【nhan dinh ac】Hội nghị thường niên về công tác phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư pháp
Hội nghị thường niên về công tác phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư pháp
Ngày 14.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị thường niên về công tác phối hợp của hai cơ quan trong năm 2023. Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đây là lần thứ 2 Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư phápcùng tổ chức hội nghị phối hợp công tác. Kế thừa các kết quả từ hội nghị lần đầu tiên năm 2022, hội nghị lần này là dịp để hai cơ quan cùng trao đổi, thảo luận và bàn về công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao trong xây dựng pháp luật. Đây cũng là dịp để hai bên tăng cường hiểu biết thông qua việc trao đổi thông tin liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ, chia sẻ khó khăn, vướng mắc để cùng phối hợp tháo gỡ, thống nhất các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp triển khai công tác thuộc trách nhiệm chủ trì của hai cơ quan, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao của năm 2023.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu rõ, trong năm qua, công tác phối hợp giữa Ủy ban Pháp luật và Bộ Tư pháp tiếp tục có nhiều đổi mới tích cực cả về nội dung, phương thức triển khai, thể hiện ở kết quả hiệu suất công việc được lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đánh giá cao. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho rằng có được kết quả này là nhờ sự phối hợp chặt chẽ, chủ động, từ sớm, từ xa giữa Thường trực Ủy ban Pháp luật cùng lãnh đạo Bộ Tư pháp, giữa Vụ Pháp luật - đơn vị tham mưu giúp việc của Ủy ban Pháp luật với các vụ, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; là kết quả của sự tận tụy, trách nhiệm, tinh thần vì công việc chung của đội ngũ cán bộ công chức của hai cơ quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luậtnhấn mạnh, để tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa những kết quả tích cực đã đạt được, với mục tiêu phối hợp chặt chẽ từ sớm, từ xa, bảo đảm hiệu quả công tác cả về chất lượng và tiến độ, hội nghị là tiền đề quan trọng để tăng cường phối hợp tốt trách nhiệm chủ trì tham mưu của hai cơ quan trong những tháng còn lại của năm 2023 và cả nhiệm kỳ. Đây cũng là kinh nghiệm để Ủy ban Pháp luật tiếp tục tăng cường mối quan hệ công tác với các cơ quan của Chính phủ.
Tại hội nghị, hai bên đã nghe báo cáo và trao đổi về một số nội dung trong công tác phối hợp giữa hai cơ quan; thống nhất một số nội dung trọng tâm cần quan tâm nhằm tăng cường công tác phối hợp để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công việc.
Các đại biểu nhất trí cho rằng, trong năm qua, công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Thường trực Uỷ ban Pháp luật có nhiều đổi mới và đạt được các kết quả tích cực, toàn diện trên nhiều mặt, đóng góp vào thành công chung trong hoạt động của Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, hai bên đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các luật, nghị quyết như: Nghị quyết triển khai thực hiện Nghị quyết Quốc hội và ban hành 5 nghị quyết điều chỉnh chương trình. Tiếp tục đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, bảo đảm thông tin đẩy đủ, chính xác, kịp thời báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Tư pháp hoàn thành nhiệm vụ rà soát Luật Thủ đô và đề xuất đưa dự án Luật vào chương trình năm 2023; trình Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng thời, phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật thực hiện tốt 7 nhóm nhiệm vụ, trong đó có phiên giải trình về “việc thực hiện một số quy định của pháp luật về hoạt động công chứng”. Thực hiện tổng kết 10 năm triển khai thi hành Hiến pháp gắn với các hoạt động kỷ niệm ngày Pháp luật Việt Namvà hướng đến kỷ niệm 80 năm Quốc hội Việt Nam.
Phát biểu kết thúc cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, qua trao đổi hai bên nhất trí đánh giá hội nghị thường niên phối hợp công tác là cơ chế hiệu quả cần được duy trì và phát huy, tiến tới luân phiên tổ chức, nghiên cứu xây dựng biên bản phối hợp công tác.
Nhấn mạnh trong bối cảnh năm 2023 khối lượng các dự án đưa vào chương trình là rất lớn, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp một cách chặt chẽ , từ sớm, từ xa để hiểu hơn quan điểm của nhau, chia sẻ những ý kiến còn sự khác biệt, đồng thời hỗ trợ nhau sớm đi đến thống nhất, đồng thuận cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ vì mục tiêu chung bảo đảm chất lượng công tác xây dựng pháp luật.
- ·Thúc đẩy tư duy năng suất và đổi mới sáng tạo – tiếp bước tinh thần Lý Tự Trọng
- ·Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’
- ·Tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền quốc phòng toàn diện
- ·Metro Bến Thành đội 30.000 tỷ: Bộ trưởng nhận trách nhiệm
- ·Năm 2022: Công tác dân vận tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực
- ·Thủ tướng yêu cầu giảm mạnh chi phí logistics
- ·Hơn 150 hoa hậu, ca sĩ, người mẫu tham gia Gala nghệ thuật âm nhạc và thời trang
- ·Trao thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và quà tặng Cuba phòng, chống dịch Covid
- ·Long An có trên 48.658ha lúa ứng dụng công nghệ cao
- ·Chế độ tiền lương mới gắn với sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị
- ·Ngân hàng SHB Long An và Bưu điện Long An hợp tác nâng cao chất lượng chi trả an sinh xã hội
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- ·8 đề xuất cải cách BHXH trình Trung ương
- ·Thủ tướng nêu 4 vấn đề về giáo dục đào tạo
- ·Khi người cũ họ hàng với người mới
- ·Thủ tướng: Đầu tư cho người nghèo là đầu tư cho phát triển
- ·Khai trương 2 Trung tâm Dinh dưỡng
- ·Diễn viên Hồng Đăng ra nước ngoài không xin phép
- ·Giá vàng hôm nay 09/8/2024: Vàng nhẫn tăng lên 77,5 triệu đồng
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6/2018