会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltd gh】Chợ 135 chưa phát huy hiệu quả!

【ltd gh】Chợ 135 chưa phát huy hiệu quả

时间:2024-12-24 01:29:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:127次

Báo Cà Mau(CMO)Hiện nay, huyện Trần Văn Thời có 3 chợ nông thôn được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ cho xã nghèo (chợ 135). Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, đến nay chỉ còn chợ xã Khánh Hưng hoạt động cầm chừng, còn lại chợ 2 xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Đông đã trở thành kho chứa hàng và nơi ở của người dân.

Năm 2008, từ nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ, chợ Ấp 6, xã Khánh Bình Đông được đầu tư xây dựng trên diện tích 500 m2, sức chứa khoảng 25 sạp bán hàng, tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng.

Ông Cao Văn Đạt, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông, cho biết: "Trước đây, hầu hết bà con trong xã mua bán các mặt hàng nông sản nhỏ lẻ như rau, củ, cá, thịt..., tập trung dọc theo tuyến lộ chính của xã, gây mất trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, khi được đầu tư vốn xây dựng chợ nông thôn, UBND xã đã tiến hành xây dựng ngay với mong muốn sớm ổn định nơi chốn cho bà con mua bán".

Khi chợ nông thôn Ấp 6 hoàn thành, có 20 hộ đăng ký vào chợ mua bán. Tuy nhiên, chỉ dọn hàng vào được vài ngày thì bà con tiểu thương lại quay về nơi bán cũ.

Là một trong những người đầu tiên đăng ký vào chợ để mua bán, ông Lê Thanh Phê, Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, cho biết: "Khi mới xây dựng chợ xong, có mấy hộ dọn hàng qua đây bán, nhưng buôn bán ế ẩm quá, không có khách vào mua nên chúng tôi không bán nữa. Chỗ này giờ để ở chứ không buôn bán. Vợ tôi thuê mặt bằng nhà dân bên Ấp 5, gần UBND xã để bán sạp thịt heo, chỗ đó họp chợ từ trước tới giờ nên người dân có thói quen đi chợ bên đó".

Chia sẻ về lý do vì sao không đăng ký vào chợ bán, bà Nguyễn Thị Bía, Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, bày tỏ: "Nếu vô chợ thì vô hết, chứ người vô, người không rất khó mua bán. Bán ở ngoài lộ, dù biết là lấn chiếm lòng đường, bị mấy chú công an dẹp hoài, nhưng vì cuộc sống nghèo quá nên buộc phải bán để kiếm sống qua ngày. Bên này đông người qua lại, tiện đường xe chạy nên bán được, còn bên chợ Ấp 6 đường rất khó đi, phải qua 2 cây cầu rất hẹp nên người mua ngại vào".

Ông Cao Văn Đạt chia sẻ: "Do thời điểm xây dựng chợ, xã không có quỹ đất nào khác đủ diện tích theo quy định. Để chợ Ấp 6 thu hút được người dân vào mua bán, cần phải đầu tư nâng cấp, đồng thời xây dựng cầu bắc trực tiếp từ lộ chính (phía trước UBND xã) qua khu vực chợ Ấp 6, thay vì phải qua 2 cây cầu nhỏ hẹp như hiện nay. Tuy nhiên, xã đang gặp khó khăn về kinh phí để thực hiện. Chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét hỗ trợ kinh phí để có thể tháo gỡ khó khăn hiện nay, tạo điều kiện cho người dân có nơi mua bán ổn định".

Chợ ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng xuống cấp, ảnh hưởng đến việc buôn bán của các tiểu thương.

Cùng thời điểm xây dựng chợ Ấp 6 là chợ Nhà Máy A, ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Chợ Nhà Máy A nằm ngay trục lộ chính của xã, nối liền 2 xã Trần Hợi và Khánh Hưng, do vậy, nơi đây tập trung dân cư đông đúc, có hàng trăm lượt xe cộ qua lại mỗi ngày, thuận tiện cho việc mua bán. Khi chợ được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng (năm 2007) thì 30/30 sạp bán hàng được bà con tiểu thương đăng ký hết.

Bà Trần Thị Na, sạp bán rau củ ở chợ Nhà Máy A, bộc bạch: "Hồi trước, khi chưa xây chợ, nay tôi bán chỗ này, mai bán chỗ kia, vất vả lắm. Từ khi mướn sạp trong chợ tới nay mới ổn định, có chỗ che mưa, che nắng, buôn bán thấy sạch sẽ hơn".

Bà Từ Kim Hương, sạp bán cá trong chợ Nhà Máy A, cho biết: "Vào chợ thì buôn bán khoẻ hơn, có chỗ nơi ổn định. Nhưng hiện nay, khu vực phía trước chợ còn một số người ngồi bán không đúng nơi quy định, nên những hộ bán trong chợ này có hôm ế ẩm lắm".

Tuy nhiên, hiện tại, chợ Nhà Máy A đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến điều kiện mua bán của các tiểu thương. Bà Trần Thị Na chia sẻ: "Chợ có mái che nhưng giờ đã cũ, chúng tôi phải cặm cột, giăng bạt cao su phía trên sạp của mình mới có thể tránh mưa, tránh nắng được. Sạp của tui vài ba ngày là phải sửa lại, vì mưa gió giật rách hết mấy tấm bạt. Tôi mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây dựng lại chợ Nhà Máy A cho khang trang, sạch sẽ hơn, để bà con yên tâm mua bán".

Ông Cao Văn Lượng, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, phân trần: "Do chợ được xây dựng cách nay cả chục năm nên đã xuống cấp. Các trụ, khung, sườn của khu chợ bị gỉ sét, mái che không đảm bảo che mưa, che nắng. Hằng năm, UBND xã tích luỹ từ nguồn thu bến bãi ở chợ cộng thêm các nguồn vốn khác, có kế hoạch sửa chữa lại chợ. Tuy nhiên, đến nay, xã vẫn chưa có đủ kinh phí để thực hiện".

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Trần Văn Thời, đối với các chợ ngưng hoạt động và không còn khả năng cải tạo sẽ xem xét chuyển đổi công năng khu đất vào mục đích khác phù hợp hơn. Đối với chợ Khánh Hưng đã xuống cấp không đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân, huyện sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hoá để chỉnh trang, nâng cấp hoặc xây dựng lại cho phù hợp với quy mô, nhu cầu thực tế khu chợ và đặc điểm kinh doanh.

Kiều Oanh

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững
  • Bất động sản Cần Thơ tăng giá do khan hiếm nguồn cung
  • Đà Nẵng: Cần giải pháp cụ thể huy động nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội
  • Hà Nội: Bất động sản vị trí đẹp tại các quận nội thành tăng giá mạnh
  • Nhà báo Lệ Huyền: Tôi sợ nhất là 'bệnh nhạt'
  • Thị trường tan băng, hàng loạt dự án tái khởi động
  • Nhận diện khó khăn, vướng mắc với dự án bất động sản tại Cần Thơ
  • Tháo gỡ vướng mắc trong giao đất, cho thuê đất
推荐内容
  • Chống gian lận xuất xứ: Chặng đường dài...
  • Sóc Trăng đầu tư Dự án nhà ở thuộc khu thiết chế công đoàn KCN An Nghiệp
  • Hải Phòng tạm thời chưa thu tiền thuê chung cư thuộc sở hữu nhà nước
  • Doanh nghiệp tự cứu thanh khoản
  • Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 412 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
  • Người mua nhà đau đầu vì căn hộ tăng giá, lãi suất neo cao