【ty so 7m cn】EU cân nhắc gia hạn giá trần khí đốt để tránh khủng hoảng năng lượng
Một trạm nén khí đốt ở Morelmaison,ânnhắcgiahạngiátrầnkhíđốtđểtránhkhủnghoảngnănglượty so 7m cn Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc việc gia hạn mức giá trần khí đốt được áp dụng khẩn cấp hồi tháng Hai, trước những lo ngại rằng tình hình xung đột tại Trung Đông và sự cố tại một đường ống ở Biển Baltic có thể đẩy giá tăng cao trở lại trong mùa Đông này.
Vào thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng do Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan đến chiến sự tại Ukraine, giá khí đốt đã có thời điểm lên đến hơn 300 euro (khoảng 318 USD)/ megawatt giờ, nhưng không kéo dài lâu.
Các nước thành viên EU cuối cùng đã nhất trí áp dụng giá trần nếu giá khí đốt chạm mức 180 euro/megawatt giờ trong ba ngày liên tiếp.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, biện pháp giá trần nói trên không có dấu hiệu đem lại tác động tiêu cực kể từ khi được áp dụng và giá khí đốt hiện đã giảm lần 90% so với năm ngoái.
Các quan chức cấp cao của EU cho biết, dù giá năng lượng đã giảm xuống và lượng khí đốt dự trữ của EU đang ở mức cao kỷ lục, nhưng nguồn cung mùa Đông này có thể bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Israel và Hamas, cũng như sự cố xảy ra với cơ sở hạ tầng khí đốt ở vùng biển Baltic.
Các quan chức này cho rằng EU cần có một chính sách “bảo hiểm” trước những rủi ro này.
Trong bối cảnh đó, 10 nước thành viên EU, trong đó có Đức, đã ký vào một bản đề nghị EC gia hạn các biện pháp pháp lý khẩn cấp đã được áp dụng trong thời gian khủng hoảng năng lượng trước đó do xung đột Nga-Ukraine gây ra.
Đức và Pháp cũng dẫn đầu kêu gọi EC gia hạn các quy định trợ cấp nhà nước, cho phép chính phủ các nước chi các khoản tiền lớn để hỗ trợ người tiêu dùng đang đối mặt với giá năng lượng cao do tình hình chiến sự.
Quy định này hiện có hiệu lực đến ngày 31/12 năm nay. Nhưng Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Estonia và Phần Lan cho rằng không cần thiết, và cũng không có cơ sở pháp lý để kéo dài các quy định về trợ cấp nhà nước khẩn cấp.
EC dự kiến sẽ đưa ra một đề xuất vào tháng 11, trong đó xác nhận biện pháp nào trong số các biện pháp năng lượng khẩn cấp, trong đó có mức giá trần khí đốt, cần được gia hạn. Biện pháp tự nguyện cắt giảm nhu cầu khí đốt 15% hiện đã được gia hạn đến tháng 3/2024./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Trung Quốc: Thêm nhiều quan chức bị điều tra vì vi phạm kỷ luật
- ·Sao Việt hôm nay 30/10: Đan Trường đăng ảnh mừng sinh nhật vợ cũ
- ·Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng
- ·Ảnh thời thi hoa hậu của vợ Lưu Đức Hoa bất ngờ gây 'bão'
- ·Không tổ chức trận đấu giữa Thái Lan và Nga tối 7/9 do ảnh hưởng của bão số 3
- ·Mua Honda Civic, HR
- ·Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
- ·Thái Nguyên: Thu giữ hàng trăm bộ kit test và thuốc điều trị Covid
- ·Khu giải trí, nghỉ dưỡng độc nhất thế giới trên giàn khoan khổng lồ ở Vịnh Ả Rập
- ·Hậu trường không có trên phim Khả Ngân đút cơm cho Thanh Sơn
- ·Hà Nội vào top 10 điểm đến đẹp nhất Đông Nam Á
- ·Hà Nội tiếp tục tập trung kiểm soát rủi ro, hạn chế bệnh nhân Covid
- ·Vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào ngân hàng nếu room được mở
- ·Ngành xuất bản nên xây dựng nền tảng dùng chung
- ·Món cá 'nằm võng' độc lạ và kỳ công 10 tiếng mới ra lò ở làng Diệc, Thái Bình
- ·15 triệu USD thúc đẩy lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á
- ·Hà Nội: Tiếp nhận và chuyển giao vật tư y tế trị giá hơn 80 tỷ đồng phục vụ phòng, chống dịch
- ·Lễ hội Xuân hồng 2022 dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 7.000 đơn vị máu
- ·Lời cảnh tỉnh mới từ Burkina Faso
- ·Piaggio Việt Nam khuyến mãi cho khách hàng mua xe trong tháng 12/2021