【kq.nét】Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia
Trước đó,ốchộithôngquaNghịquyếtvềKếhoạchtàichínhnămquốkq.nét Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016 - 2020).
Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020).
Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính quốc gia; huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước; cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đầu tư hợp lý cho con người và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính; giảm mạnh và kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia.
Từ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể được Nghị quyết xác định là: Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 khoảng 6.864 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1,65 lần so với giai đoạn 2011-2015; bảo đảm tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước không thấp hơn 23,5%GDP, trong đó thuế, phí, lệ phí khoảng 21%GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 84-85% tổng thu ngân sách nhà nước.
Đồng thời, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tích cực. Tổng chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8.025 nghìn tỷ đồng, trong đó, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi ngân sách nhà nước. Ưu tiên đảm bảo chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 260 nghìn tỷ đồng (bao gồm 60 nghìn tỷ đồng còn lại của giai đoạn 2014-2016), từ nguồn vốn ngoài nước là 300 nghìn tỷ đồng, từ nguồn bán bớt phần vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp là 250 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả 10 nghìn tỷ đồng dự kiến bù hụt thu ngân sách trung ương năm 2015 nhưng chưa sử dụng). Phân bổ 1.800 nghìn tỷ đồng, dành 10% dự phòng chưa phân bổ để xử lý rủi ro về thu và các yêu cầu cấp bách về đầu tư trong điều hành. Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9%GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương không quá 3,7%GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2%GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi ngân sách nhà nước để đến năm 2020 không quá 3,5%GDP, nhằm thực hiện cân đối ngân sách nhà nước tích cực, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.
Bảo đảm an toàn nợ công, với mục tiêu: Nợ công hằng năm không quá 65%GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50%GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.
Nghị quyết đã xác định 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp gồm:
1. Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế tài chính và cơ chế tài chính quốc gia nhằm tiếp tục cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước bảo đảm theo mục tiêu, định hướng đã đề ra.
2. Thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế...
3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước.
4. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong thu, chi ngân sách nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chống thất thoát, lãng phí trong chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản.
5. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị.
6. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu, quản lý vốn nhà nước.
7. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn cho phép; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới; kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương...
8. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, bảo hiểm và dịch vụ kế toán, kiểm toán.
9. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài chính quốc gia thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia…/.
Hồng Chi
(责任编辑:La liga)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Đánh giá kỹ ảnh hưởng ngân sách khi xử lý ngân hàng yếu kém
- ·Nhận định, soi kèo Persebaya Surabaya vs Borneo Samarinda, 19h00 ngày 20/12: Củng cố ngôi đầu
- ·Chuẩn bị các phương án đón học sinh trong ngày tựu trường
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Xem trực thăng ‘cá sấu’ tấn công mục tiêu giữa thời tiết khắc nghiệt ở Ukraine
- ·Thực hư tin Ngoại trưởng Nga vào viện ngay khi tới Bali dự hội nghị G20
- ·Taliban áp dụng đầy đủ luật Hồi giáo tại Afghanistan
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Long An: Phát hiện hai cơ sở tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Phi thuyền bí ẩn của Mỹ lập kỷ lục ngoài không gian
- ·Giảm lo cho người nuôi tôm
- ·Căn cứ Mỹ tại Syria bị tấn công bằng rocket
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Sẽ tính toán mức học phí phù hợp
- ·Kiểm soát thí sinh ảo theo các phương thức tuyển sinh
- ·Những điều đặc biệt của kỳ thi olympic Sinh học Quốc tế 2020
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động trái chiều trong phiên kết thúc năm 2023