【lịch bóng đá c1 châu âu】Tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý theo nguy cơ, đặc biệt là về nguy cơ ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu. |
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Trong các năm qua, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm liên tục được các cấp, các ngành tập trung, quyết liệt chỉ đạo với các giải pháp đồng bộ và đạt nhiều kết quả tích cực, bền vững. Hoạt động sản xuất, kinh doanh với các mô hình, phương thức bảo đảm an toàn thực phẩm tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Tình trạng “rau 2 luống, lợn 2 chuồng”, sử dụng chất cấm đã cơ bản được kiểm soát.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm có nguy cơ gia tăng trở lại. Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc thực hiện chương trình phối hợp về vận động, giám sát thực hiện an toàn thực phẩm giữa Chính phủ với các đoàn thể có lúc chững lại.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chủ động xây dựng và quyết liệt tổ chức thực hiện kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian còn lại của năm 2022, xác định và tập trung vào một số nhiệm vụ trọng điểm, nhất là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm.
Bộ Y tế chủ trì, cùng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tập trung tổ chức vận hành hệ thống thông tin về an toàn thực phẩm, bảo đảm để người dân, doanh nghiệp có công cụ nhận diện các địa chỉ, sản phẩm thực phẩm an toàn.
Bộ Y tế tiếp tục bám sát, làm việc kỹ với các tỉnh, thành phố liên quan về việc thí điểm tổ chức Ban quản lý an toàn thực phẩm để thống nhất báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định mô hình tổ chức, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, đặc biệt lưu ý các vấn đề như thẩm quyền thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính; cơ chế sử dụng số tiền xử phạt vi phạm hành chính để bố trí chi cho công tác quản lý an toàn thực phẩm; nghiên cứu việc giao cho các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện một phần (một số công đoạn) của công tác thanh tra an toàn thực phẩm.
Về quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Các bộ, cơ quan liên quan thực hiện nghiêm kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 211/TB-VPCP ngày 20/7/2022 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp trong quản lý hoạt động quảng cáo, nhất là quảng cáo trên mạng xã hội.
Về dự thảo Thông tư của Bộ Y tế về ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế chủ động làm việc trực tiếp, đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường sự đồng thuận của các doanh nghiệp với nội dung Thông tư trên tinh thần bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ sức khỏe với tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tăng cường cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng rượu tự pha chế không rõ nguồn gốc
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra việc đưa chất gây nghiện vào một số loại thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ uống.
Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, có giải pháp phù hợp xử lý tình trạng ngộ độc rượu; tăng cường xử lý các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh rượu, đặc biệt xử lý nghiêm các cơ sở dùng cồn công nghiệp pha chế thành rượu gây ngộ độc; chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế tăng cường cảnh báo nguy cơ và hậu quả của việc sử dụng rượu tự pha chế không rõ nguồn gốc.
Các địa phương, nhất là các đô thị lớn hết sức lưu ý, quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh thực phẩm đường phố, đặc biệt là việc kinh doanh, chế biến các sản phẩm thực phẩm như hải sản, nội tạng động vật giá rẻ…
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý theo nguy cơ, đặc biệt là về nguy cơ ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu; tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam về vận động, giám sát thực hiện an toàn thực phẩm.
(责任编辑:World Cup)
- ·Anh hứa em mới 19, giờ 30 em vẫn đợi…
- ·Thu 35.000 tỷ đồng về cho ngân sách từ xử lý nhà, đất
- ·Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 141 tỷ đồng
- ·Bộ Công thương sẽ quản lý và bình ổn giá sữa
- ·Thanh Oai: Nhà xưởng vững chãi trên đất nông nghiệp
- ·Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thu ngân sách đạt hơn 3.700 tỷ đồng
- ·Qui định mới về quản lý tài chính đối với các dự án PPP
- ·Thúc đẩy lĩnh vực kế toán kiểm toán hội nhập sâu rộng
- ·Giải Búa liềm vàng: Bám sát vấn đề nóng, đề xuất giải pháp thiết thực
- ·Tăng trưởng GDP nếu không đạt kế hoạch, bội chi sẽ vượt dự toán
- ·Cha đường cùng, con bệnh hiểm nghèo
- ·Sẽ có quy định cụ thể với các khoản phí, lệ phí trong Danh mục
- ·Thực hiện Nghị quyết 60 của Chính phủ: Giải ngân vốn đầu tư đã khởi sắc
- ·Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 thành công tốt đẹp
- ·Xô xát ở Vĩnh Sơn đang được xử lý
- ·Hải quan Lạng Sơn tăng cường phối hợp đảm bảo quản lý hải quan tại ga Đồng Đăng
- ·Hải quan Đồng Nai góp phần tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động xuất nhập khẩu
- ·Lào Cai xây dựng cửa khẩu thông minh tại cửa khẩu Kim Thành và Bản Vược
- ·Người đàn bà cơ cực bị chồng ruồng bỏ vì con mắc bệnh tim
- ·Chỉ thực hiện mua sắm tập trung theo thẩm quyền đơn vị