【kq bd nga】Muốn điều chỉnh giá phải có lộ trình phù hợp
Còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao
Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 tổ chức sáng 8-7,ốnđiềuchỉnhgiáphảicólộtrìnhphùhợkq bd nga ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, từ nay đến cuối năm còn tiềm ẩn khả năng lạm phát tăng cao do tác động theo độ trễ của những chính sách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh năm 2013, tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn phức tạp và việc tiếp tục thực hiện chủ trương điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với một số hàng hóa, dịch vụ chiến lược, quan trọng thiết yếu (điện, nước, dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, học phí....).
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao, trong đó tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 7%, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp trực tiếp về quản lý, điều hành giá từ nay đến cuối năm.
7 giải pháp lớn được Cục Quản lý giá thống nhất thực hiện là:
Thứ nhất:Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Giá và các văn bản dưới Luật (Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá, các Thông tư hướng dẫn...) trong phạm vi cả nước.
Thứ hai:Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các biện pháp Bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Nghị quyết của Chính phủ và các Quyết định văn bản hướng dẫn về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thứ ba:Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác thu thập, phân tích và dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát theo quy định của pháp luật.
Thứ tư:Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, đặc biệt đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ năm:Giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá. Trường hợp điều chỉnh giá phải xây dựng phương án, lộ trình điều chỉnh trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, tránh điều chỉnh giá nhiều mặt hàng vào cùng một thời điểm để hạn chế thấp nhất tác động đến sản xuất và đời sống nhân dân, cũng như việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ sáu:Tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Thực hiên công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ công luận.
Thứ bảy:Đẩy mạnh và thường xuyên hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về cơ chế, chính sách và công tác quản lý điều hành về giá tới các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp.
Bình ổn giá nhiều mặt hàng thiết yếu
6 tháng đầu năm, Cục Quản lý giá đã nỗ lực phấn đấu, chủ động bám sát chủ trương điều hành kinh tế của Chính phủ, kế hoạch hành động của Bộ cho năm 2014 trong đó trọng tâm là những định hướng điều hành giá để thực hiện mục tiêu Quốc hội đề ra nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Do đó, về cơ bản Cục Quản lý giá đã triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, công tác quản lý, điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu đã đi vào nền nếp, được sự đồng thuận cao người dân và doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp với xu hướng tăng hoặc đứng ở mức cao là chủ yếu. Để góp phần bình ổn giá bán trong nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường đồng thời sử dụng các công cụ tài chính (sử dụng quỹ bình ổn giá hoặc chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở) nhằm hạn chế mức tăng giá; khi có dư địa giảm giá, Liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối rà soát để giảm giá bán trong nước cho phù hợp.
Theo đó, 6 tháng đầu năm giá xăng, dầu trong nước cơ bản được giữ ổn định hoặc giảm (giá dầu diezen: giảm 5 lần; dầu hỏa: giảm 3 lần; madut: giảm 4 lần) trong 9 lần điều hành vào các ngày 15-1, 27-1, 10-2, 6-3, 31-3, 11-4, 15-5, 28-5 và 12-6, được điều chỉnh tăng 4 lần (vào các ngày 21-2, 19-3, 22-4 và 23-6) nhưng hầu hết có mức tăng kiềm chế do kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá hoặc giảm một phần lợi nhuận định mức của doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong thời điểm 6 tháng đầu năm, trước biến động tăng của giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành địa phương triển khai quyết liệt biện pháp bình ổn giá sữa.
Sau khi tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá tại 5 doanh nghiệp sữa, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Chính phủ thống nhất chủ trương áp dụng biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, các bộ, cơ quan và địa phương tổ chức triển khai: Thực hiện quản lý giá tối đa theo quy định đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá
Đồng thời thực hiện quản lý biện pháp đăng ký giá theo quy định đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố quyết định bình ổn giá.
Bộ Tài chính đã ban hành mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; hướng dẫn việc xác định giá bán buôn tối đa đối với các sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi ngoài 25 sản phẩm sữa trên; hướng dẫn việc xác định giá bán lẻ tối đa bảo đảm cao hơn không quá 15% của giá tối đa trong khâu bán buôn và thấp hơn giá bán trên thị trường trước khi áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Theo đó, đã có 469 sản phẩm sữa được công khai giá bán buôn, giá bán lẻ tối đa; giá sữa sau khi thực hiện bình ổn đến tay người tiêu dùng đã giảm từ 0,3%- 26,37%.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Kéo dài thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
- ·Lạng Sơn khuyến nghị doanh nghiệp ngừng đưa hàng lên cửa khẩu
- ·Venus’ Secret đặt mục tiêu ‘phủ sóng’ cửa hàng trên toàn quốc
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Thời trang nước ngoài bị thất sủng ở Trung Quốc
- ·Hải quan Hà Nội tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình dịch Covid – 19
- ·Tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế trực tuyến để tránh Covid
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Đan Mạch và Việt Nam thảo luận lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Hải quan KCX và KCN Hải Phòng: Đảm bảo phòng dịch, kim ngạch tăng gần 4 tỷ USD
- ·Tổng tiền nợ thuế ở Vĩnh Phúc khoảng 2.049 tỷ đồng
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách gần 160 nghìn tỷ đồng
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·Điện lực miền Trung: Chủ động ứng phó dịch bệnh
- ·10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2021
- ·Người trẻ dễ vỡ nợ thẻ tín dụng
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Lạ lùng chàng trai Việt đam mê ớt, ba năm nếm thử… 500 loại độc lạ