【kèo cá cược bóng đá châu á】Viettel cung cấp hệ thống 5G Private tại thị trường Ấn Độ
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng, An ninh châu Á diễn ra từ ngày 6/5 tại Malaysia, Viettel High Tech đã chính thức ký kết hợp đồng thương mại cung cấp hệ thống 5G Private tại thị trường Ấn Độ.
Đối tác của Viettel trong hợp đồng lần này là United Telecoms Limited (UTL Group), một trong những tập đoàn tại Ấn Độ có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, triển khai sản phẩm trong lĩnh vực viễn thông với hơn 60% thị phần mạng lưới truyền dẫn quốc gia.
Hợp đồng khẳng định sức cạnh tranh của sản phẩm Viettel High Tech tại thị trường Ấn Độ, vốn là thị trường lớn, mức độ cạnh tranh cao hàng đầu thế giới. Đồng thời mở ra kênh tiếp cận với nhóm hàng mới, nhóm khách hàng chính phủ, thông qua mạng lưới khách hàng hiện tại của đối tác UTL.
UTL có trụ sở tại Bangalore, Ấn Độ, là một tập đoàn kinh doanh đa dạng được thành lập vào năm 1983. UTL hiện kinh doanh trên 60 quốc gia trong các lĩnh vực bao gồm viễn thông - CNTT, nghiên cứu phát triển, chính phủ điện tử..., là doanh nghiệp tiên phong cung cấp dịch vụ di động tại Ấn Độ, cũng như đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhằm kiến tạo chính phủ số cho quốc gia này.
Ông Raja Mohan Rao Potluri, Chủ tịch UTL Group chia sẻ: “Thị trường Ấn Độ đang có nhu cầu lớn với giải pháp 5G Private, và chúng tôi mong muốn tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu mang đến giá trị cho khách hàng. Viettel đã có giải pháp hoàn chỉnh cho kết nối 5G, UTL sẽ đảm nhiệm vai trò kết nối, hợp tác, xúc tiến thương mại sản phẩm”. Ông nhấn mạnh lợi thế cạnh tranh của Viettel đó là tinh thần hợp tác: “Viettel sẵn sàng hợp tác trên mọi phương diện từ dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật đến sản xuất thậm chí nghiên cứu phát triển sản phẩm”.
UTL và Viettel High Tech đã cùng trao đổi những hành động tiếp theo của hợp đồng trong bối cảnh phát triển tính năng mới, cần thiết cho 5G Private cũng như Public Network.
Nhu cầu ngày càng tăng là cơ hội cho UTL và Viettel triển khai dịch vụ, sản phẩm của mình, đặc biệt khi lợi thế của Viettel là cung cấp hệ thống 5GP với các sản phẩm thiết bị đầy đủ cả 3 phân lớp mạng, từ mạng truy nhập vô tuyến (trạm gốc 5G), mạng truyền dẫn IP, và mạng lõi 5GC.
Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Viettel High Tech khẳng định: “Là nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu Việt Nam, Viettel High Tech có khả năng cung cấp giải pháp 5G hoàn chỉnh, có kinh nghiệm và năng lực triển khai các dự án viễn thông lớn. Với khả năng tùy chỉnh theo yêu cầu khách hàng dựa trên sức mạnh làm chủ các công nghệ lõi, Viettel High Tech luôn sẵn sàng với các dự án quốc tế mới”.
Hệ thống 5GP sẽ được Viettel cung cấp tới UTL trong vòng 3 tháng, quá trình chuyển giao sẽ được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Mục tiêu của Viettel là nhanh chóng đưa đến một giải pháp toàn diện, giúp UTL nắm bắt các cơ hội thị trường, từ đó kịp thời cung cấp dịch vụ tới khách hàng tại Ấn Độ và các quốc gia lân cận.
Trước đó, Viettel đã triển khai mạng 5G Private hoàn chỉnh đầu tiên tại Ấn Độ và bàn giao cho đối tác vào tháng 12/2023, chỉ sau 5 tháng ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ. Hiện hệ thống 5G Private này đã đi vào hoạt động ổn định, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và đóng góp vai trò quan trọng trong xúc tiến sản phẩm 5G tới nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Hiện Bộ TT&TT đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp số Việt Nam đang kinh doanh ở nước ngoài hoặc đi ra nước ngoài. Hoạt động khởi đầu cho chiến dịch là Hội nghị “Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” diễn ra năm ngoái. Cũng tại hội nghị này, Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài đã được chính thức ra mắt.
Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT), Tổ trưởng Tổ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, cho biết hai doanh nghiệp lớn FPT và Viettel đã có 2 cách tiếp cận, hành trình đi ra nước ngoài riêng.
“Dù thành công bằng con đường nào, các doanh nghiệp đã sớm vươn ra nước ngoài như FPT, Viettel đều cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ để đưa thêm các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam khai phá thị trường quốc tế, với tinh thần người đi trước kéo người đi sau. Vì thế, các doanh nghiệp công nghệ, trong đó có doanh nghiệp nội dung số hãy tự tin đi ra nước ngoài”,ông Triệu Minh Long nói.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội: thêm điểm bán hàng bình ổn giá giữa mùa dịch Covid
- ·Tỷ giá AUD hôm nay 12/12/2023: Giá đô la Úc Vietcombank giảm, chợ đen tăng giá
- ·Hình thành thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học
- ·Hải quan Hà Tĩnh bắt giữ 40 kg ma tuý và 5 kg ketamin
- ·Thu 765 tỉ đồng nhưng chi trả chỉ 45 tỉ, VCCI kiến nghị bỏ quy định bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Trao 235 suất quà Tết cho sinh viên Trường ĐH Y dược
- ·Video hệ thống phòng không ‘ong bắp cày’ hạ mục tiêu bay ở Ukraine
- ·Ứng xử văn hóa & nét đẹp học đường
- ·Cô gái 29 tuổi bị biến chứng sau nâng mũi làm đẹp 'chui' ở chung cư
- ·Hình ảnh bắt giữ 50 container gỗ quý
- ·WB: Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn
- ·Hải quan Mộc Bài phối hợp bắt giữ 5kg ma túy đá qua máy soi
- ·Hội thảo về giáo dục nghiên cứu tiếng Nhật
- ·MIGA bảo lãnh tín dụng 239,7 triệu USD cho thủy điện Hồi Xuân
- ·Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh
- ·TPHCM: Phát hiện thêm nhiều điểm chứa trữ, kinh doanh khẩu trang y tế không có hóa đơn chứng từ
- ·Lớp học không bảng đen, phấn trắng
- ·Gần 500 con cá voi chết la liệt trên bãi biển New Zealand
- ·Bộ Y tế đang xây dựng Thông tư hướng dẫn giá dịch vụ xét nghiệm phát hiện virus SARS
- ·Triều Tiên biến căn cứ không quân thành nông trường lớn nhất cả nước