【soi kèo trận úc】Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện,ảohiểmytếsoi kèo trận úc nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, thực hiện công bằng trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Với tính ưu việt, những năm qua, BHYT đã giúp không ít gia đình tránh rơi vào bẫy nghèo khi không may ốm đau, bệnh tật...
Công tác tuyên truyền về BHYT luôn được các cấp, các ngành và địa phương đẩy mạnh.
Như “chiếc phao” đối với người dân
Tính đến ngày 31-5, toàn tỉnh có 643.508 người tham gia BHYT, trong đó 19.273 người thuộc hộ gia đình nghèo, 20.502 người cận nghèo, 10.754 người dân tộc thiểu số và 63.114 người thuộc gia đình hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Đối với tỉnh nông nghiệp như Hậu Giang đây thực sự là chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Gia đình bà Lưu Thị Tư, ở phường III, thành phố Vị Thanh, tham gia BHYT nhiều năm nay, do thường xuyên theo dõi thông tin liên quan đến BHYT nên bà Tư hiểu khá rõ về chính sách này. Theo bà Tư, BHYT như “chiếc phao” đối với người dân, nhất là với người có hoàn cảnh khó khăn. Lấy gia đình mình làm thí dụ, bà Tư bảo rằng, bản thân bà bị bệnh viêm khớp, do đó, thường xuyên đến cơ sở y tế để lãnh thuốc uống. Nếu không tham gia BHYT, tính ra chi phí mấy năm liền không phải là nhỏ. “Nếu bệnh thông thường, mua thuốc uống chẳng tốn kém bao nhiêu, nhưng nếu chẳng may đau bệnh nhiều, hoặc phải phẫu thuật thì chi phí nhiều lắm, nhất là hiện nay giá giường bệnh, dịch vụ y tế tăng cao. Vì vậy, dù kinh tế gia đình cũng chẳng mấy dư dả, nhưng hàng năm chúng tôi đều trích ra khoản kinh phí để tham gia bảo hiểm”, bà Tư chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Thị Kiều Tiên, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, cũng nhờ có tấm thẻ nhân văn này mà có điều kiện để chữa bệnh. Hoàn cảnh gia đình chị Tiên rất khó khăn, không ruộng nương, mọi thu nhập gia đình và chuyện học hành của con cái đều phụ thuộc vào số tiền làm thuê, làm mướn của chồng. Do đó, tấm thẻ BHYT như chiếc phao cứu sinh, giúp chị có thêm điều kiện để chữa trị căn bệnh suy thận mãn tính.
Chị Tiên mắc bệnh suy thận và phải lọc thận gần 2 năm nay, vì vậy, cuộc sống gia đình đã khó nay lại càng thắt ngặt hơn. Trước đây, khi chưa mắc bệnh, ai thuê mướn gì chị cũng làm, để có tiền phụ chồng lo cuộc sống gia đình, từ khi phát hiện bệnh mỗi tuần chị phải chạy thận 3 lần. Do ảnh hưởng của bệnh, sức khỏe chị yếu, cho nên chỉ có thể quanh quẩn ở nhà, cuộc sống đã khó nay lại càng khó hơn. Theo chị Tiên, bình quân mỗi lần chạy thận tiêu tốn từ vài trăm đến gần một triệu đồng, tính ra mỗi năm gia đình người chạy thận phải bỏ ra cả trăm triệu đồng để điều trị căn bệnh mãn tính này. Đây là một số tiền không hề nhỏ đối với nhiều người, đặc biệt đối với những hộ có kinh tế khó khăn như gia đình chị. Chính vì vậy, nhờ có thẻ BHYT, chị Tiên đã được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị bệnh. Chị Tiên trải lòng: “Nhờ có thẻ BHYT, tôi mới có thể điều trị bệnh đến hôm nay, nếu không gia đình tôi làm sao có thể xoay xở nổi, bởi chi phí điều trị quá lớn”.
Tích cực vận động người dân tham gia BHYT
BHYT được coi là tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe, giúp người tham gia BHYT giảm gánh nặng về chi phí khám, chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn, đặc biệt là đối với những trường hợp bệnh nặng, bệnh mãn tính điều trị kéo dài hay những bệnh cần phẫu thuật.
Với những lợi ích thiết thực, các cấp, các ngành và địa phương luôn tích cực vận động người dân tham gia BHYT. Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, là xã nông nghiệp, đời sống người dân phụ thuộc vào cây lúa và chăn nuôi. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhiều hộ gia đình đã ý thức được việc tham gia BHYT góp phần giảm chi phí khám và điều trị bệnh. Do đó, số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng qua các năm, góp phần giúp địa phương hoàn thành tốt chỉ tiêu BHYT và giúp người dân chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Những năm qua, việc mở rộng quyền lợi hưởng BHYT giúp người có thẻ BHYT được tiếp cận tối đa các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến. Hiện nay, hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được Quỹ BHYT chi trả khi khám, chữa bệnh đúng tuyến, đặc biệt người mắc Covid-19 sẽ được Quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, hiện nay cơ sở vật chất, phương pháp điều trị bệnh được nâng cao đồng nghĩa với chi phí khám, chữa bệnh tăng cao, nếu như không có BHYT thì đối với những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ gặp khó khi khám, chữa bệnh. Vì vậy, chiếc thẻ BHYT là chiếc phao cứu sinh cho các bệnh nhân khi không may ốm đau bệnh tật, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh nặng, hiểm nghèo.
Thực tế cho thấy BHYT đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, với mức đóng không cao nhưng khi chẳng may mắc bệnh, kể cả những bệnh hiểm nghèo có chi phí điều trị lớn, thì người tham gia BHYT được khám chữa bệnh chu đáo, không phân biệt giàu nghèo. Đã có nhiều người bệnh được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh lên tới hàng tỉ đồng.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT vẫn còn một số khó khăn như tỷ lệ tham gia BHYT chưa bền vững, vẫn còn một số người dân chưa chủ động tham gia do điều kiện kinh tế còn khó khăn, chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Để khắc phục những khó khăn, phấn đấu đến cuối năm có 91,61% dân số tham gia BHYT và để đảm bảo tính bền vững của tỷ lệ bao phủ cần có những giải pháp tích cực. Điều đó không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH tỉnh mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, để BHYT thực sự là tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh, tính đến ngày 31-5, toàn tỉnh có 643.508 người tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 88,54% dân số. Trong đó, thành phố Vị Thanh có 66.270 người, chiếm tỷ lệ 91,17%, huyện Vị Thủy có 79.911 người, chiếm tỷ lệ 89,43%, huyện Long Mỹ có 72.353 người, chiếm tỷ lệ 94,36%, thị xã Long Mỹ có 56.517 người, chiếm tỷ lệ 91,48%, huyện Châu Thành A có 80.933 người, chiếm tỷ lệ 83,62%, huyện Châu Thành có 68.765 người, chiếm tỷ lệ 78,74%, huyện Phụng Hiệp có 163.829 người, chiếm tỷ lệ 87,84% và thành phố Ngã Bảy có 49.688 người, chiếm tỷ lệ 89,25%. Để thực hiện đạt chỉ tiêu 91,61% dân số tham gia BHYT, toàn tỉnh cần vận động thêm 22.308 người tham gia BHYT. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Gần 8.000 cuộc gọi đến tổng đài 1900 1075
- ·Giá vàng hôm nay (13/10): Thế giới tăng nhẹ, trong nước vượt xa mốc 70 triệu đồng/lượng
- ·Đề cao cảnh giác và chủ động trước những tình huống mới
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong phòng chống dịch COVID
- ·Buôn lậu đường vẫn “nóng”
- ·Giá vàng chiều nay 13/6/2024: Giá vàng trong nước tiếp tục “im ắng” phiên thứ 5 liên tiếp
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Hải Dương và Đà Nẵng ghi nhận 2 ca mắc mới COVID
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/6: Giá gạo xuất khẩu và gạo trong nước đồng loạt giảm
- ·Hai bộ kit test COVID
- ·TP. Hồ Chí Minh: Tăng trưởng tín dụng nhờ thực hiện tốt các chương trình ưu đãi
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Video UAV Nga săn xe tăng Leopard của Đức ở Ukraine
- ·Tàu sân bay Mỹ chuyển hướng, không tới gần Israel như kế hoạch ban đầu
- ·Hé lộ vũ khí giúp Nga bắn rơi 24 máy bay Ukraine trong 5 ngày
- ·Sóc Bom Bo
- ·Tỷ giá hôm nay (19/10): Đồng USD đồng loạt tăng