【kều nhà cái】Bảo hiểm nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
Công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi. Ảnh: Ngọc Châm |
Khó khăn trong phát triển bảo hiểm nông nghiệp
Chia sẻ về nguyên nhân khiến bảo hiểm nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, nguyên nhân là do người dân chưa thấy được vai trò cấp thiết của bảo hiểm nông nghiệp, trong khi công tác tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm nông nghiệp với nông dân chưa được triển khai rộng rãi; chi phí mua bảo hiểm tuy không cao nhưng đối với một số hộ dân lại không nhỏ. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp là sản phẩm đặc thù, phức tạp, khi tổn thất xảy ra sẽ rất lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính đủ chi trả bồi thường và có nguồn lực bảo vệ phía sau doanh nghiệp (các nhà bảo hiểm quốc tế).
Thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệpNgày 1/3/2011, Chính phủ ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013. Sau 7 năm thí điểm, ngày 18/4/2018, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp. Gần nhất là Quyết định 13/2022/ QĐ-TTg ngày 9/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. |
“Đặc biệt, bảo hiểm nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài. Việt Nam sản xuất nông nghiệp trải dài trên khắp cả nước, lại chịu rất nhiều tác động từ các cơn bão, chính vì vậy các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài thường cân nhắc trước khi tham gia vào việc tái bảo hiểm tại Việt Nam” - ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Ông Đỗ Minh Hoàng - Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) cho biết, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hiện vẫn chưa theo mô hình sản xuất hàng hóa có tính liên kết chặt chẽ. Các khâu từ nhà cung ứng, nhà chế biến, nhà xuất nhập khẩu, tiêu thụ, bảo hiểm…, vẫn còn rất rời rạc. Điều này cũng "kìm" sự phát triển của bảo hiểm nông nghiệp. Bên cạnh đó, nhận thức về quản lý rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hạn chế. Nhiều người chưa tiếp cận và ủng hộ việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm. Do đó, việc tự nguyện tham gia bảo hiểm còn gặp nhiều khó khăn.
Cũng theo lãnh đạo của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, việc chào bán sản phẩm hiện gặp nhiều khó khăn do người nông dân chưa có thói quen mua bảo hiểm và khi gặp sự cố thiên tai, dịch bệnh nông dân thường trông chờ các khoản hỗ trợ từ ngân sách và các nguồn tài chính khác hơn là từ bảo hiểm.
Cần sự chung tay vào cuộc
Để thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp phát triển, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, cần có quá trình để người nông dân nâng cao nhận thức về bảo hiểm nông nghiệp. Cần tăng cường tuyên truyền để người nông dân hiểu được bảo hiểm là sản phẩm đề phòng rủi ro chứ không phải là chi phí. Đồng thời làm thế nào để sản phẩm bảo hiểm đến tay người nông dân như một nhu cầu cấp thiết.
“Nhìn lại hậu quả nặng nề từ cơn bão số 3 vừa qua chúng tôi nhận thấy cần cố gắng để người dân nâng cao nhận thức về ý nghĩa của bảo hiểm và làm sao để người dân tham gia bảo hiểm nhiều hơn nữa” - ông Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.
“Cơ quan chức năng có thể xem xét việc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho các hộ nghèo và cận nghèo, ít nhất trong lần đầu tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Đối với các hộ nông dân khác, có thể nâng mức hỗ trợ lên 50% phí bảo hiểm, để khuyến khích họ tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Khi người nông dân thấy rõ lợi ích thực tế từ việc tham gia bảo hiểm khi gặp rủi ro sự tham gia, tạo sự lan tỏa tích cực trong cộng đồng” - ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc mở rộng đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp là việc rất cần thiết: “Những người sản xuất hàng hóa ở đây là các trang trại, các chủ trang trại, nếu như chỉ áp dụng chính sách cho bộ phận các hộ nghèo hoặc cận nghèo thì đây không phải là đối tượng tham gia nhiều về sản xuất hàng hóa. Chúng ta đồng ý là phải có chính sách an sinh cho người nghèo và bảo hiểm vẫn cần phải hỗ trợ cho những người nghèo, nhưng cần mở rộng các đối tượng nhất là quan tâm tới các đối tượng sản xuất hàng hóa quy mô lớn” - ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh.
Ông Phạm Văn Đức - Phó Cục Trưởng, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Chính phủ đã có Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó giao cho Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu đánh giá để sửa đổi Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/04/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm với vai trò tham mưu sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương, doanh nghiệp, người tham gia bảo hiểm để có những đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế để làm sao sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và đảm bảo cho việc triển khai bảo hiểm hiệu quả, thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần nghiên cứu sản phẩm phù hợp với thực tế và nhu cầu của thị trường. Chia sẻ về vấn đề này, ông Đỗ Minh Hoàng cho biết: “Chúng tôi đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, không chỉ riêng bảo hiểm cây gì, con gì, mà đầu tiên phải bảo hiểm cho lực lượng sản xuất là người nông dân, để làm sao các sản phẩm trực quan, sinh động giúp người dân dễ so sánh, dễ nhận biết và thiết thực nhất. Từ đó người nông dân sẽ bắt đầu tìm hiểu và có nhận thức về bảo hiểm rủi ro...”.
Theo các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, cần có thêm chính sách điều chỉnh từ phía nhà nước và doanh nghiệp để khuyến khích người nông dân tham gia bảo hiểm một cách thực chất./.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhà khoa học 'giật mình' phát hiện hóa chất kem chống nắng trong mô vú
- ·Dừng làm thủ tục hải quan đối với Công ty Liên minh châu Âu
- ·Hoạt động qua cửa khẩu Lao Bảo trở lại bình thường sau vụ nổ lớn
- ·Hải quan Quảng Ninh có 383 doanh nghiệp tham gia dịch vụ công trực tuyến
- ·Ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid
- ·Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 2021 ở mức cao nhất
- ·Dự báo có nắng nóng kéo dài, PC Đà Nẵng kêu gọi tiết kiệm điện
- ·Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng Euro gần ngang giá với USD
- ·Dịch bệnh virus corona: Đề nghị lao động người Trung Quốc tạm thời chưa quay trở lại Việt Nam
- ·Không ồn ào như dầu thô hay khí đốt, khủng hoảng lương thực thành mối lo
- ·Hà Nội: Quận Hà Đông phá dỡ công viên nước Thanh Hà theo đúng quy định của pháp luật
- ·Ngành Thuế: Đồng loạt “ra quân”, phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán
- ·Cục Thuế Nghệ An: Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó nuôi dưỡng nguồn thu
- ·Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt để phục hồi ngành sản xuất lớn
- ·Hà Nội tiếp tục dừng hoạt động bar, karaoke và rà soát chặt người về từ Đà Nẵng
- ·Làng nghề đan đó 200 năm tuổi đẹp như tranh
- ·Sơn La: Công khai thông tin 45 doanh nghiệp nợ thuế
- ·Khánh Hòa: Phối hợp chống thất thu thuế
- ·Thông tin mới nhất về vụ bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật gãy xương tay ở BV Đa khoa Hà Đông
- ·Đánh thức tiềm năng điện mặt trời trên cao nguyên