【bóng đá nữ anh】Giúp phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng lao động
Tin vui với phụ huynh,úpphânluồnghọcsinhnângcaochấtlượnglaođộbóng đá nữ anh học sinh
TS. Vũ Xuân Hùng - Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - GDNN, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, đề án thí điểm được xây dựng nhằm hiện thực hóa các nội dung tại Chỉ thị số 24 của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết của Đảng về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia. Đồng thời, đề án cũng xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu của phụ huynh, học sinh.
Học sinh học nghề 9+ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. |
Theo TS. Vũ Xuân Hùng, hiện cả nước đang có 245 cơ sở GDNN có đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) vào học văn hóa và học nghề. Sau 2 năm học các em nhận bằng trung cấp nghề, muốn học liên thông lên cao đẳng rất khó khăn.
Theo quy định của Luật GDNN, học sinh tốt nghiệp THCS chỉ được vào học trình độ sơ cấp hoặc trung cấp, không thể vào học cao đẳng. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, học thêm phần văn hóa trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương thì mới được học liên thông lên trình độ cao đẳng ở cùng ngành/nghề. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho việc phân luồng trở nên không hấp dẫn, không thu hút được học sinh, nhất là học sinh khá giỏi của THCS vào GDNN.
Trong khi đó, những năm gần đây, số đông học sinh tốt nghiệp THCS vào học GDNN có xu hướng học thêm văn hóa THPT nhiều hơn để có thể học liên thông lên trình độ cao hơn (cao đẳng, đại học). Thực tế, các trường trung cấp, cao đẳng cũng đang thực hiện mô hình đào tạo liên thông, vừa tổ chức đào tạo nghề trình độ trung cấp, vừa tổ chức học thêm văn hóa THPT để học sinh có đủ điều kiện liên thông lên trình độ cao đẳng.
Về mô hình đào tạo thí điểm, ông Vũ Xuân Hùng cho biết, chương trình đào tạo nghề đối với học sinh THCS hiện hành không đặt ra yêu cầu với đầu vào. Tuy nhiên, với mô hình thí điểm chương trình đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS thì đầu vào bắt buộc phải là học sinh tốt nghiệp THCS loại khá trở lên, thậm chí phải tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển nếu số lượng đăng ký đông.
“Đây là mô hình đào tạo đặc thù, không chỉ thuần túy là phân luồng. Tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đức đối tượng tốt nghiệp mô hình đào tạo này còn được coi trọng hơn kỹ sư. Các em rất tài năng với những nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật có thể chuyển giao cho doanh nghiệp, được doanh nghiệp săn đón nhiều”- ông Hùng thông tin.
Khá nhiều chuyên gia ủng hộ đề án thí điểm cho rằng, đây là tin vui với các cơ sở đào tạo, tin vui với người học, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo phụ huynh và học sinh lâu nay. Bởi các em tốt nghiệp THCS vào học nghề khi mới 15 tuổi, 2 năm sau tốt nghiệp trung cấp mới 17 tuổi nên đa số phụ huynh và học sinh đều muốn con em họ học tiếp lên cao đẳng để sau khi tốt nghiệp tham gia thị trường lao động các em đã ở tuổi 20, 21 trưởng thành cả về thể chất và tâm sinh lý.
Nên rút ngắn thời gian đào tạo
Ủng hộ mô hình thí điểm, ông Đỗ Hữu Khoa - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn nêu thực tế, học sinh tốt nghiệp trung cấp mới 17 tuổi. Hầu hết phụ huynh không muốn con em mình tham gia vào thị trường lao động sớm mà tiếp tục học lên ở bậc cao hơn, nếu đề án thành công sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho các em.
Ông Khoa góp ý mô hình thí điểm nhưng thời gian đào tạo 5 năm là quá dài so với chương trình liên thông hiện đang triển khai. Cụ thể, hiện nay, học sinh học trung cấp 2 năm + kiến thức văn hóa 4 môn, sau đó học tiếp lên cao đẳng thì chỉ mất thêm 1,5 – 2 năm (với những ngành học nặng hơn). Như vậy hiện tại, chỉ mất từ 3,5 – 4 năm để học sinh THCS học trung cấp và liên thông lên cao đẳng. Chương trình thí điểm kéo dài đến 5 năm sẽ không hấp dẫn được người học. Việc phân phối chương trình văn hóa phổ thông kéo dài trong 3 giai đoạn với tổng số thời gian trong 5 năm là quá dài, quá nhiều và không cần thiết.
Ông Khoa kiến nghị, nên cấu trúc chương trình thành 9+ 4, tổ chức thành 2 giai đoạn (thay vì 3 giai đoạn như trong đề án đề xuất). Trong đó, 2 năm để các em tốt nghiệp trung cấp (đề án quy định thời gian 2 năm chỉ tốt nghiệp sơ cấp là quá thấp). Sau đó các em học chương trình cao đẳng 1,5 - 2 năm. Trong thời gian học cao đẳng, em nào có nhu cầu thi tốt nghiệp THPT thì đăng ký thi, còn em nào không cần thiết hoàn thiện chứng nhận tốt nghiệp văn hóa phổ thông thì thôi.
Ông Khoa cũng đề xuất, đề án bổ sung thêm việc mở rộng cơ sở thực hành thực tế cho nhà trường như: Doanh nghiệp khi tiếp nhận học sinh thực tập tại các cơ sở này, có thể tính thời gian làm việc, tham gia bảo hiểm xã hội cho các em khi các em đã đi làm tại doanh nghiệp theo hình thức vừa học, vừa thực tập.
Cùng chung nỗi băn khoăn, ông Hoàng Tuấn - Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn Thanh Hóa cũng cho rằng, chương trình 5 năm là quá dài. Nếu trong quá trình học các em tham gia thị trường lao động hoặc không muốn học thì công tác đào tạo của trường sẽ rất khó khăn.
Ông Tuấn cho biết thêm, mỗi năm Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn tuyển sinh hơn 1.000 học sinh THCS vào học nghề và học văn hóa, đa số các em có nguyện vọng tiếp học lên cao đẳng. Nếu mô hình có được cơ chế đặc thù khác biệt như được miễn học phí hoàn toàn, được liên thông lên cao đẳng và được dự thi đại học cùng ngành nghề một cách bình thường, thì đây sẽ là mô hình đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao rất nhanh cho nền kinh tế.
Hình thành một mô hình đào tạo mới, vượt trội “Việc triển khai Đề án thí điểm chương trình đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tại Việt Nam vừa đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục dạy nghề vừa hình thành một mô hình đào tạo mới, vượt trội, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, góp phần tăng năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia”. Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tư vấn, hướng nghiệp, trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh
- ·Khu căn cứ Xẻo Đước sẽ phát triển song hành với du lịch Đầm Thị Tường
- ·Xuân về trên biển đảo Tây NamBài 2: Một lòng vì biên cương Tổ quốc
- ·Tăng cường kiểm tra, kiểm soát,xử lý vi phạm giao thông
- ·Mẹ chồng hay nói xấu người khác
- ·Hơn 200 thiếu nhi tham gia hội thi “Vì môi trường xanh – sạch – đẹp”
- ·Kim ngạch xuất khẩu đạt 114 triệu USD
- ·Phiên chất vấn và trả lời chất vấn: lại nóng về công tác quản lý đất đai
- ·Tình yêu giản dị cùng chiếc xe lăn
- ·Đối thoại với doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản
- ·Em sẽ buông tay và cầu mong anh hạnh phúc
- ·Ra sức xây dựng Cà Mau phát triển, đổi mới
- ·Thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng Việt Nam
- ·Một thời của mẹ…
- ·Chuyên gia ‘mách nước’ 3 dấu hiệu nhận biết khu đô thị có tiềm năng phát triển vượt bậc
- ·Việt Nam đủ điều kiện trở thành một cường quốc biển mạnh
- ·Ban hành quy định hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
- ·Xe khách bất ngờ bốc cháy tại Phú Riềng
- ·Con bệnh nặng và ước mơ có một “con bò”
- ·Đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế