【ketquabongda.com】Vẫn còn ý kiến khác nhau về số lượng cấp phó HĐND cấp tỉnh
Còn đặt nặng về giảm số lượng,ẫncònýkiếnkhácnhauvềsốlượngcấpphóHĐNDcấptỉketquabongda.com chưa tập trung vào hiệu quả
Tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019), QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, dự kiến luật sẽ được QH xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Về quy định tại dự thảo luật, ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) cho rằng, sửa đổi luật là cần thiết, nhằm tạo sự linh hoạt và chủ động cho chính quyền địa phương chủ động thực hiện trên nguyên tắc tinh giản biên chế, giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
ĐB Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) cho rằng, dự thảo luật còn nặng về giảm số lượng phó chủ tịch (PCT) HĐND mà chưa chú trọng bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp. ĐB đề nghị cần phải tăng cường đi vào chiều sâu, cân đối nguồn lực và giữ vững vai trò quan trọng của các cấp chính quyền địa phương.
Về việc giảm PCT HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, giảm số lượng phó trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, đa số ý kiến ĐBQH tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng cấp phó của HĐND. Tuy nhiên, giảm như thế nào, giảm ở cấp nào, cơ quan nào thì ý kiến còn khác nhau.
Đối với HĐND cấp huyện, đa số ý kiến thống nhất. Đối với HĐND cấp tỉnh, đa số ý kiến ĐB đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành (gồm 2 PCT HĐND) hoặc đề nghị quy định số lượng cấp phó căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đối với việc giảm số lượng phó trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh, nhiều ý kiến đồng ý với đề xuất của Chính phủ nhưng cũng nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên như luật hiện hành (gồm 2 phó trưởng ban) hoặc quy định mềm dẻo, linh hoạt hơn.
Về số lượng PCT HĐND cấp tỉnh, ĐB đồng tình với phương án 1 của dự thảo luật, đó là giữ nguyên quy định HĐND cấp tỉnh có 2 PCT HĐND hoạt động chuyên trách như tại Điều 18 và Điều 39 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị thời gian thí điểm thực hiện Luật Tổ chức Chính phủ không quá 5 năm, trong quá trình thực hiện có thể tiếp tục hoặc dừng.
ĐB Tô Văn Tám khẳng định, vai trò của HĐND là rất quan trọng. Dự thảo luật giảm số lượng cấp phó của HĐND cấp tỉnh và các ban nhằm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, tuy nhiên bên cạnh việc giảm về số lượng nhưng phải nâng cao hiệu quả hoạt động. “Thời gian qua chúng ta đang thực hiện tốt nên đề nghị giữ nguyên như hiện hành” - ĐB Tô Văn Tám đề nghị.
ĐB Tô Văn Tám cho rằng, Chính phủ nên nghiên cứu xây dựng Luật Đô thị, để gom tất cả các vấn đề về đô thị vào trong luật này, thì sẽ rõ ràng hơn về quy định các cấp của chính quyền đô thị.
Giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp từ 10 - 15%
ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng, quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam quy định tại Điều 2 của luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” là chưa rõ ràng về mô hình tổ chức. ĐB đề nghị nên quy định như hiện hành, cấp chính quyền địa phương gồm UBND và HĐND.
Về sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 18 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ĐB Cao Đình Thường đồng tình với phương án 2. Đó là: Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch HĐND, PCT HĐND, các ủy viên là trưởng ban của HĐND tỉnh. Trường hợp chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì có 1 PCT HĐND; trường hợp chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách thì có 2 PCT HĐND. PCT HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Đây cũng là phương án một số ĐB đồng tình. Theo ĐB Cao Đình Thưởng, quy định như phương án này sẽ tạo sự linh hoạt cho địa phương trong bố trí hoạt động của HĐND.
“Tôi có cảm giác quy định như dự thảo luật chỉ tập trung tinh giản biên chế, đầu mối tập trung vào các cơ quan dân cử, trong khi đầu mối các cơ quan dân cử không nhiều nhưng nhiệm vụ của cơ quan dân cử ngày càng tăng” - ĐB Cao Đình Thưởng nói.
ĐB cũng bày tỏ nhất trí với quy định giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp từ 10 - 15% như dự thảo luật nhưng cần tăng số đại biểu đại diện cho các đoàn thể, đại diện doanh nghiệp và đại biểu hoạt động chuyên trách. Bởi theo ĐB, nếu không sẽ không đảm bảo tính phản biện của HĐND.
Đề nghị chỉ nên nhập văn phòng đoàn ĐBQH và văn phòng HĐND
Về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương nhằm thực hiện chủ trương hợp nhất văn phòng đoàn đại biểu QH với văn phòng HĐND và văn phòng UBND.
Theo Ủy ban Thường vụ QH, chủ trương hợp nhất văn phòng Đoàn ĐBQH, văn phòng HĐND, văn phòng UBND cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu, giúp việc chung đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Hiện tại, đã có 12 địa phương thực hiện thí điểm, vì vậy, nếu Luật Tổ chức chính quyền địa phương không sửa các quy định liên quan đến bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương thì sẽ không tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, tổ chức lại 3 văn phòng này. Như vậy, sau khi kết thúc việc thí điểm, để tổ chức, sắp xếp lại các văn phòng khác với hiện nay thì Chính phủ lại phải trình QH sửa đổi, bổ sung luật để quy định về vấn đề này.
Tuy nhiên, ĐB Cao Đình Thưởng, ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) và một số ĐB đề nghị, nên nhập văn phòng đoàn ĐBQH và văn phòng HĐND, còn giữ nguyên văn phòng UBND, nghĩa là vẫn có 2 văn phòng ở cấp tỉnh. Có ĐB đề nghị cần tổng kết thí điểm tại 12 địa phương này, sau đó sẽ có quyết định cụ thể.
Đối với tổ chức chính quyền địa phương, ĐB Trần Thị Hằng đề nghị phân cấp phải thực hiện liên tục, thường xuyên và cần sửa đổi quy định hiện hành để tránh tình trạng không rõ ai làm, ai chịu trách nhiệm./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·‘Mong mọi người hãy ở nhà để chúng tôi sớm được trở về’
- ·Soi kèo góc U23 Tây Ban Nha vs U23 Ai Cập, 20h00 ngày 30/7
- ·Soi kèo góc Hermannstadt vs Unirea Slobozia, 23h00 ngày 26/7
- ·Soi kèo góc Maccabi Tel Aviv vs Steaua Bucuresti, 01h00 ngày 1/8
- ·Vốn FDI đăng ký cao gấp 2,8 lần cùng kỳ năm 2022
- ·Soi kèo phạt góc Dynamo Kiev vs Partizan Belgrade, 01h00 ngày 24/7
- ·Soi kèo góc Nữ Mỹ vs Nữ Đức, 22h59 ngày 6/8
- ·Soi kèo góc Gamba Osaka vs FC Tokyo, 17h00 ngày 7/8: Dễ bắt bài
- ·Kỷ luật, buộc thôi việc cán bộ bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu
- ·Soi kèo góc Midtjylland vs Ferencvarosi, 00h00 ngày 7/8
- ·Kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng cơ sở cung cấp nước sinh hoạt
- ·Soi kèo góc Urawa Red Diamonds vs Kashiwa Reysol, 17h30 ngày 7/8
- ·Soi kèo góc Young Boys vs FC Sion, 19h15 ngày 21/7
- ·Soi kèo góc Urawa Reds vs Consadole Sapporo, 17h00 ngày 20/7
- ·Thu hồi toàn quốc lô thuốc dung dịch uống Batiwell kém chất lượng
- ·Soi kèo góc Urawa Reds vs Consadole Sapporo, 17h00 ngày 20/7
- ·Soi kèo phạt góc Dynamo Kiev vs Partizan Belgrade, 01h00 ngày 24/7
- ·Soi kèo góc U23 Ai Cập vs U23 Morocco, 22h00 ngày 8/8
- ·Vietnam Airlines sẽ không nhận khách từ Anh, Pháp, Đức về Việt Nam từ 15/3
- ·Soi kèo góc Wuhan Three Towns FC vs Shanghai Shenhua, 18h35 ngày 29/7: Đội khách lấn lướt