【kết quả psv eindhoven】Những khoản lỗ khủng nửa đầu năm
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với khoản lỗ rất lớn. Cụ thể, trong kỳ, HAG ghi nhận 3.658 tỷ đồng doanh thu, nhưng lỗ tới 1.075 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi trên 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó, HNG đạt doanh thu 2.579 tỷ đồng; tăng 24% so với cùng kỳ năm trước; nhưng lỗ trước thuế tới 533 tỷ đồng.
Kết quả lỗ lớn của HAG và công ty con HNG trong nửa đầu năm nay được giải trình là do trong kỳ doanh nghiệp thanh lý tài sản không hiệu quả, đánh giá lại tài sản và phát sinh thêm chi phí lãi vay, chi phí quản lý.
Trước đó, CTCP Gỗ Trường Thành (TTF) gây bất ngờ với thị trường khi báo lỗ 1.073 tỷ đồng trong 6 tháng. Kết quả này là do Công ty phải ghi nhận số dư hàng tồn kho sai lệch tới gần 980 tỷ đồng, theo kết quả kiểm tra của đơn vị kiểm toán EY, vào giá vốn hàng bán quý 2-2016 và điều chỉnh trích lập dự phòng đối với khoản phải thu ngắn hạn khó đòi lên 258 tỷ đồng tại thời điểm 30-6-2016.
Con số lỗ gần 350 tỷ đồng trong 6 tháng của CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng gây ngỡ ngàng với giới đầu tư. Ngoài nguyên nhân doanh thu giảm sút 24% so với cùng kỳ năm 2015 (đạt 3.088,3 tỷ đồng, thì việc PPC lỗ khủng còn do trong kỳ Công ty phải ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện lên tới gần 673 tỷ đồng do đồng Yên tăng giá (trong khi cùng kỳ năm trước Công ty ghi nhận lãi tỷ giá 368 tỷ đồng). Tính đến giữa năm, số dư nợ vay của PPC là 22,2 tỷ JPY.
CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I niên độ tài chính 2016-2017 (từ 1-4 đến 30-6-2016) với lợi nhuận âm 5 tỷ đồng, nối dài thêm chuỗi thua lỗ của doanh nghiệp này sau khi lãnh đạo Công ty vướng vòng lao lý. Năm tài chính 2015 - 2016 kết thúc ngày 31-3-2016, theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán, JVC chỉ có doanh thu thuần 507 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với mức cùng kỳ năm ngoái là 991 tỷ đồng. Do giá vốn hàng bán tăng đột biến lên gần 504 tỷ đồng, cộng với việc các khoản chi phí phát sinh mạnh như chi phí tài chính (134 tỷ đồng, gấp 6 lần trước kiểm toán), chi phí quản lý doanh nghiệp (1.159 tỷ đồng, gấp 2 lần trước kiểm toán), dẫn đến lỗ ròng JVC ghi nhận trong năm 2015 lên tới gần 1.336 tỷ đồng, gấp 2 lần so với con số chưa kiểm toán.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính của JVC khoản trích lập này chủ yếu là trích lập dự phòng bổ sung khoản phải thu khó đòi, bao gồm 594 tỷ đồng là dự phòng các khoản phải thu đối với các bên có liên quan đến các thành viên tiền nhiệm của Ban Giám đốc, 110,75 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính dài hạn cho các khoản đầu tư vào đồng liên kết thiết bị y tế với một bên liên quan, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
Có hoàn cảnh tương tự JVC là CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC). 6 tháng đầu năm nay, Công ty báo lỗ hơn 492 tỷ đồng, kéo dài thêm chuỗi khó khăn của doanh nghiệp sau khi cựu lãnh đạo Công ty bị truy tố. Theo giải trình OGC thì nguyên nhân là do Công ty phải trích lập dự phòng phải thu quá hạn thanh toán trong 6 tháng đầu năm hơn 413 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý II, OGC có khoản phải thu ngắn hạn tới 2.276 tỷ đồng và Công ty đã phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 2.509 tỷ đồng. Trong các khoản phải thu về cho vay ngắn hạn 1.517 tỷ đồng, có những doanh nghiệp lớn như CTCP Thương mại và Đầu tư Mạnh Hà (555,6 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Thương mại Vneco Hà Nội (380,5 tỷ đồng), Công ty TNHH Gió Hát (199 tỷ đồng).
Một thành viên của Tập đoàn Đại Dương là CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) cũng công bố mức lỗ hơn 94 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, do phải chịu chi phí lãi vay hơn 82 tỷ đồng và trích lập giảm giá kinh doanh chứng khoán 17 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu thuần tăng 37% so với nửa đầu năm 2015, đạt 379 tỷ đồng, nhưng không bù đắp được gánh nặng chi phí.
Dù báo lỗ nhẹ 6,2 tỷ đồng sau soát xét, nhưng trường hợp của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí (PVC) cũng gây bất ngờ, bởi đây là doanh nghiệp nhiều năm liền duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Cùng kỳ năm ngoái, PVC có lãi 145 tỷ đồng. Theo đại diện lãnh đạo PVC, giá dầu giảm sâu dẫn tới việc các nhà thầu dầu khí giãn, giảm, thậm chí là huỷ kế hoạch khoan khiến cho doanh thu dịch vụ dung dịch khoan - dịch vụ, mảng mang lại lợi nhuận chủ yếu của Tổng công ty giảm tới 67,19%.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2-2016 của CTCP Sông Đà 7 (SD7), trong kỳ Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế âm 43 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Công ty âm 45,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 3,2 tỷ đồng. Theo giải trình của SD7, trong quý II, doanh thu của Công ty giảm tới 87% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, chi phí tài chính lại phát sinh hơn 55 tỷ đồng từ phí lãi vay và dự phòng đầu tư.
(责任编辑:La liga)
- ·Thu nhập ổn định nhờ trồng bưởi hữu cơ
- ·TikTok sắp có tính năng livestream 18+
- ·Passkey là gì hoạt động như thế nào
- ·Cổ phiếu Tesla thua xa các công ty xe điện Trung Quốc
- ·Vòng loại Press Cup phía Nam: CLB PV Đời Sống Xã Hội lên ngôi vô địch
- ·Sếp Masan làm CEO công ty vận hành chuỗi Vinmart
- ·Kienlongbank đặt lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 750 tỷ đồng
- ·Video 15 giây của TikTok lan truyền tin giả về bệnh tật
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng bật tăng, chênh lệch thu hẹp
- ·Petrolimex và Napas hợp tác nâng cao tiện ích thanh toán không tiền mặt
- ·Auto66.vn
- ·Dự luật chống độc quyền nhắm tới các Big Tech sẽ sớm được thông qua
- ·Startup cánh tay robot công nghiệp nhận đầu tư 10 tỷ của Shark Hùng Anh
- ·10 tháng, Việt Nam ghi nhận hơn 1 triệu cuộc tấn công mạng
- ·Giá vàng trong nước sụt giảm khi giá thế giới tăng cao
- ·Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan
- ·Google xem xét chuyển sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam
- ·Làm chậm iPhone, Apple có thể phải bồi thường gần 1 tỷ USD
- ·Toyota Avanza có mấy túi khí?
- ·Thiếu hụt kỹ năng an ninh mạng tác động lớn đến các doanh nghiệp