会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Thủ tướng: Chậm cổ phần hóa, thất thoát vốn Nhà nước phải bị xử lý!

【tỷ số giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ】Thủ tướng: Chậm cổ phần hóa, thất thoát vốn Nhà nước phải bị xử lý

时间:2024-12-23 14:43:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:288次

thủ tướng nguyễn xuân phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh nguồn VPG

>> Chính phủ bàn giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa,ủtướngChậmcổphầnhóathấtthoátvốnNhànướcphảibịxửlýtỷ số giải vô địch quốc gia thổ nhĩ kỳ thoái vốn DNNN

Phát biểu kết thúc hội nghị trực tuyến toàn quốc chiều 6/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu phải coi sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017.

Lợi ích cục bộ cản trở tiến trình cổ phần hóa

Thủ tướng cho rằng, với 350 DN đã cổ phần hóa năm 2015, kết quả lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập người lao động tăng 33%…; nhiều DN sau khi sắp xếp, tái cơ cấu lại, cổ phần hóa, phát triển rất tốt như VNPT, Vinamilk, hay Vinatex là “rất đáng mừng”. Song theo Người đứng đầu Chính phủ, chúng ta làm chưa được bao nhiêu, kể cả thoái vốn, cổ phần hóa và sắp xếp lại; chưa thay đổi được cơ cấu của DN để quản trị tốt hơn.

Thực tế cho thấy, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, thoái vốn 5 lĩnh vực hiện mới đạt 42%, còn 58% chưa thoái được và mới cổ phần hóa số vốn được 8%, còn 92% là hoàn toàn vốn nhà nước trong DNNN. Như vậy số lượng DNNN có thể giảm đi nhưng tỉ lệ cổ phần hóa rất thấp.

Theo Người đứng đầu Chính phủ, có nhiều nguyên nhân khiến tiến trình này chậm lại, trong đó vướng mắc lớn nhất là lợi ích và động lực. Lợi ích cục bộ chính là rào cản lớn đối với tiến trình cổ phần hóa, chưa tạo được động lực thực sự để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn.

Đề án xây dựng đã chậm, nhưng duyệt cũng chậm, cùng với đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành trong cổ phần hóa, hoàn thiện thể chế chưa chặt chẽ, kịp thời; năng lực quản lý điều hành của cán bộ DNNN chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát nội bộ, đánh giá đối với DNNN chưa có hiệu quả, còn hình thức, chưa minh bạch giữa nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Một nguyên nhân nữa là mô hình, tổ chức, cơ chế thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước còn phân tán, thiếu chuyên nghiệp, phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn nhiều vướng mắc, lúng túng.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng, từ quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN thời gian qua, chúng ta đã có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm là cần sắp xếp lại, đưa tiến trình cổ phần hóa DNNN đúng lộ trình, tạo môi trường lành mạnh, minh bạch, công bằng và tạo điều kiện cho DN tư nhân cùng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt hơn, công tác cổ phần hóa và tái cơ cấu sẽ góp phần phòng chống tham nhũng vì có nhiều cổ đông cùng giám sát vốn.

“Nếu chúng ta cứ ngại, không làm, cứ để mãi như vậy thì chúng ta không bao giờ cổ phần hóa, không bao giờ sắp xếp lại được DNNN. Tài sản và vốn ở DNNN của chúng ta là hơn 5 triệu tỷ đồng, trong khi tỉ lệ nợ công còn cao, cần huy động vốn xã hội vào đầu tư. Chúng ta cần vốn để làm nhiều việc khác, nhất là làm những công trình hạ tầng quan trọng, giảm nợ công xuống thông qua huy động vốn xã hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Giao trách nhiệm cá nhân khi cổ phần hóa, thoái vốn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và nguyên nhân chậm tái cơ cấu, Thủ tướng yêu cầu cần tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cổ phần hóa và tạo môi trường cạnh tranh, cả thị trường đầu vào và đầu ra trong hoạt động của DNNN.

Theo Người đứng đầu Chính phủ, sự yếu kém của DNNN là do lãnh đạo DNNN không phải là chủ sở hữu thật nên ít có động lực cao độ để làm việc hiệu quả và cũng không bị giám sát chặt chẽ bởi chủ sở hữu hay thị trường như trường hợp doanh nghiệp tư nhân. DNNN thường hoạt động trong môi trường ít cạnh tranh, cả thị trường đầu vào và đầu ra.

Cùng với đó, khu vực DNNN phải nhỏ đi, từng DNNN phải mạnh nhưng hiệu quả phải cao hơn, vốn Nhà nước phải phát huy tác dụng tốt hơn.

Theo đó, trong cả giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, DNNN triển khai 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định lĩnh vực nào Nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực nào Nhà nước cần rút ra. “Quan điểm chỉ đạo là, lĩnh vực công ích và một số lĩnh vực không ai làm hoặc độc quyền tự nhiên… thì Nhà nước nắm giữ và có vai trò chi phối. Những lĩnh vực còn lại, Nhà nước cần rút ra theo tỉ lệ phù hợp hoặc 100% để thị trường phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Trên cơ sở các lĩnh vực này, phải xác định danh mục doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ 100%, Nhà nước cần chi phối hay Nhà nước cần thoái vốn hoàn toàn”, Thủ tướng chỉ đạo.

Theo Người đứng đầu Chính phủ, phải lành mạnh hóa hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết tốt những vướng mắc, mâu thuẫn có thể là rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa. Giao trách nhiệm cá nhân cho lãnh đạo từng bộ, ngành, địa phương phải thực hiện được lộ trình như trên trong quá trình chuẩn bị cổ phần hóa. “Tôi xin nói lại bộ nào, chủ tịch, tổng giám đốc tập đoàn nào không làm, làm chậm và làm thất thoát thì phải xử lý”, Thủ tướng yêu cầu.

Công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm

Nhóm nhiệm vụ thứ hai là trong quá trình sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, mục tiêu quan trọng nhất là phải bảo đảm lợi ích cao nhất cho Nhà nước, nghĩa là bán đúng giá trị thị trường thời điểm bán. Để thực hiện mục tiêu này, cần mời tư vấn quốc tế và trong nước có uy tín, trình độ tham gia vào quá trình này. Cùng với đó, các DN, tập đoàn, tổng công ty cần có cơ chế đột phá trong quy định thuê tư vấn, xác định giá trị, xử lý công nợ, phương thức chào bán theo hướng đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, kể cả thương hiệu.

Đi đôi với đó, cần hoàn thiện quy định nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, kể cả việc thuê tư vấn quốc tế. Sửa đổi, bổ sung quy định để mở rộng thêm các phương thức thoái vốn khác như đấu giá thông thường, hoặc bán cả lô vốn Nhà nước tại công ty đại chúng niêm yết nhưng không thấp hơn biên độ giá giao dịch tại thời điểm bán, quy định về định giá khởi điểm đối với phần vốn Nhà nước trước khi tổ chức bán theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn niêm yết. Ban hành quy định về bán toàn bộ DNNN, bao gồm cả tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao.

“Như đồng chí Vương Đình Huệ và đại diện Bộ Công Thương có nêu, yêu cầu DNNN cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn 1 năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu. Ý là phải công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm. Mù mờ là không được. Hôm nay hoan nghênh Bộ Công Thương là Sabeco đã lên sàn. Chúng ta để thất thoát tài sản Nhà nước là có lỗi với nhân dân, với đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo Thủ tướng, đi liền với các yêu cầu trên, trong quá trình cổ phần hóa phải tăng cường kiểm tra thanh tra, giám sát, kiểm toán để không thất thoát vốn DNNN. Có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có năng lực, giảm tỉ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất, quy định trách nhiệm thực hiện cam kết của cổ đông chiến lược.

Tăng cường quản lý, đừng để “sân trước, sân sau”

Nhóm nhiệm vụ thứ ba là quản trị sau cổ phần hóa. Việc đổi mới nâng cao hiệu quả DNNN mà Nhà nước nắm giữ 100% hoặc giữ cổ phần chi phối, DNNN hoạt động không hiệu quả, không quản lý được vì phải thực hiện nhiều mục tiêu đan xen, thậm chí mâu thuẫn nhau. Vì vậy cần làm rõ mục tiêu chính sách và mục tiêu kinh tế của mỗi doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ. Đó là căn cứ để DNNN hoạt động và hạch toán, không nhập nhèm nhiệm vụ chính sách và kinh doanh.

Riêng quản trị sau cổ phần hóa, Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả phù hợp trong mỗi nhóm DNNN thực hiện mục tiêu chính sách và mục tiêu kinh tế. Đồng thời, gắn cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, đãi ngộ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà hệ thống đánh giá nói trên là căn cứ tham chiếu quan trọng.

Cùng với đó, áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đặc biệt là kiểm soát rủi ro, tài chính, thiết lập hệ thống thông tin giám sát và quản lý doanh nghiệp; lập và công bố báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định; thực hiện nghiêm chế độ giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính.

Mặt khác, cần hoàn thiện quy trình thủ tục về đầu tư mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ nếu Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đồng thời, thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kiên quyết và xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, các dự án đầu tư hiệu quả thấp theo cơ chế thị trường, tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ việc vay nợ và sử dụng vốn vay của DNNN, nhất là vay nợ nước ngoài, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật.

“Từng doanh nghiệp đều phải có chiến lược phát triển của doanh nghiệp, không để sau khi cổ phần hóa, sắp xếp, bị teo tóp. Nếu để teo tóp là thất bại”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các cấp, các ngành, 63 địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới DNNN, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội hằng năm, 5 năm.

“Tôi đề nghị sau Chỉ thị của Thủ tướng thì các Bộ trưởng, các Chủ tịch UBND, các chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải có một chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện”, Thủ tướng yêu cầu.

Cùng với đó, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện.

“Nhân đây, tôi nói với các đồng chí một lần nữa rằng đến nay, ta vẫn còn gần 100 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn, chiếm giá trị từ 70-100% vốn Nhà nước. Chúng ta phải tăng cường quản lý tốt nhất, đừng để “sân trước, sân sau””, Thủ tướng nhấn mạnh./.

H.L

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Mời tham gia viết chủ đề: “Yêu nhanh, sống thoáng nên không?”
  • Dấu ấn thi đua của cựu chiến binh
  • TPHCM sẽ triển khai mạng viễn thông 5G đầu tiên cả nước
  • Quy định thời giờ làm việc trong ngày và trong năm sẽ linh động hơn
  • Cuộc "chiến tranh lạnh" mới
  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu nhân sự để bầu Chủ tịch nước
  • Thành phố tương lai
  • Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn để không tự “đánh mất mình”
推荐内容
  • Vầng trăng khuyết
  • Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP 2019 tăng 6,6
  • Thực hiện 2 nội dung giám sát
  • Nhiều việc làm ý nghĩa để tri ân
  • Ngày 14/11 Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đất đai
  • Học sinh, sinh viên không ngừng học tập, rèn luyện, xung kích