【soi kèo lazio vs empoli】Đưa bội chi về dưới 3,5% GDP vào năm 2020
Năm 2020, nợ chính phủ không quá 54% GDP
Nghị quyết nêu rõ các mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, bao gồm: Giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) đến năm 2020 xuống dưới 3,5% GDP. Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiếp cận 4 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN–4). Tỷ trọng đầu tư nhà nước khoảng 31 - 34% tổng đầu tư xã hội.
Hằng năm có 30 - 35% doanh nghiệp (DN) có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm trên 5,5%, tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020. Đến năm 2020, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%. Thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với ASEAN-4.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế trong nền kinh tế xuống mức dưới 3%. Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4. Nâng cao quy mô và hiệu quả của thị trường chứng khoán, trái phiếu chính phủ, trái phiếu DN. Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP, thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.
Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các DN thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn, thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu DN; 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Năm 2017: siết chặt kỷ luật tài chính - NSNN
Trước đó, chiều 7/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017. Mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ trong thực hiện 3 đột phá chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế....
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2017 gồm: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6 - 7%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP; tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...
Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu, Nghị quyết cũng đã đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; phát triển thị trường mua bán nợ, kiểm soát chặt chẽ, xử lý hiệu quả nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường. Siết chặt kỷ luật tài chính - NSNN; bảo đảm chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả và theo dự toán được Quốc hội thông qua. Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công và bội chi NSNN. Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập…
Đồng thời, Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ thực hiện có hiệu quả Kế hoạch tài chính và Kế hoạch đầu tư công trung hạn, tạo bước đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng.
Chính phủ quyết tâm hoàn thành “bài toán khó” Bình luận về việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,7%, đại biểu (ĐB) Đặng Thuần Phong (Bến Tre) đánh giá cao việc Chính phủ đã chọn một “bài toán khó” khi trình Quốc hội mục tiêu tăng trưởng này so với kết quả thực hiện năm nay khoảng 6,3 – 6,5%. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%, ĐB cho rằng Chính phủ cần thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn lớn hiện nay để loại bỏ các rào cản lớn với phát triển kinh tế. Đặc biệt, ĐB lưu ý với xu thế hội nhập rộng sâu như hiện nay, hàng loạt cam kết quốc tế đã ký kết, khi đó nguồn thu ngân sách sẽ khó đạt như mong muốn. Vấn đề hiện nay là phải chọn được trọng tâm, xác định đâu là nguồn thu quan trọng để ưu tiên bồi dưỡng, đâu là mũi nhọn tăng trưởng để ưu tiên hàng đầu”, ĐB nói. ĐB cũng cho rằng cần chú trọng đến sinh kế của người dân trong tăng trưởng. “Nghĩa là tăng trưởng cao chừng nào, người dân được hưởng lợi chừng đó, sinh kế được cải thiện, chứ không phải tăng trưởng chỉ nằm trong nhóm lợi ích nào đó thì sẽ không có ý nghĩa”, ĐB Đặng Thuần Phong nhấn mạnh. |
H.Y
(责任编辑:World Cup)
- ·Nha khoa An Phước ký kết hợp tác với Hệ thống khay niềng răng hàng đầu tại Mỹ – Clear Correct
- ·Ngày 15/1: Giá cà phê tiếp tục giảm tại các địa phương, cao su và hồ tiêu đồng loạt tăng
- ·MC Việt Phong bị tai nạn
- ·Top 20 Miss Grand Vietnam 2023 gợi cảm trong trang phục bikini
- ·Thông tắc cống tại Hoàn Kiếm hiệu quả, triệt để, giá rẻ
- ·Xu hướng thận trọng bao trùm thị trường tháng 7
- ·Thương Tín: Nhiều người nói tôi bị quả báo, tôi buồn nhưng biết họ không sai
- ·Ngày 30/1: Giá heo hơi tiếp đà tăng, mức giao dịch cao nhất 60.000 đồng/kg
- ·Bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh
- ·Nỗ lực hoàn thành tối đa nhiệm vụ thu ngân sách
- ·In thẻ cào trúng thưởng, bước đi khôn ngoan của doanh nghiệp
- ·Ngày 21/2: Giá gạo tại thị trường trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm
- ·Đất rừng phương Nam của Nguyễn Quang Dũng đang gây tranh cãi
- ·BTC lên tiếng chuyện Hoa hậu Đại dương Thu Uyên ứng xử chưa ấn tượng
- ·Dự thảo về việc chia sẻ dữ liệu dùng riêng để giải quyết tình trạng khẩn cấp
- ·Ngày 24/2: Giá lúa tiếp đà giảm, giao dịch chậm
- ·Ngày 23/2: Giá dầu thô điều chỉnh nhẹ, giá gas giảm 1,04%
- ·Lisa nhóm BlackPink và bạn trai người Pháp bị bắt gặp ở sân bay
- ·Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
- ·Đối tượng nào phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán?