【xếp hạng bồ đào nha】Thu chi NSNN chịu sức ép thay đổi từ cách mạng công nghiệp 4.0
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo khoa học: “Tăng cường năng lực của ngành tài chính trong tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 11/5 tại Phú Thọ.
Sức ép tới ngành thuế
Theịusứcépthayđổitừcáchmạngcôngnghiệxếp hạng bồ đào nhao Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), cuộc cách mạng 4.0 tác động tới ngành tài chính trên cả 2 lĩnh vực thu và chi NSNN; tiêu biểu là: phát triển giao dịch trực tuyến thuế, hải quan, Kho bạc nhà nước; hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis); thủ tục hành chính thuế, hải quan...
Nhờ những cải cách này thông qua cách mạng 4.0, chi phí sản xuất, quản lý của DN được giảm xuống, góp phần to lớn vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời giúp tăng thu NSNN. Ngoài ra, những hoạt động kinh tế mới phát sinh thuộc và liên quan tới lĩnh vực công nghệ số cũng sẽ được điều chỉnh thông qua hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách, góp phần tạo nguồn thu cho NSNN.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng gây ra không ít thách thức. Trong đó, hệ thống chính sách thuế và thu NSNN phải được điều chỉnh đảm bảo vừa thực hiện tốt các cam kết hội nhập về thuế xuất nhập khẩu, vừa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh, nhưng phải đảm bảo huy động có hiệu quả các nguồn lực.
Tại lĩnh vực chi NSNN, cách mạng 4.0 vừa góp phần giảm chi NSNN ở một số nội dung nhưng cũng gây sức ép tăng chi, đặc biệt là chi cho phát triển khoa học công nghệ, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng.
Không những thế, việc sử dụng công nghệ số có thể làm tăng tỷ lệ thất nghiệp khiến chi cho đảm bảo an sinh xã hội tăng lên; chi cho an ninh, quốc phòng có thể cũng gia tăng do việc áp dụng công nghệ mới trong bối cảnh các cuộc xung đột, cạnh tranh tài nguyên ngày càng gay gắt.
Mặt khác, cuộc cách mạng 4.0 còn làm thay đổi cơ cấu lao động trong ngành tài chính; loại trừ dần chênh lệch giá trên các thị trường; lĩnh vực chứng khoán cũng đòi hỏi phải liên tục cập nhật cũng như nâng cấp công nghệ dành cho thị trường phái sinh; áp lực đối với các tổ chức trên thị trường, hệ thống thanh toán, bù trừ chứng khoán, tăng tốc độ xử lý giao dịch...
Chia sẻ về những thách thức mà ngành thuế gặp phải trong cuộc cách mạng 4.0, đại diện Tổng cục Thuế cho hay, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến được thực hiện thông qua các phương tiện số nên rất khó khăn trong việc xác định đúng doanh thu, chi phí. Hơn nữa, nền kinh tế số cũng tạo ra những thách thức đối với hệ thống thuế GTGT, thuế TNDN, không chỉ đối với các mô hình kinh doanh B2C, C2C trong nước, mà còn với người tiêu dùng cá nhân mua từ những nhà cung cấp ở nước ngoài.
Đồng quan điểm, các chuyên gia tại hội thảo còn cho hay, cuộc cách mạng 4.0 làm nảy sinh nhiều ngành mới như tiền ảo, thương mại điện tử, nhân lực… từ đó ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế.
Cần hoàn thiện chính sách
Trong thời gian qua, để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0, ngoài việc xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số, Bộ Tài chính đã tiếp tục xây dựng kiến trúc tài chính số thông qua ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành. Thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng cổng giao tiếp; triển khai dịch vụ hạ tầng và an toàn bảo mật thông tin tài chính.
Nhận xét về những hoạt động này, TS. Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho rằng, hiện ngành tài chính đã và đang tiếp tục nghiên cứu ứng dụng của cách mạng 4.0 nhằm phục vụ người dân, DN tốt hơn nữa, như áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ, triển khai công nghệ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ mạng xã hội, di động trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, triển khai thuế, hải quan, kho bạc điện tử…
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả hơn nữa, đối với lĩnh vực thu NSNN, theo các chuyên gia, ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại nguồn thu, đảm bảo công bằng về thuế giữa các đối tượng nộp, cần tiếp tục ban hành chính sách quản lý và chính sách thu đối với các hoạt động giao dịch thương mại điện tử và các dịch vụ mới hình thành từ CMCN 4.0.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần đưa ra các chính sách thuế khuyến khích hơn nữa cho các hoạt động nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cơ cấu lại chi NSNN theo hướng phù hợp với bối cảnh mới, trong đó chú trọng chi cho các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Ngày 20/4: Giá sắt thép trong nước ổn định, thép Trung Quốc tiếp tục giảm
- ·Ngày 8/5: Giá tiêu ổn định, cao su tăng
- ·Chính phủ đã ký ban hành Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·Chứng khoán STG và VNS không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
- ·Ngày 5/6: Giá sắt thép xây dựng lại giảm tiếp trong phiên hôm nay
- ·Thanh Thanh Huyền diện đầm độc lạ, Binz lạ lẫm gây cười
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Thừa Thiên Huế: Phổ biến hạn ngạch thuế quan, quy tắc xuất xứ trong EVFTA
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Cậu bé 12 tuổi giành giải Nhất Gương mặt MC triển vọng
- ·Các điều khoản số đóng vai trò quan trọng trong các hiệp định thương mại ở châu Á Thái Bình Dương
- ·Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang giằng co
- ·Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Ngày 18/6: Giá heo hơi giảm cao nhất 2.000 đồng/kg ở miền Nam, thịt heo chững giá
- ·Ngày 17/5: Giá sắt thép tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn nửa tháng
- ·Ngày 2/6: Tuần qua giá tiêu liên tục lập đỉnh mới, cà phê lấy lại đà tăng
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Giá xe SH Mode và Vision mới nhất tháng 5 đồng loạt giảm mạnh