【ket qua bong dâ】Ðiểm tựa cho nông dân
(CMO) Ðể xây dựng, thực hiện được các mô hình sản xuất, tái đầu tư sản xuất hoặc nâng cấp, phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, điều đầu tiên rất cần thiết chính là nguồn vốn đầu tư. Với ý nghĩa đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) ra đời phần nào giải quyết được yêu cầu bức thiết cho nông dân, trợ lực lớn giúp kinh tế tập thể vươn lên, phát huy hiệu quả.
Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
Gặp gỡ lãnh đạo, thành viên Hợp tác xã (HTX) Thương mại Dịch vụ Tiến Ðạt, ấp Hoà Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, tất cả đều phấn khởi khi ngoài nghề chính là nuôi thuỷ sản, các hộ còn tận dụng diện tích đất ngập mặn bao ví, giữ ngọt để trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá, hình thành mô hình kinh tế tập thể.
Anh Tiết Vĩ Tuyến, Giám đốc HTX Thương mại Dịch vụ Tiến Ðạt, cho biết: “Từ vài hộ cải tạo trồng thử bồn bồn có hiệu quả, nay đã nhân lên 21 hộ, chúng tôi hợp lại hình thành HTX để tính đường đi lâu dài cho mô hình này. Thời gian qua, HTX nhận được sự quan tâm từ các sở, ngành; đặc biệt là Hội Nông dân tỉnh, huyện hỗ trợ vốn từ QHTND 3 đợt, trên 500 triệu đồng; nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội mỗi hộ từ 20-50 triệu đồng để đầu tư phát triển mô hình. Hiện tại, HTX đang hoàn thiện hồ sơ đưa sản phẩm dưa bồn bồn vào OCOP, góp phần xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra, nâng cao thu nhập cho xã viên”.
Các thành viên HTX thương mại dịch vụ Tiến Đạt, ấp Hoà Hiệp, xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, đã tiếp nhận 3 đợt vốn trên 500 triệu đồng đầu tư phát triển các mô hình.
Tương tự, Tổ hội nghề nghiệp ấp Tân Hiệp, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, thành lập năm 2020, có 10 thành viên, mô hình chính là nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm 2 giai đoạn. Hiện nay, để nâng cao thu nhập cho tổ viên, tổ hội triển khai thêm mô hình nuôi chồn hương thương phẩm, bước đầu mang lại hiệu quả.
Ông Lê Bá Nha, Bí thư Chi bộ ấp Tân Hiệp, Tổ trưởng Tổ hội nghề nghiệp ấp Tân Hiệp, cho biết: “Ði vào hoạt động hơn 1 năm, trong nuôi trồng thuỷ sản, các tổ viên đã đoàn kết, cùng nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm hay để sản xuất có hiệu quả. Với việc nuôi chồn hương, từ sự trợ lực nguồn vốn QHTND, mỗi tổ viên được vay 10 triệu đồng đầu tư mua con giống; đến nay số chồn giống trong tổ đã nhân lên được khoảng 100-150 con và hiện đang tiếp tục gầy đàn”.
Hiện toàn tỉnh có 265 HTX, 1.134 tổ hợp tác (THT), 719 tổ hội và 36 chi hội nông dân nghề nghiệp; 1 câu lạc bộ nông dân tỷ phú (tại xã Tân Thành, TP Cà Mau). Từ nguồn vốn QHTND đã giúp nhiều tổ chức hội thực hiện phát triển kinh tế tập thể hiệu quả góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống hội viên.Ông Trần Thanh Hải (người phía trong), Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, tham quan mô hình trồng màu, cây ăn trái của hộ bà Lê Thị Thắm, Ấp 3, xã Trần Hợi.
Tiếp tục phát huy hiệu quả các nguồn vốn
Hiện nay, có 9/9 huyện, thành phố đã thành lập QHTND với số tiền vận động được gần 20 tỷ đồng; vốn Trung ương uỷ thác trên 7 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh uỷ thác 22 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện cấp gần 9 tỷ đồng. Luỹ kế hơn 57 tỷ đồng, so với năm 2021 nguồn vốn QHTND tăng gần 11 tỷ đồng.
Thông qua nguồn vốn QHTND góp phần nâng cao tính sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên, tăng khả năng dẫn dắt đông đảo nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Qua nguồn vốn QHTND, hội nông dân các huyện, thành phố xây dựng được nhiều mô hình khởi nghiệp thành công để làm điểm chỉ đạo và nhân rộng. Ðiển hình như các mô hình nuôi ốc bươu đen, chồn hương, cá bổi (huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời); nuôi sò huyết, nuôi tôm càng, nuôi cua thương phẩm (các huyện Ðầm Dơi, Năm Căn, Thới Bình)...
Bà Trần Thị Quyết, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cho biết: “QHTND tỉnh đã đồng hành cùng hội viên, nông dân tỉnh nhà gần 8 năm qua, cùng bà con vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Nguồn vốn QHTND giúp hội viên, nông dân xây dựng, duy trì phát triển chi hội nghề nghiệp, tổ nông dân nghề nghiệp, các mô hình kinh tế tập thể, THT, HTX, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới...”.
Ông Trần Thanh Hải (người phía trong), Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, tham quan mô hình trồng màu, cây ăn trái của hộ bà Lê Thị Thắm, Ấp 3, xã Trần Hợi.
Cân nhắc, xem xét kỹ các đối tượng và mô hình để đầu tư vốn thực hiện các dự án nên công tác thu hồi vốn dự án cũng như vốn từ nguồn QHTND thực hiện khá tốt. Ðiển hình như huyện U Minh, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, Thới Bình và Phú Tân. Ðầu năm 2022, các cấp hội đã thu hồi 3 tỷ 315 triệu đồng vốn đến hạn của 67 dự án, 688 hộ vay; giải ngân trên 18 tỷ 900 triệu đồng thông qua 111 dự án cho 1.130 hộ vay. Tổng dư nợ nguồn vốn QHTND toàn tỉnh tính đến nay đạt gần 52 tỷ đồng, cho 3.291 hộ vay thông qua 323 dự án.
Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, cho biết: Ðến nay quỹ hùn vốn tại cơ sở và các chi hội, tổ hội được trên 8 tỷ đồng; duy trì và cho vay xoay vòng tại 27 tổ hùn vàng, 2 tổ hùn lúa, với 1.090 chỉ vàng 24K và 10.100 giạ lúa. Vận động QHTND được trên 640 triệu đồng, nâng tổng số nguồn QHTND đến nay gần 7 tỷ đồng. Ngoài ra, hội còn tín chấp cho hội viên và nông dân vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tại 115 tổ, có 5.530 hộ vay, với tổng dư nợ đến nay trên 125 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn trên, Huyện hội ưu tiên đầu tư cho hội viên nông dân, thành viên các mô hình kinh tế tập thể nhiều tâm huyết để vận dụng, đầu tư có hiệu quả các mô hình. Với cách làm như thế, góp phần hạn chế nợ đọng, nợ quá hạn; thu hồi đúng hạn để tiếp tục chuyển nguồn vốn giúp nhiều hội viên nông dân khác tiếp cận, đầu tư sản xuất.
Bà Trần Thị Quyết thông tin thêm: “Nguồn vốn QHTND đã và đang trở thành điểm tựa giúp hội viên nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án QHTND phải xây dựng được mô hình dự án hiệu quả, nên từ đó nợ quá hạn toàn tỉnh tương đối thấp (chỉ 300 triệu đồng/52 tỷ đồng). Hiệu quả từ các mô hình đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”./.
Loan Phương
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thu thuế kinh doanh trên mạng xã hội: Khó nhưng không có nghĩa là ‘thả nổi’
- ·Hơn 1 tấn bò khô không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán trên mạng xã hội
- ·Có những loại hình ngân hàng nào?
- ·Các 'chiến thần livestream' thắng lớn, Phạm Thoại chốt gần 200.000 đơn dịp 11/11
- ·Việt Nam đang nỗ lực gỡ thẻ vàng IUU
- ·Giá vàng trong nước tăng 1 triệu đồng/lượng sau phiên giảm thảm hại
- ·Giá vàng hôm nay 11/11: Tiếp tục lao dốc, mất ngưỡng 2.700 USD/ounce
- ·Người đàn ông ở TP.HCM trúng gần 149 tỷ đồng sau 8 năm mua vé số
- ·Công điện về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động ‘tín dụng đen’
- ·Giá cà phê hôm nay 8/11: Thế giới tăng, trong nước giảm 1.000 đồng/kg
- ·WB: Thúc đẩy năng suất và đổi mới sáng tạo sẽ đưa Việt Nam thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao
- ·Tờ 200 đồng có còn được lưu hành?
- ·Giá vàng hôm nay 13/11: Giảm mạnh, mất mốc 2.600 USD/ounce
- ·Có phải xuất hóa đơn GTGT cho tiền lãi ngân hàng?
- ·Kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng
- ·'Để mỗi tổ chức tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm sẽ có rủi ro'
- ·Giá xăng dầu hôm nay 9/11: Quay đầu giảm
- ·Tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng kỷ lục 64 tỷ USD
- ·Vốn FDI sẽ chảy mạnh vào Việt Nam trong năm 2023?
- ·Giá cà phê hôm nay 13/11: Tăng mạnh ở cả trong nước và trên thế giới