tỷ đồng. Đây là một trong 14 dự án giao thông quan trọng cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thông qua phương án sử dụng 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tại Nghị quyết 556/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 31/7/2018.
Gấp rút chuẩn bị thông xe cao tốc La Sơn - Túy Loan
Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh – Chủ đầu tư Dự án cao tốc La Sơn – Túy Loan cho biết, các đơn vị đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để sẵn sàng cho việc đưa cao tốc này vào khai thác ngay trong tháng 4/2022.
Theo ông Nguyễn Minh Khánh – Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đến đầu tháng 4/2022, những công việc cuối cùng như tổng dọn vệ sinh, đóng các đường ngang tự phát do người dân mở trước đây cơ bản đã hoàn thành.
Ông Khánh cung cho hay, hiện nay toàn tuyến còn 4 điểm rào chắn bị mở thành lối đi tự phát để đi tắt lên cao tốc, hiện chính quyền địa phương đang tổ chức vận động người dân đóng các lối mở này.
“Vừa qua, Cục Quản lý đường bộ III và các đơn vị chức năng đã kiểm tra việc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn. Nhất là việc nối lại vị trí hàng rào bảo vệ hành lang an toàn mà người dân tự phá dỡ, xử lý các vấn đề phát sinh, tồn đọng để đưa công trình vào thông xe kỹ thuật. Chúng tôi đề xuất thông xe vào giữa tháng này và đang chờ cơ quan chức năng chấp thuận” - ông Khánh thông tin.
Để sớm vận hành trong tháng 4/2022, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế đang gấp rút xử lý một số vướng mắc như an toàn giao thông, đường gom dân sinh, lối mở tự phát...
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông Lê Đình Thọ yêu cầu chủ đầu tư hoàn tất các khối lượng công việc được giao để đưa vào khai thác tuyến cao tốc này.
Cao tốc La Sơn – Tuý Loan có tổng chiều dài 77,5km, bắt đầu từ ngã ba La Sơn (H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có tổng vốn đầu tư 11.500 tỷ đồng.
Khi đưa vào vận hành, dự án sẽ góp phần giảm tải QL1A, mở rộng kết nối giao thương cho các địa phương Đà Nẵng, Huế, thúc đẩy phát triển KT-XH các tỉnh miền Trung.
Tuyến đường này sẽ không có trạm thu phí hoạt động, cấm xe máy lưu thông và vận tốc tối đa của các phương tiện là 80km/h.
Hà Nội đầu tư hơn 97.000 tỷ đồng cho 3 lĩnh vực dân sinh trọng điểm
Ngày 8/4, tại Kỳ họp thứ 4 HĐND Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu thành phố Đỗ Anh Tuấn đã thay mặt UBND Thành phố trình bày Tờ trình với HĐND Thành phố về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và phân bổ kế hoạch vốn năm 2022, để thực hiện Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của Thành phố Hà Nội...
Theo tờ trình của UBND Thành phố, Hà Nội dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 sớm hơn mục tiêu đề ra.
Tổng số trường công lập đến hết năm 2021 là 2.237 trường. Trong đó, số trường đạt chuẩn quốc gia đến ngày 10/2/2022 là 1.766 trường (đạt tỷ lệ 79%). Dự kiến đến hết năm 2025, tổng số trường công lập là 2.400 trường.
Hiện nay tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận và tại một số huyện đang gây sức ép lớn đối với các trường học, không đảm bảo quy mô trường, lớp để đảm bảo đạt chuẩn quốc gia.
Về lĩnh vực y tế, địa bàn Thành phố Hà Nội có 82 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập trực thuộc, gồm 13 bệnh viện đa khoa thành phố, 13 bệnh viện đa khoa huyện, 15 bệnh viện chuyên khoa. Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 27,5 giường. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; phát triển và ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị. Nhưng cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện còn chưa đảm bảo...
Đối với lĩnh vực di tích, trên địa bàn thành phố hiện có 21 cụm di tích Quốc gia đặc biệt (89 di tích đơn lẻ), 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố và 3.221 di tích chưa được xếp hạng.
Nhiều không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng đã được khai thác hiệu quả, trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay, còn tồn tại nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ, cần đầu tư, tôn tạo...
Theo tờ trình, tổng nhu cầu đầu tư ban đầu đối với 3 lĩnh vực theo đề xuất ban đầu của 3 sở và UBND các quận, huyện, thị xã là 109.728 tỷ đồng gồm 3.303 Dự án.
Trong đó, các dự án cấp Thành phố gồm 233 dự án với kinh phí là 31.403 tỷ đồng. Các dự án cấp huyện là 3.070 dự án với kinh phí là 78.324 tỷ đồng, trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách thành phố hỗ trợ 43.996 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau khi rà soát, thành phố xác định tổng nhu cầu 3 lĩnh vực xác định nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối các cấp ngân sách là 97.495 tỷ đồng với 3.385 dự án. Trong đó, các dự án cấp Thành phố là 236 dự án, kinh phí là 26.621 tỷ đồng. Các dự án cấp huyện là 3.149 dự án, kinh phí là 70.874 tỷ đồng.
Cấp huyện đề nghị ngân sách thành phố hỗ trợ 33.595 tỷ đồng; ngân sách cấp huyện tự cân đối là 36.583 tỷ đồng; còn lại xã hội hóa 695 tỷ đồng.
Cũng theo tờ trình của UBND Thành phố Hà Nội, phạm vi triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; nâng cấp hệ thống y tế; tu bổ, tôn tạo di tích trên toàn địa bàn thành phố phải hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, quản lý công sản, phù hợp với quy hoạch, thiết thực với người dân và xã hội...
Thẩm tra về lĩnh vực này, Ban kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố đánh giá, việc tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích là rất quan trọng, tạo điều kiện để phát triển giáo dục, y tế, gìn giữ và phát triển văn hóa.
Tuy nhiên, để có cơ sở phục vụ các đại biểu xem xét, thống nhất thông qua Kế hoạch, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND Thành phố báo cáo làm rõ về khả năng cân đối của ngân sách các cấp để đáp ứng nhu cầu vốn của kế hoạch. Nhu cầu vốn cần bổ sung cho kế hoạch đầu tư công trung hạn các cấp để triển khai kế hoạch đầu tư cho 3 lĩnh vực này là khá lớn.
Vì thế, nguồn vốn bổ sung so với số vốn đã được cân đối, xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của các cấp địa phương (cả cấp thành phố và cấp huyện) cần được thuyết minh thêm để đảm bảo tính khả thi…
(责任编辑:Thể thao)
- ·20+ Thiết kế mẫu in túi giấy đựng quà đẹp và ấn tượng
- ·Hoàng Phương, Hương Ly, Ngọc Châu phô diễn hình thể cùng đầm hở bạo
- ·Miss Universe đổi tiêu chí chọn hoa hậu tự tin
- ·Hoa hậu Khánh Vân thực hiện màn final walk
- ·Giá dầu diesel và dầu hỏa tăng, các mặt hàng khác giữ ổn định
- ·Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Sân bay Long Thành có chậm cũng không quá một năm
- ·Kim Duyên được dự đoán lọt Top 5 Miss Supranational 2022
- ·Á hậu 1 Miss Universe 2015 đổ bộ thảm đỏ Cannes
- ·Kéo dài một số chính sách đặc thù phòng, chống dịch COVID
- ·Nhan sắc tuyệt mỹ của tân Hoa hậu Thế giới Ấn Độ
- ·Phế Liệu Sao Việt: Địa chỉ thu mua phế liệu Long An chuyên nghiệp, hỗ trợ tận nơi
- ·Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam đăng web phim người để trêu vui
- ·HĐND TP.HCM họp kỳ chuyên đề, bầu thêm một Phó chủ tịch UBND Thành phố
- ·Hoa hậu Diệu Hoa, Ngô Phương Lan hạnh phúc bên chồng ngoại quốc
- ·Seo Sáng Tạo cung cấp giải pháp marketing tại Việt Nam
- ·Kim Duyên được ba nhắn nhủ mang vương miện về nước
- ·Khu vực kinh tế hợp tác sẽ có nhiều khởi sắc
- ·Ninh Thuận khuyến khích phát triển những doanh nghiệp mạnh, doanh nhân giỏi
- ·Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu
- ·H'Hen Niê lên tiếng khi bị 'réo tên' vào drama không đáng có