【inter – rb salzburg】Tư nhân hóa giáo dục đại học: Đáp ứng nhu cầu nhân lực tại Việt Nam
Giờ học Ngoại ngữ cùng giáo viên bản ngữ của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh,ưnhânhóagiáodụcđạihọcĐápứngnhucầunhânlựctạiViệinter – rb salzburg Trường Đại học Quốc tế miền Đông, Bình Dương. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đã đến lúc, Việt Nam cần phải xem xét, điều chỉnh lại mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo dục đại học tư nhằm giảm áp lực cho nhà nước đối với giáo dục đại học.
Tỷ trọng sinh viên đại học ngoài công lập liên tục giảm
Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, những thành tựu của các trường đại học ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới cho giáo dục đại học Việt Nam, góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về giáo dục, từ nền giáo dục hoạch định, hành chính hóa, khép kín theo chỉ tiêu sang nền giáo dục mở của mọi người, vì mọi người. Sự ra đời của hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập cũng đã tạo nên động lực, sự cạnh tranh giữa các trường đại học công lập với các trường đại học ngoài công lập, giữa các trường đại học với nhau nhằm không ngừng hoàn thiện những điều kiện cơ bản nhất để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 xác định chỉ tiêu phát triển hệ thống các trường ngoài công lập đạt tới con số 40% tổng số sinh viên đại học. Song mục tiêu này rất khó đạt được nếu nhìn vào xu thế các năm gần đây, tỉ trọng sinh viên vào học tại các trường ngoài công lập ở Việt Nam liên tục giảm (trung bình khoảng 15%), có ngành buộc phải đóng cửa. Điều này trái ngược với xu hướng quốc tế khi đầu tư công cho giáo dục đại học ở các nước phát triển đang giảm, sự tham gia của khu vực tư nhân ngày càng nổi bật.
Bà Nguyễn Diệu Thanh (Trường Đại học Quảng Bình) cho rằng nguyên nhân của thực trạng này, trước hết xuất phát từ quan niệm cũ kỹ và nặng nề của người Việt Nam lâu nay khi cho rằng, giáo dục kể cả giáo dục đại học, phải là “hàng hóa công,” là “công ích,” coi trọng những trường công lập hơn trường ngoài công lập. Việc thay đổi quan niệm của một người, một thế hệ, một xã hội đối với lĩnh vực nhạy cảm như giáo dục là rất khó khăn, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh với các trường công lập, các trường tư phải thể hiện thế mạnh và sự vượt trội trong chất lượng đào tạo của mình, đặc biệt là “sự khác biệt,” “bản sắc riêng.” Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa phần các trường đại học ngoài công lập vẫn chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của “bản sắc riêng.” Nhìn một cách tổng quan thực trạng các trường đại học ngoài công lập hiện có ở Việt Nam, chỉ có một số ít trường đã tạo được dấu ấn riêng của mình.
Không chỉ vậy, một nhược điểm khác của các trường ngoài công lập là tầm nhìn ngắn hạn. Một số trường không đầu tư cho chất lượng lâu dài mà chỉ muốn kiếm lợi nhuận càng nhiều, càng nhanh càng tốt, bất chấp hậu quả. Đây là thách thức không nhỏ khiến nhiều trường đại học ngoài công lập hoạt động từ lâu nhưng chưa tạo được thương hiệu cho mình.
Nhiều chuyên gia giáo dục đánh giá: Sự phát triển ồ ạt của các trường đại học ngoài công lập thời gian qua cũng gây ra những hệ quả cho xã hội, khi phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu. Thực trạng này một phần do ngành giáo dục chưa quản lý tốt các cơ sở đại học ngoài công lập, đặc biệt là chuẩn mực học thuật và tài chính. Các trường thiếu trầm trọng về đội ngũ giảng viên. Cơ cấu đội ngũ của một trường đại học có khi chỉ có vài người cơ hữu, còn phần lớn là giảng viên về hưu hoặc kiêm nhiệm thêm. Một số trường có cơ sở vật chất tạm bợ, không đủ tiêu chuẩn diện tích và ánh sáng, trang thiết bị phòng học lạc hậu, một số trường không có thư viện để phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo.
Giáo sư, tiến sỹ khoa học Đặng Ứng Vận (Trường Đại học Hòa Bình) đánh giá ở Việt Nam, trong một thời gian ngắn, các trường đại học công và tư được thành lập mới hoặc nâng cấp từ cao đẳng nhiều tới mức làm cân bằng cung cầu chuyển dịch nhanh từ “cầu vượt cung” sang “cung vượt cầu.” Hệ lụy không chỉ nằm ở chỗ, các trường tốp dưới khó tuyển sinh mà sinh viên cũng không có động lực để học tập. Học sinh phổ thông chỉ cần có bằng tốt nghiệp đã có thể vào học đại học theo ngành nghề mong muốn. Giáo dục đại học tư chưa kịp phát triển để có thể trở thành một hệ thống có vị thế xứng đáng đã phải đối mặt với khủng hoảng cung cầu giáo dục đại học.
Phân tích chính sách phát triển giáo dục tư ở Việt Nam, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Vị (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ rõ mối quan hệ Nhà nước với giáo dục đại học tư hiện nay chứa đựng quá nhiều nghịch lý. Khung pháp lý còn nhiều ràng buộc, trở thành nút thắt khiến cho giáo dục đại học tư khó phát triển. Các văn bản pháp lý vừa không rõ ràng, vừa không phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế. Những qui định cứng nhắc về mở trường, mở ngành... đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy “bất an” khi muốn tham gia vào lĩnh vực giáo dục đại học tư.
Gỡ khó cho hệ thống đại học tư
Bàn về giải pháp phát triển cho các trường đại học ngoài công lập, tiến sỹ Đặng Văn Định (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn cho các trường đại học tư thục là yêu cầu bức bách và như một trong các giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục đại học. Nhà nước cần chấp nhận loại hình đại học tư thục có hai mô hình. Thứ nhất là mô hình trường đại học tư thục sở hữu tập thể (hoặc sở hữu cộng đồng); quản trị dựa vào cộng đồng hẹp; làm việc theo nguyên tắc “đối nhân.” thứ hai là mô hình trường đại học tư thục sở hữu tư nhân; quản trị dựa vào nhà đầu tư; làm việc theo nguyên tắc “đối vốn” đồng thời, chấp nhận trường đại học tư thục bình đẳng với trường đại học công lập.
Về nguyên tắc, tất cả những ưu đãi mà trường đại học công lập được quyền thụ hưởng thì trường đại học tư thục cũng được quyền thụ hưởng. Nhà nước cũng nên chấp nhận cho chủ đầu tư của trường đại học tư thục được tự chủ lựa chọn mô hình quản trị trên cơ sở bảo đảm quyền tài sản của chủ thể đầu tư; không áp đặt mà khuyến khích chủ sở hữu mời các bên liên quan tham gia vào hội đồng quản trị.
Từ kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Vị cho rằng dù muốn hay không, các quốc gia phải chấp nhận xu thế tư nhân hóa giáo dục đại học, xem đó như giải pháp duy nhất và tốt nhất nhằm giảm bớt áp lực tài chính của nhà nước đối với giáo dục đại học đồng thời, giúp đa dạng hóa về cung ứng chương trình đào tạo và phương thức tiếp cận giáo dục đại học, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của giáo dục đại học công thông qua áp dụng tư duy, kỹ thuật quản lý của lĩnh vực tư vào cơ chế cạnh tranh.
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Huy Vị, Nhà nước cần chuyển đổi vai trò từ kiểm soát sang giám sát, hỗ trợ giáo dục đại học. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò thiết kế các công cụ chính sách để tác động, điều tiết giáo dục đại học, đồng thời, tạo lập sân chơi công bằng, bình đẳng cho giáo dục đại học công lẫn tư, không phân biệt đối xử.
Giáo dục đại học tư phải cam kết với Nhà nước về thực thi sứ mệnh phục vụ lợi ích chung của quốc gia, chia sẻ và hợp tác có trách nhiệm với giáo dục đại học công. Giáo dục đại học công hay tư đều phải thiết lập và vận hành hiệu quả cơ chế về công khai, minh bạch; quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình; đảm bảo về kiểm định chất lượng; phân tầng, xếp hạng... Giáo dục đại học tư cũng phải được Nhà nước cấp ngân sách như giáo dục đại học công nếu đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu của Nhà nước. Có thể thiết lập cơ chế cạnh tranh, thông qua đó, giáo dục đại học tư giành lấy trợ cấp của nhà nước về hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
Bà Nguyễn Diệu Thanh phân tích để có sự cân bằng trong chính sách hoạt động của các trường ngoài công lập, giữa lợi nhuận và chất lượng, cần thiết phải có những quy chế rõ ràng và cụ thể trong cơ chế tài chính, tổ chức cũng như tâm huyết thực sự, cái tầm mang tính chiến lược của các nhà quản lý và nhà đầu tư.
Thực trạng khó khăn hiện nay của các trường cần được tháo gỡ không phải bằng những giải pháp nhất thời như mở rộng cửa tuyển sinh mà bằng một chủ trương đúng đắn và minh bạch, từ đó, cải thiện chất lượng trường ngoài công lập và thay đổi định kiến của công chúng.
Bản thân các trường cần có cơ chế và chính sách hợp lý thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài nước để giải quyết vấn đề nhân sự của mình; phải có chế độ lương thưởng một cách thỏa đáng để khuyến khích các giảng viên không ngừng học tập và hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Song song với chính sách để các trường đại học ngoài công lập tự chủ tối đa, Chính phủ cần giám sát chặt chẽ để chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập không thua kém các trường đại học công lập.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Du khách 'xiêu lòng' khi đi tour Huế 2 ngày cùng DANAGO
- ·Hành khách gây náo loạn, có hành vi không ngờ trên chuyến bay
- ·Con lấy trộm trà sữa, hành động sau đó của người mẹ bị chỉ trích
- ·Những điểm mới về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
- ·Trên 660ha đất sạch trong khu công nghiệp sẵn sàng cho thuê
- ·Cô gái chia sẻ chuyện ngồi nhầm đám cưới, thu hút triệu lượt xem
- ·Thị trường trái phiếu Chính phủ đang hấp dẫn các nhà đầu tư
- ·Tổng kiểm tra công tác PCCC các nhà cao tầng tại TP Hồ Chí Minh
- ·Doanh nghiệp 'chạy nước rút' về đích
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tỷ lệ ‘chọi’ vào lớp 10 trường công lập tăng cao
- ·Thiết kế nhà 365
- ·Khắc phục sự cố sau bão số 6 tại nhiều địa phương
- ·Giáng sinh 2024: Hàng nghìn ông già Noel đến Ocean City chạy marathon
- ·2 công ty chứng khoán bị chấm dứt hoạt động kinh doanh
- ·Chuyện tình Trăng mật thành “vỡ mật” vì mê “phượt”
- ·TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông
- ·Vĩnh Phúc: Hủy nổ thành công 2 quả bom lớn
- ·Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất an toàn vệ sinh thực phẩm
- ·Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cha mẹ tham khảo bí quyết khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ
- ·Sân bay Nội Bài 3 lần lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới