【kết quả đức hạng 2】Bộ trưởng Y tế nhìn nhận bất cập trong phòng, chống dịch
TheộtrưởngYtếnhìnnhậnbấtcậptrongphòngchốngdịkết quả đức hạng 2o Bộ trưởng Y tế, công tác phòng, chống dịch đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. |
Trước phiên trả lời chất vấn trực tiếp vào sáng mai (10/11), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề đã được Quốc hội quyết định.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua và chiến lược phòng, chống dịch, chiến lược vắc xin trong thời gian tới, Bộ trưởng nêu rõ, kể từ khi có dịch, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và mọi người dân đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó đã kiểm soát thành công 3 đợt dịch đầu tiên.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhìn nhận, đây là đại dịch mới, chưa có tiền lệ, chưa từng xảy ra trên quy mô toàn cầu. Hầu hết các nước chưa có nhiều kinh nghiệm và có các cách ứng xử khác nhau, biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm soát đối với tất cả các nước và kéo dài nên trong thời gian đầu của đợt dịch.
Theo Bộ trưởng, công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa thống nhất, bị động; còn tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc dịch đã đi qua. Ngược lại, khi có dịch lại hoang mang, lo lắng, mất bình tĩnh; còn thiếu quyết liệt, thiếu kiên định, còn chần chừ; sự phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo giữa các địa phương chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, thiếu nhất quán.
Người đứng đầu ngành y tế khái quát, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã cho thấy: Các quy định của pháp luật hiện hành chưa thể bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh. Nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành; một số văn bản chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi, một số quy định mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây bức xúc trong xã hội, nhất là việc đi lại của người dân.
Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng năng lực phòng, chống dịch; hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vắc xin... đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước; ứng dụng công nghệ thông tin vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất, đồng bộ; công tác truyền thông giai đoạn đầu còn chậm trễ trong việc cung cấp thông tin định hướng dư luận.
Tại báo cáo, ông Long cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học, các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được trong năm 2021-2022, có thể xuất hiện các chủng mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường, số ca nhiễm vẫn có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Mặt khác, việc phòng, chống dịch bằng giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đời sống, tâm lý người dân, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội.
Vắc xin làm giảm tỷ lệ mắc và giảm ca nặng nên khi đạt độ bao phủ vắc xin không nhất thiết phải giãn cách kéo dài trên diện rộng và không có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi quan điểm ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh, Bộ trưởng thông tin.
Đối với Việt Nam, Bộ trưởng cho biết thời gian tới làm tốt hơn nữa công tác dự báo; phát huy trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp.
Một trong tâm nữa là sẽ đẩy nhanh Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc, thực hiện tiêm mũi tăng cường và triển khai kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Hướng tới tỷ lệ vắc xin bao phủ dân số trên 18 tuổi đạt 100% trong quý 4/2021 và đầu năm 2022. Từ Quý 4 năm 2021, Bộ Y tế tiếp tục triển khai tiêm cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương với mục tiêu 100% trẻ trong độ tuổi này được tiêm đủ số mũi cơ bản; mở rộng tiêm cho trẻ em thuộc các nhóm tuổi khác có chỉ định sử dụng vắc xin, đảm bảo toàn bộ người dân bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.
Bộ trưởng cũng đề cập việc tổng kết việc thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện trong các đợt dịch vừa qua để xây dựng kịch bản, chiến lược phòng, chống dịch trong thời gian tới. Đồng thời, bổ sung các giải pháp về hoàn thiện thể chế, pháp luật trong công tác phòng, chống dịch.
Từ 8h10 phút sáng mai, Bộ trưởng Y tế sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Quảng Ninh hướng tới xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn
- ·Trên quê hương Phong Lạc anh hùng
- ·'Thời' của thẻ
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Bước đột phá ở Nhà máy chế biến trung tâm
- ·Xuất khẩu của Bình Phước đã cán đích
- ·Học và làm theo Bác hành trang cho hành trình mới: Bài 2: Khoảng lặng cần thiết sau cao trào
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Tiếp tục giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng QL14
- ·(INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Ðại đội 6 anh hùng
- ·Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- ·Hãy dày công ươm mầm, chăm bón hoa thơm, trái ngọt
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Tìm giải pháp tăng thu ngân sách chặng “về đích”
- ·Chênh lệch vàng SJC so với thế giới còn 2,8 triệu đồng
- ·Phát huy vai trò người đại biểu dân cử
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Tìm giải pháp tăng thu ngân sách chặng “về đích”