【lịch c2 châu á】Đài phát thanh
(CMO) Dù hiện nay các loại hình truyền thông phát triển mạnh mẽ, nhưng với không ít người, nắm bắt thông tin từ đài phát thanh vẫn là một trong những ưu tiên của họ.
Cùng với báo in, báo hình, chiếc radio là phương tiện truyền thống đã có lịch sử lâu đời. Mặc dù hiện nay có nhiều kênh truyền thông mới ra đời, nhưng nghe đài phát thanh qua sóng radio vẫn được xem là người bạn thân thiết với nhiều người từ thành thị đến nông thôn, nhất là đối với nông dân.
Kỹ thuật viên Đài Truyền thanh - Truyền hình TP Cà Mau xử lý âm thanh chương trình trước khi phát sóng. |
Nghe sóng phát thanh qua radio
"Nhờ nghe thông tin chỉ dẫn từ chương trình phát thanh mà tôi và nhiều bà con áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất trúng mùa lúa, tôm, rau màu...", đó là tâm sự của nông dân Huỳnh Thị Ẩn, ấp Cái Bát, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân.
Riêng với ông Nguyễn Văn Thiện, Ấp 5, xã An Xuyên, TP. Cà Mau, sóng phát thanh qua chiếc radio trở thành người bạn thân thiết từ thời chiến cho đến thời bình. Gia đình làm vuông, thời gian rảnh rỗi khá nhiều. Hầu như, trừ lúc ngủ ra, còn lại lúc nào ông Thiện cũng mang theo bên mình chiếc radio để mở các chương trình phát thanh.
Những thông tin về sản xuất, chủ trương của Đảng, Nhà nước, bài thuốc hay, kiến thức mới... của các chương trình phát thanh đều được ông Thiện ghi nhớ, có dịp là tuyên truyền cho nhiều nông dân khác cùng biết. Ông Thiện cũng sẵn sàng tặng chiếc radio cho bà con nào có cùng sở thích. Nhẩm ra, ông Thiện đã sở hữu và tặng cho bà con 6 chiếc radio.
Ông bộc bạch: "Nhà tôi có 2 ha đất nuôi tôm quảng canh. Để sản xuất đạt hiệu quả, tôi và các con thường nghe chương trình khuyến nông, gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi qua đài. Từ đó đúc rút kinh nghiệm trong cách xử lý nước, môi trường, chọn tôm giống chất lượng, cách phòng, chống dịch bệnh trên tôm, gia cầm. Tôi còn nghe bản tin giá cả thị trường khi cần bán tôm, cua, gia cầm cho thương lái".
Mở sóng phát thanh với nhiều người còn để hiểu thêm nhiều kiến thức, học hỏi nhiều điều hay, thậm chí là giao lưu, chia sẻ về đời sống, việc làm, thưởng thức âm nhạc, thư giãn xua tan mệt nhọc.
Mấy mươi năm nay bà Phan Thị Tám, Phường 4, TP. Cà Mau vẫn "chung tình" với chiếc radio cũ kỹ. Ngoài nghe bản tin thời sự trong nước và quốc tế, bà Tám đặc biệt mê chương trình văn nghệ của Đài PT-TH Cà Mau và Đài TT-TH TP Cà Mau. Với bà, văn nghệ là món ăn tinh thần không thể thiếu. Để thoả niềm đam mê này, bà còn đăng ký giao lưu trực tiếp, hát trực tiếp trên sóng phát thanh trên 10 lần.
Bà Tám bộc bạch: "Tôi sống một mình trong căn phòng trọ này. Nhờ có chiếc radio làm bầu bạn, nếu không chắc cuộc sống của tôi tẻ nhạt lắm".
Phương thức truyền thông gần gũi
So với các phương tiện truyền thông khác, sóng phát thanh có nhiều tiện ích đặc thù, người lao động có thể vừa làm việc, vừa nghe. Bên cạnh đó, hầu hết các đài đều có chương trình giao lưu về văn hoá, kết bạn, tư vấn đời sống riêng tư, giải đáp thắc mắc của người lao động... Sự tương tác giữa nhà đài và người nghe rất hiệu quả.
Khi thính giả không có chiếc radio truyền thống để theo dõi tin tức thì lại theo dõi chương trình mình yêu thích qua điện thoại, qua mạng internet... Ông Lâm Anh Lữ (Khóm 6, Phường 1, TP. Cà Mau), năm nay 71 tuổi, là Giám đốc Trung tâm Hoa Văn Cà Mau. Do công việc nhà, việc trường chiếm hết thời gian nên ông chọn nghe lại các chương trình phát thanh mình yêu thích (người lính bản hùng ca vang mãi, nông thôn mới, an toàn giao thông, cải cách hành chính, học tập và làm theo gương Bác...) qua mạng internet.
Ông Lâm Anh Lữ chia sẻ: "Tôi nghe rất nhiều đài phát thanh nhưng thích nhất là Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam không ngừng được cải tiến, tạo ra món ăn tinh thần mới cho nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều kênh như: VOV1 chuyên về Thời sự chính trị, VOV2 chuyên về Văn hoá - Đời sống - Khoa giáo, VOV3 về Âm nhạc - Thông tin - Giải trí, VOV4 chuyên về Các vấn đề dân tộc, VOV5 chuyên về Đối ngoại, VOV Giao thông quốc gia chuyên biệt về giao thông. Các kênh trên với nội dung thông tin đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều chương trình thực hiện trực tiếp. Nhiều chương trình có tính tương tác cao, lôi kéo công chúng cùng tham gia góp ý, phản hồi".
"Để nhịp cầu trung gian này phát huy lợi thế, các nhà đài cần tập trung vào đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các chương trình để trở thành kênh thông tin hấp dẫn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu mọi lứa tuổi và mọi khía cạnh cuộc sống", ông Lâm Anh Lữ mong muốn./.
Thiện Nhân
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin tức Covid
- ·Khơi dậy sức mạnh Nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- ·Phòng, chống ma tuý: Cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp
- ·Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Covid
- ·Danh sách 8 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đơn vị tỉnh Long An
- ·Kinh doanh tiền giả, trốn truy nã 8 năm vẫn không thoát
- ·Hình phạt thích đáng cho kẻ cố ý gây thương tích
- ·Thủ tướng yêu cầu nước sạch cung cấp cho người dân phải có chất lượng tốt nhất
- ·Tọa đàm “Thỏa thuận hợp tác phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp
- ·Sốc với tiết lộ của lái buôn chợ Long Biên 'Tất cả nấm đều của Trung Quốc'
- ·Châu Thành thực hiện vượt 13/14 chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy năm 2024
- ·Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- ·Tinh gọn bộ máy
- ·Đầu năm, đại gia Việt mua cá hô 100 kg giá chục triệu đồng để cầu may
- ·Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo có kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế
- ·Kiên Giang giải ngân đạt 4,6% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024
- ·Huyện Cái Nước: Người dân mạnh dạn tố giác tội phạm
- ·Quảng Ninh: Tụt đổ lò công ty than Mông Dương, 2 công nhân thương vong
- ·Tuổi trẻ công an Cái nước: Vì sự bình yên của nhân dân