【kqbd burnley】Thủ tướng: Không để tình trạng có nghị quyết mà không làm
Chiều nay,ủtướngKhôngđểtìnhtrạngcónghịquyếtmàkhônglàkqbd burnley tại trụ sở Chính phủ, làm việc với các bộ, ngành về công tác chuẩn bị sơ kết thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, Thủ tướng đánh giá, không ít bộ, ngành, địa phương chưa tích cực triển khai, đồng thời lưu ý, cần tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, có Nghị quyết mà không làm.
Theo báo cáo của Bộ TN&MT, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu, đến nay đã có 9 bộ và 6 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL ban hành kế hoạch hành động thực hiện; rà soát, hoàn thiện, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách để triển khai Nghị quyết.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc |
Cùng với đó là thực hiện hệ thống hóa số liệu, dữ liệu liên ngành, tăng cường điều tra cơ bản, trong đó Bộ TN&MT đã cập nhật dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn, bùn cát và tài nguyên nước của vùng. Bộ NN&PTNT đã tập trung khảo sát đánh giá tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển.
Về nguồn lực, đến nay các cơ quan Trung ương và địa phương đã có kế hoạch bố trí khoảng 18.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình, dự án.
Nghị quyết 120 là bước đột phá về đổi mới tư duy tiếp cận, tuy nhiên theo Bộ TN&MT, một số cơ quan, địa phương chưa thực sự đổi mới theo tinh thần này, còn trông chờ vào hướng dẫn và nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương.
Sau khi các bộ, ngành báo cáo việc triển khai và công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 120, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đây là Nghị quyết được nghiên cứu xây dựng bài bản về quan điểm phát triển, mô hình phát triển và giải pháp cụ thể, được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu xảy ra gay gắt, thì việc sớm sơ kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết là rất cần thiết.
Thủ tướng đánh giá, các bộ, ngành, địa phương có chuyển biến trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, trong đó có các đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và một số lĩnh vực ở vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ ra, vẫn có tình trạng thiếu quyết liệt trong triển khai Nghị quyết, kể cả tư duy và hành động còn nhiều vấn đề đặt ra; thiếu sự chủ động, vận động nhân dân trong thực hiện Nghị quyết:
“Cần đánh giá đầy đủ hơn là chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương trong thực hiện Nghị quyết. Có ngành nào mà từ khi có Nghị quyết chưa tổ chức thực hiện? Có ngành nào chưa đọc đến Nghị quyết để xem trách nhiệm của mình? Tôi thấy có, chứ không phải không có. Tư tưởng xuôi chiều, lãng quên, chấp nhận cái cũ, không chịu đổi mới tư duy là có trong khi nhiều bộ trưởng đang lăn xả vào công việc, xử lý các vấn đề liên quan đến đời sống và phát triển ĐBSCL. Định hướng phát triển và chỉ đạo thực hiện là hết sức quan trọng đối với vùng sông nước nhạy cảm, chịu tác động mạnh mẽ, sâu sắc của biến đổi khí hậu như ĐBSCL”, Thủ tướng nói và yêu cầu, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, có Nghị quyết mà không triển khai.
Thủ tướng yêu cầu thời gian tới cần có chỉ đạo về mặt khoa học công nghệ phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu ở vùng ĐBSCL, từ đó đặt vấn đề tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực có liên quan đến phát triển vùng bền vững, vì mục đích con người và nâng cao mức sống người dân.
Cùng với đó là làm rõ hơn vấn đề nguồn lực cho phát triển ĐBSCL. Ngoài ngân sách Nhà nước, vốn ODA thì cần xã hội hóa theo mô hình hợp tác công-tư (PPP), huy động các loại hình doanh nghiệp. Kịp thời bổ sung nguồn lực cho phát triển triền vùng trong dự phòng trung hạn từ nay đến năm 2020. Tập trung phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng thủy lợi và giao thông...
Thủ tướng giao Bộ Tài chính xem xét việc hình thành quỹ cho đầu tư phát triển vùng ĐBSCL phù hợp quy định hiện nay; nghiên cứu đề xuất hình thành cơ quan chỉ đạo điều hành thực hiện Nghị quyết.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ TN&MT về việc tổ chức “Diễn đàn ĐBSCL năm 2019: Từ chính sách đến thực hiện”, qua đó đẩy nhanh việc thực hiện Nghị quyết 120. Thủ tướng yêu cầu phải có báo cáo cụ thể, trong đó nêu lên những việc đã làm được, nhấn mạnh tồn tại, khuyết điểm, đặc biệt là các giải pháp sắp tới; phân công nhiệm vụ cụ thể, bao gồm cả việc chỉ đạo thực hiện và nguồn lực cho phát triển. Cùng với đó là phải có những hoạt động cụ thể trước hội nghị, đặc biệt là các bộ phải nghiêm túc triển khai nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết.
Thủ tướng đề nghị xem xét thời điểm tổ chức Diễn đàn trước ngày 20/5, trong đó cần mời các chuyên gia quốc tế, đại diện đến từ các nước có kinh nghiệm trong ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng như Hà Lan.
Thủ tướng yêu cầu mua sớm 200.000 tấn gạo dự trữ
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần Chính phủ phục vụ người dân, “được mùa nhưng không rớt giá”, “đồng tâm hiệp lực để đời sống người nông dân tốt hơn”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội: Tiếp tục tăng cường liên kết đảm nguồn cung nông sản cho người dân Thủ đô
- ·Bãi giữ xe Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh: Thu tiền gửi xe 3.000 đồng/chiếc
- ·Cung hiếm, bất động sản cao cấp vẫn là kênh đầu tư an toàn
- ·TNI Holdings Vietnam
- ·Hà Nội công khai những trang mạng xã hội cố tình giả mạo thông tin của chính quyền Thành phố
- ·Khan hiếm khu “đô thị compound” tại Thái Nguyên, chuyên gia về Hà Nội sau giờ làm?
- ·Hơn 800 sàn môi giới địa ốc đóng cửa: Nên vui hơn buồn
- ·Khổ… vì rác!
- ·Tham gia các hiệp định thương mại tự do
- ·Thời công nghiệp xanh lên ngôi
- ·Đề nghị dừng các hoạt động tập trung không cần thiết dịp Tết Nguyên đán
- ·Cần giải quyết “cái gốc” thị trường bất động sản
- ·Phao cứu sinh của thị trường condotel
- ·Lao động Việt Nam làm cho tổ chức nước ngoài
- ·Liên minh châu Âu vạch chiến lược tăng năng suất kinh tế
- ·Khánh Hòa: Khuyến cáo ghi đúng giá trị thực tế khi giao dịch bất động sản
- ·Căn hộ 25 m2 cần hay không: Nhà nhỏ tổng tiền nhỏ
- ·Trao sách và học bổng cho nhân vật “Dù bệnh tật vẫn quyết chí học tốt”
- ·Việt Nam dự kiến thử nghiệm vaccine thứ 2 trên người sớm hơn kế hoạch
- ·Thị trường văn phòng cho thuê: Xây dựng kịch bản kinh doanh phù hợp